Nguyên tắc quản lý TBD Hở trường đại học:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn:

1.4.1. Nguyên tắc quản lý TBD Hở trường đại học:

Nguyên tắc quản lý TBDH: Trang bị đầy đủ và đồng bộ các TBDH, phương thức tổ chức dạy học; chương trình, sách, TBDH; trang thiết bị và điều kiện sử dụng, trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau. Bố trí hợp lý TBDH trong khuôn viên trường lớp, trong lớp học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn.

Ngoài ra còn thêm các nguyên tắc sau: 1. Sử dụng TBDH đúng mục đích 2. Sử dụng TBDH đúng lúc

3. Sử dụng TBDH đúng chỗ. 4. Sử dụng TBDH đúng liều lượng

5. Sử dụng TBDH trong một tiết học, trong thời gian sử dụng từng thiết bị

6. Kết hợp sử dụng TBDH trong trường và thiết bị ngoài xã hội.

1.4.2. Nội dung quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học

1.4.2.1.Xây dựng hệ thống TBDH

a) Lập kế hoạch: Trên cơ sở quy mô, loại hình trường, lớp, sinh viên, trường đại học Sài Gòn phải tiến hành lập kế hoạch xây dựng hệ thống TBDH cho nhà trường. Ngoài thiết

bị được cấp phát, nhà trường phải xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung trong giai đoạn thời gian dài hạn (trên 5 năm), trung hạn (3-5 năm) và ngắn hạn (1 năm) để đảm bảo TBDH phải đủ về số lượng, chủng loại theo danh mục TBDH mà Bộ GD&ĐT quy định.

Trước khi lập kế hoạch xây dựng hệ thống TBDH, các trường cần tiến hành rà soát về số lượng, chủng loại, chất lượng TBDH hiện có và so sánh với danh mục tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định cũng như nhu cầu bổ sung để đa dạng hoá TBDH, từ đó có kế hoạch mua sắm bổ sung hoặc phát động cán bộ, GV nhà trường tự làm các TBDH đơn giản cung cấp cho hệ thống TBDH nhà trường.

Trong kế hoạch phải nêu rõ số lượng, chủng loại TBDH cần mua sắm, bổ sung, sửa chữa, làm mới; dự trù về mức kinh phí, nguồn kinh phí, quá trình, thời gian thực hiện, người thực hiện.

Kế hoạch xây dựng hệ thống TBDH được thông qua Hội đồng và được lãnh đạo nhà trường duyệt để đưa vào thực hiện.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch: Trên cơ sở kế hoạch đã lập, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các bộ phận có liên quan đến công tác xây dựng hệ thống thiết bị thực hiện kế hoạch đã đặt ra qua các biện pháp cụ thể sau:

+ Phân công trong Ban giám hiệu quản lý TBDH (Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, TBDH)

+ Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm mua sắm, bổ sung TBDH theo kế hoạch.

+ Chuẩn bị đấy đủ các nguồn lực cần thiết để họ thực hiện được kế hoạch (tài chính, thời gian, con người, điều kiện bảo quản)

c) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo nhà trường cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.

- Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch thông qua các biện pháp như: + Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch.

+ Động viên, khuyến khích nhằm điều chỉnh hoạt động của cấp dưới để có thể thực hiện được kế hoạch đặt ra.

d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào các mốc thời gian đã xây dựng trong kế hoạch và người (hoặc bộ phận nào đó) thực hiện, từng giai đoạn, từng kỳ hay năm học, nhà trường cần đánh giá thông qua kiểm tra, kiểm kê TBDH... việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng, từ đó thấy được những vấn đề đã thực hiện được, vấn đề gì còn tồn tại để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng hệ thống TBDH cho nhà trường, đáp ứng được yêu cầu dạy - học của trường.

1.4.2.2. Bảo quản THDH:

- Để bảo quản tốt TBDH trong nhà trường thì Hiệu trưởng, hiệu phó, cán bộ (GV) phụ trách công tác TBDH phải nắm vững các quy định, yêu cầu, chế độ… bảo quản TBDH. Các quy định này đã được đề cập trong Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07/9/2000 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Việc bảo quản TBDH trong trường đại học được giao cho cán bộ (GV) phụ trách TBDH.

- Để bảo quản tốt các TBDH thì việc chuẩn bị CSVC như phòng kho, tủ, giá để sắp xếp TBDH là vô cùng quan trọng. Tuỳ thuộc quy mô số lớp, số học sinh nhà trường mà TBDH của trường nhiều hay ít, trên cơ sở đó trường đại học Sài Gòn phải bố trí phòng kho đủ diện tích để sắp xếp thiết bị, ngoài ra còn có kho hoá chất riêng rộng khoảng 15 m2. Các trường có các phòng học bộ môn chuẩn, thì ngoài các kho chứa thiết bị theo từng môn (cạnh phòng học bộ môn) còn có một kho chứa TBDH chung cho các môn còn lại. Việc bố trí kho chứa thiết bị thường được ưu tiên các phòng kiên cố, an toàn.

- Việc bảo quản TBDH phải được thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản TBDH. Bên cạnh việc bảo quản định kỳ, bảo quản trong hè, thì việc bảo quản TBDH ngay sau khi sử dụng là rất cần thiết, nó giúp tăng đáng kể tuổi thọ của TBDH.

- Bên cạnh các vấn đề trên thì việc kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất của lãnh đạo nhà trường về công tác bảo quản TBDH là rất cần thiết. Hàng năm, các trường tiến hành kiểm kê TBDH vào cuối năm học. Ngoài kiểm kê theo năm học thì TBDH còn được kiểm kê trong một số trường hợp khác như: Khi thay đổi hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác TBDH; khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường; khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp; khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

1.4.2.3. Sử dụng TBDH

- Xây dựng và ban hành các quy định về sử dụng TBDH: Ở trường đại học, TBDH được trang bị theo chương trình SGK mới nên tương đối đầy đủ. Với quy định tất cả các tiết học có TBDH thì GV phải sử dụng TBDH vào giờ dạy. Trên cơ sở đó các trường có thể xây dựng các quy định riêng, cụ thể hơn và phù hợp cho từng trường để yêu cầu GV sử dụng TBDH thường xuyên và có hiệu quả, tránh dạy "chay", dạy "suông"

Trong các tiêu chí đánh giá thi đua hoặc kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động công tác chuyên môn đối với tập thể, cá nhân đều có nội dung quy định về việc sử dụng TBDH.

- Công tác bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trình độ và năng lực sử dụng hiệu quả TBDH cho đội ngũ GV: Hàng năm các tổ chuyên môn của các trường đại học thường tổ chức nhiều chuyên đề, hội thảo, hội giảng trong năm học. Việc kết hợp giữa cán bộ (GV) phụ trách TBDH với các tổ chuyên môn, với nhà trường thực hiện các chuyên đề sử dụng TBDH của từng bộ môn sẽ giúp bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trình độ và năng lực sử dụng TBDH cho giảng viên. Bên cạnh đó thông qua kiểm tra thường xuyên các khoa, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường, cụm trường cũng thực hiện được việc bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trình độ và năng lực sử dụng TBDH cho GV.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH hợp lý: Xây dựng danh mục TBDH theo môn học, tiết học là vấn đề rất cần thiết, nó giúp cho cán bộ phụ trách TBDH cũng như GV bộ môn chủ động hơn trong việc đăng ký, cho mượn, sử dụng cũng như bảo quản TBDH. Qua đó cán bộ phụ trách TBDH có thể nắm vững tiết nào thiếu TBDH loại gì, số lượng bao nhiêu để có kế hoạch bổ sung kịp thời.

- GV bộ môn xây dựng kế hoạch bộ môn và kế hoạch giảng dạy trong đó có đăng ký sử dụng TBDH theo yêu cầu bài soạn. Việc đăng ký và sử dụng TBDH của GV bộ môn được thể hiện thông qua giáo án, đăng ký giảng dạy, đăng ký mượn TBDH, sổ sử dụng TBDH.

- Giám sát và theo dõi việc sử dụng TBDH được thực hiện thông qua lãnh đạo nhà trường, trưởng Khoa, phó Khoa chuyên môn và cán bộ (GV) phụ trách công tác TBDH. Hàng tuần, hàng tháng, trong các cuộc họp tổ chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, cán bộ phụ trách TBDH sẽ báo cáo việc sử dụng TBDH của GV thông qua việc so sánh danh mục TBDH theo tiết học với số lượng, chủng loại TBDH mà GV bộ môn chính thức mượn để sử dụng, từ đó đánh giá mức độ sử dụng TBDH của từng GV. Lãnh đạo nhà trường cũng đánh giá việc sử dụng TBDH của GV qua kiểm tra, dự giờ và các báo cáo của các bộ phận. Từ việc đánh giá đó để xếp loại thi đua từng đợt cho GV cũng như đôn đốc việc sử dụng TBDH đối với những GV còn ít sử dụng, dạy chay.

- Thi đua, khen thưởng những cá nhân, tập thể sử dụng hiệu quả TBDH: Để động viên đối với các tập thể (Khoa, tổ, nhóm chuyên môn) hoặc cá nhân từng GV trong việc sử dụng thường xuyên và có hiệu quả TBDH, nâng cao được hiệu quả giờ lên lớp và chất lượng dạy - học các trường thường xây dựng quy chế thi đua khen thưởng riêng và có những hình thức khen thưởng nhằm khích lệ sự hăng say trong công việc.

1.4.3. Phương pháp quản lý TBDH.

Phương pháp quản lý TBDH là cách thức hành động của Nhà quản lý với đối tượng quản lý cụ thể là TBDH. Cách thức hoạt động bao giờ cũng diễn ra

trong những hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không thể tách nhau một cách độc lập. Phương pháp quản lý là những hình thức và cách thức hoạt động của người quản lý TBDH và TBDH trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.

Tiểu kết chương 1

Trong quá trình quản lý nói chung và QLGD nói riêng thì quản lý TBDH là một lĩnh vực tuy không phải là mới mẻ, nhưng để thực hiện tốt công tác này thì không phải là điều giản đơn.

Quản lý TBDH ở trường đại học Sài Gòn nhằm phát huy tối đa vai trò và tác dụng của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên học tập tại trường. Việc quản lý tốt TBDH ở trường Đại học Sài Gòn sẽ giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu giáo dục với hiệu quả cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường Đại học là hết sức cần thiết.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

2.1. Giới thiệu về trường Đại học Sài Gòn.

2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển.

Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ – TTCP ngày 25-04-2007 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định của Thủ trưởng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Sài Gòn nói rõ: “Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở đào tạo đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo… Trường ra đời trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam đang trên con đường đổi mới toàn diện. Luật Giáo dục 2005, Nghị quyết 14/2005/NQ của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai

đoạn 2006 - 2020, điều lệ trường đại học 2010 được ban hành. Vì vậy, công tác tổ chức và kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ được chú trọng, đặt lên hàng đầu vừa đảm bảo theo qui định của điều lệ, thực hiện cam kết thành lập trường, vừa phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường về trình độ, năng lực của đội ngũ TBDH.

Sau 5 năm hoạt động, trường Đại học Sài Gòn đã kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý bao gồm 12 phòng ban, 19 khoa đào tạo, 6 trung tâm, 1 cơ sở giáo dục Thực hành sư phạm (Trường Trung học Thực hành Sài Gòn) và đã đáp ứng được yêu cầu mở rộng qui mô đào tạo. Ban hạ tầng cơ sở và xây dựng cơ bản được thành lập để thực hiện đề án xây dựng mới trường đại học Sài Gòn ở phường Tân Phong, quận 7 và cải tạo các cơ sở hiện có của trường. Điều này rất phù hợp về tổ chức quản lý với đặc điểm trường có nhiều cơ sở hoạt động tách rời nhau, đáp ứng được yêu cầu khai thác tối ưu điều kiện CSVC, TBDH khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.

Thực hiện chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, liên kết nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp, trường đã quyết định thành lập Phòng Quan hệ doanh nghiệp, là một trong những trường đại học đầu tiên trong cả nước xây dựng mô hình này để thực hiện sự hợp tác đào tạo giữa nhà trường với các nhà doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng. Việc thành lập Phòng Quan hệ doanh nghiệp đã kịp thời giải quyết được công tác thực tập, xâm nhập thực tể ở các ngành đào tạo ngoài sư phạm, góp phần xây dựng mô hình trường đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng như định hướng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.[20,tr.158]

Đối với trường đại học vừa mới thành lập, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đạt trình độ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay. Trong 5 năm đầu tiên, nhà trường đã tập trung những nổ lực, không ngừng đề ra những chính sách, biện

pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ, thu hút những người có trình độ cao về công tác ở trường.

Trường Đại học Sài Gòn hoạt động theo Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trường đào tạo theo các phương thức: chính qui, vừa làm vừa học, văn bằng hai, liên thông… ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Việc thành lập trường Đại học Sài Gòn nhằm phát huy và khai thác hết tiềm năng thế mạnh của một thành phố lớn nhất nước, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế mở cửa và hội nhập của thành phố và cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hiện tại

Trường có cơ sở chính tại 273, đường An Dương Vương, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, còn có các cơ sở khác như: 105 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, 20 Ngô Thời Nhiệm, quận 3; 04 Tôn Đức Thắng, quận 1, 220 Trần Bình Trọng, quận 5. Hiện nay trường đang xúc tiến xây dựng cơ sở mới tại Phường Tân Phong, Khu đô thị mới Nam Sài Gòn

Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường BAN GIÁM HIỆU

HIỆU TRƯỞNG

CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG

VĂN PHÒNG CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ

ĐẢNG UỶ CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN THANH NIÊN HÔI SV

CÁC KHOA ĐÀO TẠO

GIÁO DỤC MẦM NON QUẢN TRỊ KINH DOANH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI VĂN HÓA DU LỊCH

SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN GIÁO DỤC – CHÍNH TRỊ QUẢN LÝ GIÁO DỤC LUẬT NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG NGOẠI NGỮ

TOÁN - ỨNG DỤNG THƯ VIỆN – THÔNG TIN

CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN

ĐÀO TẠO

KHCN VÀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TỔ CHỨC – CÁN BỘ

THANH TRA

HÀNH CHÍNH – TỔNG HỢP

KHẢO THÍ &KĐ CHẤT LƯỢNG GD KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH

ĐT TẠI CHỨC &TNGV QUẢN TRỊ - THIẾT BỊ

QUAN HỆ DOANH NGHIỆP CÔNG TÁC HSSV HẠ TẦNG CƠ SỞ & XDCB CÁC TRUNG TÂM HỌC LIỆU TIN HỌC

QUẢN LÝ & KHAI THÁC MẠNG TT

NGOẠI NGỮ

ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NV – KT MỸ THUẬT & U.DỤNG

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRƯỜNG

KÝ TÚC XÁ

TRẠM Y TẾ

TRUNG HỌC THỰC HÀNH SÀI GÒN

CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC TRƯỜNG

TÂM LÝ – GIÁO DỤC GIÁO DỤC THỂ CHẤT

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Sài Gòn)

Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên là: 730

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 27)

w