Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.1.3. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

Trường Đại học Sài Gòn hiện nay có: 27 ngành ở bậc đại học hệ chính quy: Khoa môi trường, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Văn hóa – Du lịch, Thư viện Thông tin, Ngôn ngữ Anh, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật, Điện - Điện tử, Toán ứng dụng, Thanh nhạc, Sư phạm Tin học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mĩ thuật, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Chính trị, Quản lý Giáo dục. 23 ngành ở bậc cao đẳng hệ chính quy: Công nghệ Môi trường, Kế Toán, Tài chính- Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Văn hóa – Du lịch, Thư viện Thông tin, Lưu trữ, Quản trị văn phòng, Thư kí văn phòng, Tiếng Anh thương mại du lịch, Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Công nghệ thông tin chất lượng cao, Kế toán chất lượng cao, Giáo dục Mầm non.

Ngoài phương thức đào tạo chính qui, trường Đại học Sài Gòn còn có hệ giáo dục thường xuyên vừa làm vừa học và liên thông. Đến nay có hơn 11.000 SV theo học hệ này.

Đặc biệt, từ năm học 2008 -2009, trường Đại học Sài Gòn liên kết với Đại học Vinh đào tạo sau đại học. Qua 3 năm, trường đã đào tạo với hơn 1.200 học viên cao học.

Trường Đại học Sài Gòn cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, gắn nhiệm vụ giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học, xây dựng các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học trong thực tiễn ở địa phương, cơ sở sản

xuất. Trường quan hệ chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành của Thành phố, tăng cường liên kết kết hợp với các doanh nghiệp để rèn luyện kĩ năng cho SV, gắn kết đào tạo với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Đặc biệt, sự ra đời của Tạp chí đại học Sài Gòn phản ánh bước trưởng thành trong công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động khoa học đi vào nền nếp, hỗ trợ đắc lực cho nhiệm vụ giáo dục của trường. Thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội của Bộ giáo dục và Đào tạo, trường thành lập phòng Quan hệ doanh nghiệp với các chức năng làm đầu mối liên kết nhà trường với doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, trang bị kĩ năng mềm, tổ chức cho SV ngoài sư phạm , thực tập, xâm nhập thực tế ở các viện nghiên cứu, cơ quan, công ty, nhà hàng, khách sạn, siêu thị … Hoạt động này thể hiện quan điểm gắn bó đào tạo với sử dụng trong định hướng thực hiện mục tiêu của trường đại học ứng dụng nghề nghiệp, khai thác lợi thế của thành phố công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước. Trong 5 năm qua, trường Đại học Sài Gòn đã kí kết hợp tác đào tạo với 7 đơn vị lớn là: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn, Sài Gòn Coop, Công ty phát triển phần mềm Quang Trung, Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Với việc hợp tác cùng 7 đơn vị lớn này, trường Đại học Sài Gòn đã có điều kiện liên kết với hàng trăm doanh nghiệp và cơ quan phục vụ cho quá trình đào tạo, tài trợ cho quá trình học tập, nghiên cứu của SV. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân thành phố và cũng để tạo điều kiện cho SV sư phạm các ngành đào tạo trình độ đại học sư phạm, có cơ sở thực tập, thực nghiệm, trường được thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho thành lập trường Trung học Thực hành Sài Gòn, là loại hình trường phổ thông có nhiều cấp học bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông từ năm 2008 – 2009.

Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo hệ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2008 trường thực hiện liên kết với trường Đại học Vinh để đào tạo sau đại học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của trường và nâng chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông ngành giáo dục thành phố. Đến nay, đã có gần 1500 học viên theo học ở 16 chuyên ngành đào tạo sau đại học. Sự liên kết này còn nhằm tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên nhà trường đạt chuẩn tham gia đào tạo sau đại học, trường đang tổ chức đào tạo sau đại học khi hội đủ điều kiện theo qui định, liên kết với các cơ sở giáo dục: Đại học Đà Nẵng, trường Đại học An Giang, trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, trường Cao đẳng Sư phạm Huế, trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh, trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, trường Cao đẳng Công nghiệp cao su Bình Phước, trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, trường Cao đẳng Bến Tre và các trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh để đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh, thành địa phương: Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang.

Ngoài nhiệm vụ đào tạo, nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao cho bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn, tin học hóa cho đội ngũ giáo viên thành phố, phối hợp với sở Nội vụ bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế và tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức thành phố, mở các lớp đào tạo giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học theo địa phương hóa góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên Mầm non, Tiểu học ở các huyện ngoại thành. Trong 5 năm qua, nhà trường còn được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ là cơ sở bồi dưỡng công tác thiết bị, thư viện trường học, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho SV, giảng viên các cơ sở giáo dục trong và ngoài thành phố. Trong 5 năm qua, đã có 6984 giáo viên và cán

bộ quản lý được cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, cô nuôi dạy trẻ, nghiệp vụ thư viện, thiết bị trường học cho giáo viên thành phố, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bạc Liêu, 82 chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng ở khóa bồi dưỡng đầu tiên (11/2011). Mở rộng qui mô đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng đúng hướng và hiệu quả đã mở rộng trong chặng đường phát triển đầu tiên của nhà trường đại học địa phương non trẻ .[20,tr.69]

Ngoài ra, trường còn tăng cường mối quan hệ với các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng. Trường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế hóa giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế. Trường liên kết với các trường đại học quốc tế; Học viện Giáo dục Kaplan; chuẩn bị điều kiện liên kết với Đại học Osaka Nhật Bản; trường Đại học Lakeland Hoa Kì…..Đó là những khởi đầu cho mục tiêu vươn ra “biển lớn”, hợp tác cũng như quốc tế hóa giáo dục và đào tạo .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w