Về việc sử dụng phòng đa phương tiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 49)

7. Cấu trúc của luận văn:

2.3.Về việc sử dụng phòng đa phương tiện

Phòng đa phương tiện được bố trí bên trong Trung Tâm Học Liệu (bao gồm luôn cả Thư Viện). Phòng đa phương tiện được quí thầy cô đánh giá đa phần là tốt, trang bị khá đủ trang thiết bị, máy tính, màn chiếu, proter, micro,

băng đĩa ghi hình, tranh ảnh dàng cho sinh viên khoa Giáo dục, Tiểu học. Do đó, mỗi lần trường có những buổi bảo vệ đề tài nghiên cứu cấp khoa, cấp trường đều tổ chức ở Trung tâm Học Liệu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ luôn phục vụ quí Thầy cô với thái độ hòa nhã, giao tiếp lịch sự.

Khi phát ra phiếu bảng hỏi với nội dung: “Quí thầy cô có thường xuyên vào Trung tâm Học Liệu và thư viện để nghiên cứu tài liệu hay không?”, kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.13. Mức độ thường xuyên vào Trung tâm học Liệu

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 22 18.3

Thỉnh thoảng 45 37.5

Đôi khi 34 28.3

Không bao giờ 6 5.0

Tổng 107 89.2

(Số liệu khảo sát ở trường Đại học Sài Gòn tháng 04/2012)

Đa số quí Thầy cô đều trả lời thỉnh thoảng vào Trung tâm Học Liệu chiếm 37.5%, đôi khi chiếm 28.3%, thường xuyên 18.3%. Nếu quí thầy cô có lớp luyện giảng hoặc có tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu các đề tài khoa học của trường, Khoa thì đăng kí tại quầy tiếp tân của Trung Tâm Học Liệu.

Khi được hỏi trực tiếp nếu thầy cô thường xuyên vào Trung tâm Học Liệu vì lý do nào, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.14. Lý do vào Trung tâm Học Liệu

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ

(%)

Phòng đọc sách bố trí hợp lí, yên tĩnh 55 45.8

Trang bị đầy đủ máy vi tính, đường truyền tải tốt 40 33.3

Lí do khác 3 2.5

Có 45.8% quí thầy cô vào Trung tâm Học Liệu vì phòng đọc sách bố trí hợp lí, yên tĩnh, 33.3% thầy cô vào vì trang bị đầy đủ máy vi tính, đường truyền tải tốt, lí do khác chiếm 3%.

Thư viện trường học là một trong những yếu tố cơ sở vật chất quan trọng của một trường đại học. Thư viện là phương tiện không thể thiếu được để phục vụ cho việc dạy và học.

Lên nin chỉ rõ: “Sự nghiệp thư viện là một bộ phận quan trọng của cách mạng văn hóa và tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân” “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có Chủ nghĩa cộng sản” (Lênin TT, NXB, ST – HN 1976, trang 175). Bên cạnh đó sách là một bộ phận của cơ sở vật chất của nhà trường. Có thể xem là vũ khí, là công cụ của giảng viên và sinh viên. Trong bối cảnh nền giáo dục đại học của nước ta đang chuyển mình, “đổi mới” phương thức đào tạo, từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ thì vai trò của thư viện các trường đại học càng đặc biệt quan trọng và cũng phải “đổi mới” hoạt động của mình để phục vụ mục tiêu này. Công tác đào tạo theo học chế tín chỉ là một chủ trương lớn của Bộ GD&ĐT. Xu hướng chuyển đổi từ đào tạo truyền thống (theo niên chế) sang đào tạo theo tín chỉ là tất yếu, hợp lý và cần thiết. Việc chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ ở các bậc học trong các trường đại học có thể được coi là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách hệ đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Xu hướng đổi mới giáo dục đại học trong những năm gần đây, đặc biệt là xu hướng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại các trường đại học đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập bậc đại học. Trung tâm của hoạt động dạy và học không còn là những người thầy. Vị trí đó được chuyển giao cho sinh viên, học viên. Để hoạt động giảng dạy và học tập

đạt chất lượng cao, mỗi giảng viên và sinh viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong phương pháp giảng dạy và học tập mới, nhiệm vụ của giảng viên là cung cấp phạm vi kiến thức, các khái niệm cơ bản, xác định nội dung tự học và cách học cho sinh viên (nêu ra các vấn đề, câu hỏi, bài tập, các loại tài liệu sinh viên phải đọc, phải tìm kiếm, bổ sung…). Nhiệm vụ của sinh viên là nhận nội dung bài tập mà giảng viên giao sau đó tiến hành tự học, tự nghiên cứu theo phạm vi vấn đề, định hướng câu hỏi của giáo viên. Kết quả của phương pháp giáo dục như vậy sẽ hình thành cho người học kỹ năng chọn lựa thông tin, phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp những kiến thức thu thập được để đưa ra những kết luận cần thiết.

Với phương pháp giảng dạy và học tập như thế người học luôn phải chủ động trong việc chiếm lĩnh các tri thức. Ở môi trường đại học, thư viện trở thành một trong những nơi cung cấp tri thức hiệu quả nhất cho sinh viên. Thư viện lưu trữ thông tin, giáo trình, tài liệu tham khảo, các tư liệu điện tử…phục vụ cho hoạt động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu khoa học của người học. Ngày nay thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập. Có thể khẳng định thư viện là trái tim tri thức của một trường đại học.[26]

Nhận thấy được tầm quan trọng của thư viện và sách nên tác giả đã phát phiếu “Trưng cầu ý kiến” về đánh về thư viện.

Bảng 2.15. Lí do ít vào Thư viện

Lí do Số

phiếu

Tỷ lệ (%)

Sách không nhiều, thiếu lạc hậu 24 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tranh ảnh, hình minh họa cho các môn học không nhiều

2 1.7

Băng đĩa casstle không đầy đủ, cũ lỗi thời 4 3

Diện tích phòng đọc nhỏ 3 3.3

Tổng 34 28.3

Những lí do khiến thầy cô ít vào hoặc không bao giờ vô Thư viện: Sách không nhiều, thiếu và lạc hậu chiếm 20%, phòng sách không thoải mái chiếm 1.7%. Từ những số liệu cụ thể trên rút ra được rằng, đa số giảng viên ít khi vào hoặc hiếm vào Trung tâm Học liệu vì thiếu các sách chuyên ngành, không thu hút được giảng viên. Mặc dù tính đến nay số lượng sách bổ sung hàng năm bao gồm: Tổng số đầu ấn phẩm: 17896, tổng số bản ấn phẩm: 106289, tài liệu điện tử: 1079, băng, đĩa: 587, luận văn: 49, sách ngoại văn: 3526.

Tuy nhiên, Trung tâm học liệu vẫn chưa đáp ứng đầy đủ số lượng sách cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. Thậm chí có một số cán bộ bộc bạch rằng: “Bản thân tôi, ít vào thư viện lắm, vì trong đó không có nhiều sách tham khảo, toàn sách cũ thôi.” Một vài em sinh viên phát biểu: “Em học ở trường 4 năm, mà có bao giờ em vào thư viện trường đâu, cần thông tin gì, em lên mạng tìm kiếm cho nhanh. Thậm chí, em còn không rõ thư viện ở vị trí nào?”

2.4. Thực trạng quản lý TBDH ở trường Đại học Sài Gòn.

Về thiết bị dạy học ở trường Đại học Sài Gòn: Theo tổng hợp các văn bản yêu cầu mua sắm TBDH của các khoa. Dùng cho các môn học là tương đối đầy đủ theo danh mục của các khoa yêu cầu gửi lên cho phòng thiết bị mua sắm. Do Điều chỉnh theo Nghị quyết số 11/NQ - CP, ngày 24/02/2011 của Chính hạn chế mua thiết bị văn phòng như: máy lạnh, máy photo…Trường thiếu chủ yếu là thiếu một số thiết bị đơn lẻ.

Công tác xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của từng bộ môn, của nhà trường: Qua tổng hợp ý kiến các CBQL và trưởng chuyên môn các khoa, kết quả như sau:

Bảng 2.16.Tổng hợp về việc xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của từng Khoa và nhà trường qua ý kiến của CBQL và GV từng khoa.

hoạch % có kế hoạch % hoạch riêng biệt lệ % hoạch lồng ghép lệ % 1. Kế hoạch sử dụng TBDH của từng Khoa 96 100 0 0 0 0 96 100 2. Kế hoạch sử dụng TBDH của nhà trường 96 100 0 0 0 0 96 100

Căn cứ vào bảng 2.8 ta thấy trường và GV từng khoa, từng bộ môn đã xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH theo năm học. Tuy nhiên đều lồng ghép với các kế hoạch khác. Kế hoạch sử dụng TBDH của GV thì lồng ghép với kế hoạch từng khoa, từng bộ môn, còn kế hoạch sử dụng TBDH của nhà trường thì lồng ghép trong kế hoạch chuyên môn của nhà trường.

Qua công tác kiểm tra của Phòng GD&ĐT về việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể, cá nhân trong các trường THCS hàng năm cho thấy: Vì xây dựng kế hoạch lồng ghép nên kế hoạch sử dụng TBDH của trường và cá nhân chưa cụ thể, chi tiết nên quá trình thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá gặp nhiều khó khăn.

* Việc sử dụng TBDH của GV từng bộ môn, từng khoa : Qua việc lấy ý kiến của các CBQL và tổ trưởng tổ chuyên môn các Khoa trường Đại học Sài Gòn.

Bảng2.17. Tổng hợp về việc sử dụng TBDH của GV bộ môn qua ý kiến của CBQL và trưởng khoa, tổ trưởng chuyên môn

Tổng số Mức độ sử dụng TBDH và tỷ lệ Thường xuyên Tỷ lệ % Chưa thường xuyên Tỷ lệ % Tuỳ hứng Tỷ lệ % 96 85 88,5 8 8,3 3 3,2

Theo kết quả bảng 2.9 thì việc sử dụng TBDH của GV bộ môn là khá thường xuyên, chỉ một số ít bộ phận GV là sử dụng chưa thường xuyên và cá biệt có một số GV không sử dụng TBDH.

* Về năng lực sử dụng TBDH của GV cũng được các CBQL và các tổ trưởng tổ chuyên môn đánh giá như sau:

Bảng 2.18.Tổng hợp về năng lực sử dụng TBDH của GV bộ môn qua ý kiến của CBQL và tổ trưởng tổ chuyên môn

Tổng số Mức độ và tỷ lệ

Tốt Tỷ lệ % Trung

bình Tỷ lệ % Chưa tốt Tỷ lệ %

96 28 29,2 39 40,6 29 30,2

Theo kết quả tổng hợp bảng 2.10 ta thấy 30,2% ý kiến cho rằng GV bộ môn sử dụng TBDH chưa tốt. Thực trạng này cho thấy một bộ phận không nhỏ GV năng lực sử dụng TBDH còn yếu kém.

Bảng 2.19.Tổng hợp về hiệu quả sử dụng TBDH của GV bộ môn qua các phiếu kiểm tra Tổng số phiếu Mức độ và tỷ lệ Tốt Tỷ lệ % Đạt yêu cầu Tỷ lệ % Chưa đạt yêu cầu Tỷ lệ % 102 28 27,5 56 54,9 18 17,6

Theo bảng 2.11 thì có 17,6% CBQL, GV sử dụng TBDH chưa đạt yêu cầu.

Đội ngũ cán bộ giảngviên là đội ngũ trực tiếp sử dụng TBDH. Ưu thế cơ bản của đội ngũ này là chuyên môn của họ phù hợp với trang thiết bị mà họ sử dụng và họ là người tiên phong trong việc sử dụng TBDH vào mục đích đào tạo. Tuy nhiên, có nhiều giảng viên vấn đề khai thác sử dụng TBDH cũng chỉ là tiềm năng, là sự có thể mà không diễn ra trên thực tế dạy học.

Ngay từ khi lắp đặt thiết bị đưa vào sử dụng phòng học đa chức năng nhà trường đã phân công cụ thể cho từng phòng ban chức năng quản lý, quy trình bảo quản phòng học đã được đơn vị chức năng trong trường quan tâm: gia cố cửa ra vào, cửa số để bảo vệ tài sản trong phòng học đa chức năng. Trung tâm bảo vệ - môi trường hàng ngày tăng cường người trực bảo vệ, nhất là ban đêm. Ngoài giờ học, phòng Quản trị đóng mở cửa quản lý tài sản và dọn vệ sinh.

Nhân viên trực giao nhận TBDH và bảo quản phòng học chịu trách nhiệm hàng ngày theo dõi tình trạng làm việc của phòng đa chức năng, luôn đảm bảo chế độ làm việc bình thường. Hàng ngày lâu chùi, chỉnh sửa nhỏ. Quy trình bảo quản phòng học đa chức năng được đặt ra, nhưng thời gian qua sự phối kết hợp giữa thầy, cô giáo với nhân viên đóng mở quản lý tài sản phòng học chưa tốt, người trực đóng, mở cửa chưa kịp thời đóng mở cửa phòng học khi cần thiết, nhiều giờ do giáo viên cho sinh viên nghỉ học để làm thí nghiệm, đi thực tập, hoặc giáo viên nghỉ ốm phòng học bỏ trống nhưng chưa đóng cửa, sinh viên tự ý vào phòng sinh hoạt tùy tiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân viên tổ thiết bị chưa thực hiện đúng qui định về bảo quản TBDH và phòng học: chưa sửa chữa kịp thời TBDP bị hư hỏng, vệ sinh các TBDH có trong phòng học chưa tốt; chưa kịp thời báo cho phòng QT biết để đóng cửa phòng học ĐCN khi không có lớp học.

Các phòng chức năng chưa quan tâm thích đáng và giải quyết kịp thời kinh phí để sửa chữa, bảo quản, bổ sung phương tiện giảng dạy đã hư hỏng nặng cần thay thế.

Lãnh đạo nhà trường đã chý ý đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm của giảng viên và sinh viên trong việc giữ gìn và bảo quản cơ sở vật chất. Công tác sửa chữa thiết bị được tiến hành thường xuyên. Với thực trạng sửa chữa như đã nêu, thì việc đầu tư cho sửa chữa còn quá ít, chính vì vậy mà hàng loạt thiết bị đã bị hỏng không hoạt động được. Kế hoạch sửa chữa rất bị động, vì vậy kế hoạch sửa chữa không được thực hiện đúng. Có những thiết bị đã có từ cách đây vài chục năm, nhưng do không sử dụng nên lâu ngày bị hỏng, để qua năm này đến năm khác và không được sửa chữa, điều này làm cho nó hao mòn nhanh và dẫn tới tình trạng khó tiếp tục sử dụng. Hơn nữa

công việc sửa chữa giao cho một người thực hiện nên chất lượng sửa chữa sẽ không thể đảm bảo được. Thông thường sau khi lập kế hoạch sửa chữa thì giao cho phòng Quản lý Khoa học và Thiết bị thực hiện. Tuy nhiên những thiết bị có độ phức tạp cao, hỏng hóc lớn thì hợp đồng với các thợ bậc cao trong và ngoài trường để thực hiện. Hệ thống quản lý công tác sửa chữa, bảo quản thiết bị dạy học chưa được xác lập một cách đầy đủ.

Nhân viên phụ trách thiết bị do nhiều cụng việc nên chưa thực hiện đúng việc bảo trì, sửa chữa kịp thời TBDH bị hư hỏng, vệ sinh các thiết bị trong các phòng học chưa tốt. Vì vậy nhà trường cần sớm tổ chức các lớp bồi dưỡng bảo quản, bảo dưỡng cho các nhân viên quản lý phòng học. Muốn quản lý được các TBDH họ phải có chuyên môn vững vàng. Nếu chuyên môn không vững thì việc khai thác sử dụng, bảo quản, sửa chữa thiết bị sẽ không thực hiện được.

2.5.1.Đánh giá chung về thực trạng

Hiện nay trường có 35794 SV và học tập tại trường. Thời khóa biểu học kỳ phân chia lớp theo các khoa, ngành đào tạo. Nhu cầu sử dụng phòng học có máy chiếu tăng nhanh vượt quá khả năng đáp ứng của nhà trường, trong khi đó trường chỉ ít phòng đa chức năng. Nhu cầu sử dụng phòng học có máy chiếu tăng nhanh vượt quá khả năng đáp ứng của nhà trường, trong khi đó trường chỉ ít phòng đa chức năng. Khả năng sử dụng phòng học đa chức năng của một số giảng viên chưa thuần thục, chưa đúng thao tác kỹ thuật nên hiện tượng làm hư hỏng máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị, làm giảm hiệu suất sử dụng. Một số giảng viên chưa nghiên cứu kỹ năng các điều kiện để sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học và phòng học đa chức năng dẫn

đến hiệu tượng lạm dụng trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Do hạn chế mua sắm thiết bị văn phòng như quạt, máy lạnh nên phòng học có vẻ hơi nóng, ở văn phòng các khoa những máy móc không trực tiếp phục vụ cho việc dạy học đều không được mua như máy lạnh, máy in,….. Còn TBDH ở các khoa, các tổ bộ môn đa phần đều ít nhiều đáp ứng nhu cầu của giảng viên giảng dạy.

a ).Mặt thành công

Do tiền thân của trường Đại học Sài Gòn là trường cao đẳng nên trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 49)