Giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 57)

Thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội lấy con người làm mục tiêu và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhân dân lao động, trong đó có tầng lớp thanh niên

điều kiện kinh tế - xã hội và do phương thức sản xuất quyết định. Vì vậy, phải xây dựng và phát triển kinh tế làm cơ sở cho cho nền văn hóa thẩm mỹ và lối sống văn hóa hình thành, phát triển. Giải pháp phát triển kinh tế là giải pháp có tính nguyên tắc trên cơ sở lý luận duy vật của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội. Mác chỉ ra rằng: Người ta trước hết phải ăn, mặc, ở, đi lại sau mới bàn đến chính trị, khoa học, nghệ thuật và đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Người dân lấy cái ăn bằng trời, nếu không có cái ăn là không có trời. Vậy, muốn có một nền văn hóa đạo đức tốt đẹp phải có một điều kiện vật chất, kinh tế tương xứng. Muốn có một lối sống văn hóa phải có một mức sống vật chất nhất định.

Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa xã hội một cách hiện thực, trực tiếp ở từng cơ sở, từng địa phương. Mọi kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm tin, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình ngay ngày hôm nay.

Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010 là “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hóa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” [6, tr.212-213].

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương và đất nước, các cấp lãnh đạo trên địa bàn huyện Hồng Ngự phải quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội gắn với tạo ra nhiều việc làm cho thế hệ tẻ nới đây. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà, các cấp lãnh đạo từ xã đến huyện phải chú ý đến phát triển đa dạng các ngành nghề, phát huy các

ngành nghề truyền thống của địa phương, chú trọng những ngành nghề đem lại giá trị kinh tế cao như nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu nông hải sản, phát triển du lịch, dịch vụ,… nhằm tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người dân nơi đây. Song song với phát triển kinh tế, đời sống, các cấp lãnh đạo trên địa bàn địa phương cần tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh đáp ứng cầu tinh thần ngày càng cao và đa dạng cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nơi đây.

Thứ hai, nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục thẩm mỹ

Ở huyện Hồng Ngự nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung, đã xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm và hết sức phức tạp trong thực tiễn của giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, lối sống hiện nay. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998) đánh giá: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường nhứng giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là việc cưới, việc tang, lễ hội” [4, tr.46].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực nói chung trong xã hội, nhưng theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của thanh niên, học sinh hiện nay là do các lực lượng giáo dục lẫn bản thân đối tượng được giáo dục chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, lối sống. Trong nhà trường quá chú trọng trong việc “dạy chữ”, “luyện tài” mà xem nhẹ việc “dạy người”, “rèn đức”. Vì vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên, học sinh hiện nay nói chung, thanh niên, học sinh huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nói riêng, trước hết phải bắt đầu từ việc làm thay đổi nhận thức của các lực lượng

giáo dục như: các bậc phụ huynh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên, đội ngũ thầy cô giáo và cả đối tượng được giáo dục là thanh niên, học sinh về vấn đề này. Muốn vậy, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền và quán triệt một cách sâu rộng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi tầng lớp nhân dân; mở rộng và quán triệt cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân ta.

Thứ ba, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường

Muốn có một nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, chúng ta cần phải thực hiện một tổng thể các giải pháp về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi vào một số giải pháp chủ yếu vừa có tính nguyên tắc và phương pháp luận vừa mang tính cụ thể.

Mục đích của giáo dục của Đảng ta hiện nay là đào tạo ra những công dân hữu ích cho xã hội, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục không phải chỉ có nhiệm vụ trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học mà còn hình thành nhân cách cho người học. Vì vậy, phải giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt: trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục, trong đó đặc biệt chú trọng đến giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ.

Để đào tạo thanh niên, học sinh thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, theo chúng tôi, cần đưa môn văn hóa học, môn mỹ học và giáo dục thẩm mỹ vào trong nhà trường. Tổ chức biện soạn lại giáo trình mỹ học, văn hóa học để thống nhất nội dung, chương trình trên cả nước; thường xuyên nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, lối sống

cho thanh niên, học sinh.

Thứ tư, cần hiểu rõ giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên là một quá trình lâu dài, phải bền bỉ, kiên trì và nhẫn nại

Thực chất của giáo dục thẩm mỹ trong xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên là làm cho phần tốt ở thanh niên nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đó là một quá trình lâu dài, có lắm khó khăn, phức tạp bởi vì cái tốt giống như lúa phải vun trồng, chăm sóc rất khó nhọc thì mới tốt tươi được. Còn cái xấu ví như cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Chính vì thế, việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không được xem nhẹ hoặc sao nhãng. Giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Hồng Ngự đòi hỏi các lực lượng tham gia giáo dục phải nhận thức rõ điều này. Phải tận tâm, tận lực, kiên trì, bền bỉ, không ngừng tìm tòi các giải pháp phù hợp, sáng tạo phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục thẩm mỹ.

Thứ năm, phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của thanh niên

Trong lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ, các giải pháp của gia đình, nhà trường và xã hội dẫu có làm thật tốt cũng không thể thay thế yếu tố tự giáo dục, rèn luyện của bản thân thanh niên. Chính vì vậy, cùng với giáo dục thì phải khích lệ, phát huy ý thức tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện của thanh niên. Tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống, văn hóa thẩm mỹ là quá trình mà trong đó thanh niên tự hoàn thiện, tự biến đổi, tự thích nghi với môi trường và điều kiện sống, là khả năng biết tự kiềm chế, tự khuôn mình vào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực thẩm mỹ xã hội để vươn tới mẫu nhân cách mà xã hội đặt ra. Muốn tự giáo dục thành công, thanh niên phải có ý thức tự giác cao, phải luôn biết lục vấn lương tâm, có ý chí, nghị lực

phấn đấu vươn lên, phải biết xấu hổ và kiên quyết đấu tranh với những thói hư, tật xấu của bản thân; phải biết biến những tri thức thẩm mỹ đã tiếp thu được từ gia đình, nhà trường và xã hội thành sự hiểu biết của bản thân, thành tình cảm, niềm tin đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của chính mình. Đối với thanh niên, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống được đặt trong ba mối quan hệ chủ yếu là: đối với mình, đối với người, đối với việc. Thanh niên cần rèn luyện thái độ nghiêm khắc với chính bản thân, chống tự kiêu, tự mãn. Bên cạnh đó, thanh niên cũng cần rèn luyện đức tính tự tin để có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Trong quan hệ với mọi người, thanh niên cần có thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, khiêm nhường. Phải có lòng nhân ái, đức bao dung, vị tha, biết quan tâm và giúp đỡ người khác. Bỏ thói đố kỵ, thói xem khinh người khác, cũng như thái độ thờ ơ, vô cảm, bàng quan trước nổi đau, sự bất hạnh của con người. Ngoài ra, thanh niên còn phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, trung thực trong học tập, trong cuộc sống; say mê sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; không ngừng trau dồi đạo đức, tác phong, thực hành lối sống văn minh, tiến bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 57)