Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 69 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn:

3.4. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất:

Bảng 3.1.Sự cần thiết của các giải pháp

Mức độ GP 1: Tỷ lệ (%) GP2: GP3: GP4: Rất cần thiết 47.5 40.8 34.2 44.2 Cần thiết 33.3 44.2 43.3 38.3

Ít cần thiết 6.7 1.7 10.8 7.5

Không cần 0 1.7 1.7 0

Tổng 100 90 90 90

(Số liệu khảo sát ở trường Đại học Sài Gòn tháng 04/2012)

Nhằm xem xét sự cần thiết các giải pháp, tác giả đã phát bảng hỏi “ Trưng cầu ý kiến” cho 120 CB – GV ở trường Đại học Sài Gòn, kết quả thu được 47.5% cho rằng rất cần thiết xây dựng đội ngũ phụ trách TBDH, cần thiết 33.3%.

Cần thường bồi dưỡng nhận thức chuyên môn nhận thức chuyên môn đội ngũ phụ trách TBDH. khi được hỏi có 40.8% CB - GV cho rằng rất cần thiết, 44.2% cần thiết.

Qua qua kết quả khảo sát cũng cho ta thấy có 43.3% CB – GV đánh giá cần thiết đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng bổ sung mua sắm TBDH 34,2% CB- GV nhận xét rất cần thiết.

Bảng 3.2. Sự khả thi của các giải pháp

Mức độ GP 1: Tỷ lệ (%) GP2: GP3: GP4: Rất cần thiết 44.2 43.3 34.2 47.5 Cần thiết 38.3 34.2 43.3 33.3 Ít cần thiết 7.5 1.7 10.8 6.7 Không 0 1.7 1.7 0

cần

Tổng 90 90 90 100

Giải pháp xây dựng đội ngũ phụ trách TBDH có tính khả thi đa số CB _ GV cho rất cần thiết chiếm 44.2%, cần thiết 38.3%. Giải pháp bồi dưỡng nhận thức chuyên môn nhận thức chuyên môn đội ngũ phụ trách TBDH 43.3% CB- GV cho rằng rất cần thiết, 34.2% cần thiết. Giải pháp đổi mới công tác kế hoạch trong xây dựng bổ sắm TBDH có 34.2% CB –GV cho rất cần thiết, 43.3% cần thiết. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH có 47.5% CB- GV cho rằng rất cần thiết, 33.3% cho rằng rất cần thiết.

Như vậy, hoạt động quản lý TBDH đối với trường đại học trải qua các nội dung xây dựng (lập kế hoạch), tổ chức, kiểm tra đánh giá các hoạt động.

Kỹ năng hiệu quả sử dụng TBDH có 44,2% CB – GV trả lời rất cần thiết, 38.3% cần thiết.

Tiểu kết chương 3

Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, ưu tiên cho việc xây dựng và củng cố phòng học, thí nghiệm, phòng thực hành... tăng cường công tác giám định, đảm bảo chất lượng công trình, mua sắm thêm trang thiết bị mới hiện đại, lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ- giảng viên.... Thực trạng hiện nay cho thấy việc quản lý tại các phòng, ban, còn bộc lộ nhiều bất cập và hầu hết đều có vẻ quả tải, vì thế hoạt động này luôn luôn có nhu cầu cải cách.

Việc đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH ở trường Đại học Sài Gòn hiện sẽ góp phần nâng cao chất

lượng và hiệu quả của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong truờng. Tuy nhiên các giải pháp đề xuất đã có sự khảo nghiệm về tính khả thi, nhưng trong thực tế, việc triển khai các giải pháp cần tiến hành môt cách đồng bộ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, tôi rút ra một kết luận như sau:

CSVC trường học nói chung, TBDH nói riêng là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sư phạm, chúng góp một phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do tầm quan trọng của TBDH trong Giáo dục & Đào tạo mà ngày càng nhận được sự quan tâm toàn diện của các cấp quản lý.

Đề tài đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, đó là:

+ Tìm hiểu cơ sở lý luận khoa học quản lý, quản lý trường học, trang TBDH.

+ Khái quát thực trạng TBDH, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý TBDH phục vụ cho dạy – học ở trường đại học

+ Đề xuất một số giải pháp quản lý TBDH ở các trường đại học Sài Gòn. Điều cơ bản trong cơ sở lý luận là đã khẳng định được TBDH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của quá trình phạm, nó góp phần quan trọng vào chất lượng dạy – học. Sự hỗ trợ đắc lực của TBDH cho hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học là yếu tố để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Trong phần thực trạng, đã phác họa bức tranh toàn cảnh của TBDH ở trường Đại học Sài Gòn trong đó cũng chỉ ra sự thiếu sót, thiếu đồng bộ, sự xuống cấp và hiệu quả sử dụng thấp là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm

Trong phần thực trạng cũng đã nêu được những bất cập trong công tác quản lý. Năng lực quản lý toàn diện cũng như chuyên sâu của đội ngũ quản lý còn hạn chế. Sự am hiểu về lý luận, thực tiễn trong công tác quản lý TBDH còn nhiều chỗ bất cập. Thực sự rất ít giảng viên, cán bộ xác định rằng TBDH là yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện thành công chương trình Giáo dục &

Đào tạo, chất lượng dạy học phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và phương tiện dạy học.

Mục tiêu quản lý TBDH làm cho trở thành người bạn đồng hành của giảng viên và cán bộ trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, là làm cho TBDH trở thành công cụ đắc lực cho học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao nhận thức, tu dưỡng đạo đức và để thực hiện mục tiêu bao trùm là nhầm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Để đảm bảo cho sự phát triển của TBDH, đồng thời góp phần từng bước thay đổi thực trang công tác quản lý TBDH ở trường đại học Sài Gòn, kết quả nghiên cứu đã đề xuất được một số giải pháp quản lý.

Đây không phải là một vấn đề mới mẻ và phức tạp nhưng vấn đề quản lý TBDH là công tác lâu dài, thường xuyên, liên tục. Nó được đặt trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Về quản lý nó liên quan đến cả các cấp quản lý cao hơn ngoài cấp quản lý nhà trường. Bởi vậy, tác giả của luận văn không có tham vọng giải quyết nhiều vấn đề một cách tổng hợp, triệt để. Tuy nhiên bản luận văn đã nêu được cơ sở lý luận, thực trạng và các giải pháp cơ bản quản lý TBDH ở các trường đại học, với mong muốn thực hiện mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w