Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn:

3.2.4. Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng:

3.2.4.1. Điều kiện thực hiện giải pháp:

Thực hiện tốt giải pháp này có thể nâng cao được hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH cho cán bộ, GV trường nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở trường đại học Sài Gòn.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp:

- Xây dựng, đầu tư, mua sắm đủ TBDH theo danh mục TBDH tối thiể ở trường Đại học. Chất lượng của các TBDH đảm bảo yêu cầu quy định.

- Xây dựng danh mục TBDH theo tiết học để thuận tiện cho việc theo dõi, sử dụng TBDH.

- Xây dựng tốt kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH trong năm học: Kế hoạch của nhà trường; của tổ, nhóm chuyên môn và của từng GV bộ môn.

- Nắm vững nội dung, chương trình thực hành các môn học.

- Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường thường xuyên sử dụng TBDH, có năng lực trong sử dụng TBDH để phát huy vai trò, hiệu quả của TBDH

- Tổ chức tốt chuyên đề sử dụng TBDH trong các tổ chuyên môn hàng kỳ, hàng năm. Chú trọng khâu giảng mẫu, dự giờ, rút kinh nghiệm.

- Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến các điều kiện thực hiện việc sử dụng TBDH cho GV bộ môn: Tham mưu xây dựng đủ phòng thực hành, phòng học bộ môn; cấp kinh phí để GV bộ môn tự thiết kế TBDH cần thiết cho bài giảng; xây dựng các quy chế thi đua, khen thưởng về công tác sử dụng TBDH của GV bộ môn và khen thưởng kịp thời.

Quản lý TBDH đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn trong nhận thức về vai trò của GV, cán bộ phục vụ và cán bộ quản lý. Cần tạo lập một môi trường làm việc và điều kiện để mọi người tham gia; Phải thay đổi cách thức quản lý và công tác thanh tra, giám sát trong nhà trường. Muốn đạt được kết quả tốt hơn, cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức để người quản lý có khả năng chuyển từ quản lý hành chính, sự vụ sang quản lý hiện đại với những nội dung gắn liền với chất lượng đào tạo

- Lãnh đạo nhà trường, các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng TBDH của GV bộ môn.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Có đủ CSVC, TBDH theo yêu cầu tối thiểu về phòng học, phòng kho, điện lưới... - Giáo viên bộ môn am hiểu về TBDH, có năng lực sử dụng TBDH.

- Nhà trường có các quy chế, quy định về sử dụng TBDH.

3.2.4.4. Cách thức thực hiện giải pháp:

Lập kế hoạch bồi dưỡng CB, GV biết cách sử dụng TBDH Tổ chức, hướng dẫn sử dụng TBDH

Chỉ đạo, theo dõi công tác bồi dưỡng CB, GV và CBQL.

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp được đề xuất

Các giải pháp được đề xuất có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Thực hiện tốt việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH thì sẽ hỗ trợ cho giải pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đội ngũ; Thực hiện tốt các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH sẽ giúp đổi mới được công tác bảo quản TBDH; lập kế hoach xây dựng, đầu tư, bổ sung TBDH và thực hiện tốt kế hoạch sẽ bổ sung đầy đủ TBDH cho nhà trường và từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH của GV; công tác bảo quản tốt cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở trường đại học sài gòn (Trang 67 - 69)

w