Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý TBD Hở các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý TBD Hở các

THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM.

Trước yêu cầu đổi mới và phát triển của chất lượng giáo dục, việc quản lý, khai thác và sử dụng TBDH đamg được các nhà quản lý giáo dục xem là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy mới. Quản lý sử dụng TBDH đã được coi trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy - học của nhà trường. Nó đã bộc lộ những thành công và hạn chế sau:

a. Thành công:

Công tác quản lý TBDH được hầu hết các Hiệu trưởng quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhiều trường mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về CSVC nhưng đã ưu tiên kho chứa TBDH.

Một số trường có quy mô vừa và lớn thực sự coi trọng công tác quản lý TBDH, bước đầu đã tạo nề nếp và chất lượng tốt của quá trình này, đã xây dựng được ý thức và thói quen cho đội ngũ GV sử dụng TBDH khi lên lớp. Làm cho họ thực sự thấy rằng TBDH là phương tiện không thể thiếu để thực hiện thành công bài dạy của mình trên lớp, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy.

b. Hạn chế:

Cơ cấu tổ chức quản lý TBDH chưa hoàn thiện, một số trường cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, chưa có biện pháp quản lý cụ thể.

Việc sử dụng TBDH còn phụ thuộc nhiều vào tinh thần tự giác của GV, thiếu một chế tài cụ thể.

Chưa có kế hoạch bồi dưỡng GV về nguyên tắc và kỹ năng sử dụng TBDH, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy Projector, phần mềm dạy học, …

Không ít GV ngại làm ĐDDH, do đó sự sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng chưa cao, chưa thực sự gây hứng thú cho HS. Một số GV và HS sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy và học chưa tốt, nên dẫn đến tình trạng thất lạc mất mát, làm kém giá trị sử dụng, vì vậy khi sử dụng đồ dùng đó không mang lại hiệu quả.

c. Nguyên nhân của thực trạng.

Trong những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy THCS đã thực hiện khá thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Vai trò của TBDH đã được khẳng định trong việc đổi mới PPDH, trong đó công tác quản lý TBDH đóng góp một phần không nhỏ. Mặc dù vậy thực trạng công tác quản lý TBDH còn bộc lộ nhiều hạn chế như đã nêu.

d. Nguyên nhân thành công.

Có được những cơ hội thuận lợi trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đã có những chính sách, chủ trương cho quá trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Đa số họ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá.

Phần lớn GV các trường THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất tốt, yêu nghề.

e. Nguyên nhân hạn chế.

Sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường tới các hoạt động quản lý nhà trường, trong đó quản lý TBDH chịu ảnh hưởng.

Quy mô một số trường THCS trong quận 11 khá nhỏ nên tổ chức các hoạt động chuyên môn nói chung khó khăn, việc đầu tư xây dựng CSVC phục vụ dạy học bị hạn chế. CSVC phục vụ cho thí nghiệm thực hành chưa có (chưa có PHBM), tất cả các TBDH đều nằm trong kho là tình trạng khá phổ biến.

Cán bộ được đào tạo chuyên trách về TBDH hầu như chưa có (kể cả trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia). Đây là một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý TBDH.

Một số CBQL chưa nhận thức đúng và đủ tầm quan trọng của công tác quản lý TBDH trong nhiệm vụ quản lý nhà trường.

Trình độ, năng lực quản lý của một số CBQL chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục. Một số người quản lý dựa vào kinh nghiệm cá nhân, không có tầm vĩ mô, chưa coi trọng công tác dự báo.

Một số CBQL xem đổi mới giáo dục là công việc hành chính, chưa nhận thức được rằng đây là quá trình cải tạo thực tiễn, chưa thấy rõ vai trò, ý nghĩa của TBDH trong quá trình đổi mới PPDH. Bởi vậy, họ chưa chú trọng nghiên cứu, phổ biến lý luận và tổng kết thực tiễn để kịp thời rút kinh nghiệm.

Phần lớn GV trải qua thời kỳ dạy chay khá dài, vì vậy gặp nhiều khó khăn khi thay đổi tư duy mới (dạy học có sử dụng TBDH). Thói quen sử dụng TBDH ở một số GV hầu như không có, năng lực sử dụng yếu. Phần đông GV ngại sử dụng TBDH do:

+ Tốn nhiều thời gian chuẩn bị việc sử dụng TBDH. + Thiếu tin tưởng vào hiệu quả của việc sử dụng TBDH.

Nhiều CBQL chưa làm tốt các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) trong quản lý TBDH, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng và bảo quản TBDH.

CSVC chưa đồng bộ, chưa đủ phòng thí nghiệm, phòng bộ môn cần thiết (một số trường chưa có). Một số trường kho chưa TBDH cũng chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo cho việc sắp xếp, bảo quản TBDH an toàn, thuận tiện khi mượn, trả.

Số lượng và chất lượng của TBDH còn hạn chế, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của giờ dạy sử dụng TBDH.

Trình độ năng lực của GV khi tiến hành các thí nghiệm còn hạn chế (kể cả GV mới và GV lâu năm), thói quen dạy học thuyết trình còn nặng nề, tạo tâm lý ngại sử dụng TBDH khi lên lớp.

GV chưa có điều kiện để tiếp thu các kiến thức tin học cần thiết và kỹ năng sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại để sử dụng yêu cầu soạn giảng bằng giáo án điện tử.

Công tác quản lý các trường chưa đạt chuẩn, chưa thống nhất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH hiện nay vẫn chỉ mang tính vận động mà thiếu biện pháp bắt buộc.

Kết luận chương 2

Nhìn chung dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT quận 11, TP.HCM một số cán bộ và GV các trường THCS đã nhận thức thức được tầm quan trọng trong việc quản lý TBDH nhà trường. Đa số cán bộ, GV về cơ sở lý luận trong quá trình dạy học hiện nay thì có đề cập đến sự cần thiết của quản lý TBDH trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên cũng còn không ít CBQL và GV chưa quan tâm đúng mức hoặc có quan tâm dưới hình thức trên lý thuyết, đối phó khi có kiểm tra hoặc chỉ thể hiện trên báo cáo trong công việc quản lý công tác TBDH và sử dụng TBDH. Còn khá đông CBQL giáo dục và GV hoặc không hiểu rõ, hoặc chưa hiểu rõ ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên tắc giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, hoặc hiểu rõ được điều ấy nhưng khi đi vào thực tế vẫn chưa xem đó là trọng trách mà mỗi một người làm công tác giáo dục cần phải nỗ lực thực hiện đạt mục tiêu hoặc hơn thế nữa phát triển nhân rộng vượt hơn mục tiêu đặt ra.

CBQL giáo dục vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của TBDH là công cụ lao động của GV, là phương tiện giúp HS dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp HS hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống. TBDH có vai trò hết sức cần thiết cho các quá trình sư phạm giáo dục không chỉ hình thành ở các trường dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng, đại học mà nó phải được hình thành ngay trong các trường phổ thông. Trong tương lai không xa các trường phổ thông sẽ đào tạo ra các nhà khoa học tên tuổi, các thầy giáo dạy giỏi, các chuyên gia giỏi trong mọi lĩnh vực, các kỹ sư giỏi, các bác sĩ giỏi, các công nhân, các thợ thủ công không những lý thuyết giỏi mà thực hành thành thạo, vững vàng và rất giỏi của tất cả các ngành nghề so với các thế hệ đàn anh. Đáp ứng với nhu cầu ngày càng

phát triển của xã hội hoàn toàn khác hẳn với các hình thức giáo dục và đào tạo chỉ dựa trên lý thuyết mà rất yếu khâu thực hành ở những thập niên 80, 90 trước đây.

Khi tìm hiểu thực tế về việc thực hiện công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn quận 11, chúng ta còn nhận thấy: Với việc chưa có ý thức thực hiện triệt để việc quản lý và sử dụng thành thạo TBDH dẫn đến việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác TBDH của nhà trường chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chưa sâu sát với từng phân môn cụ thể và chưa thật sự có hiệu quả. Có trường công tác này có lập kế hoạch thực hiện đầu năm và đầu mỗi học kỳ, tuy nhiên việc thực hiện đầy đủ và đúng theo kế hoạch đặt ra vẫn còn nhiều bỏ ngõ trên các bảng báo cáo. Công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá tiến hành chưa thường xuyên, chưa sâu sát và chưa thật sự chi tiết, cụ thể công việc.

Việc quản lý công tác TBDH của CBQL còn giao phó cho tổ trưởng chuyên môn và cán bộ thiết bị, chưa xem quản lý công tác TBDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THCS, chưa quán triệt tư tưởng, trách nhiệm của GV, cán bộ thiết bị trong việc thực hiện công tác TBDH.

CBQL chưa xem trọng công tác tự làm ĐDDH; chưa hỗ trợ, kích thích đúng mức, cũng như chưa phát động được phong trào thi đua nào về vấn đề này. Chính vì thế mà việc tự làm ĐDDH ở GV còn nhiều hạn chế.

Cũng có cán bộ thiết bị chưa qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý; mang tính kiêm nhiệm và luân chuyển ra dạy lớp hoặc phân công quản lý thiết bị khi cần. Cán bộ thiết bị là những GV bộ môn thừa, không đủ tiết đứng lớp nên phân công tham gia công tác này dẫn đến cán bộ thiết bị này chưa nhận thức đúng trách nhiệm quản lý công tác thiết bị hoặc có nhận thức nhưng thực tế thì trách nhiệm chưa phải nhiệm vụ then chốt của

GV đó nên trách nhiệm này tất yếu chưa có trách nhiệm cao, thậm chí chưa hình thành được kỹ năng và thói quen trong việc quản lý TBDH thì lại được luân chuyển ra dạy lớp hoặc ra dạy lớp vì tiết bộ môn đang cần.

Ý thức sử dụng, khai thác TBDH của GV chưa đồng đều; GV được đào tạo từ nhiều nguồn, trình độ chuyên môn có sự chênh lệch. Trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm, GV ít có điều kiện thực hành các TBDH. Một số GV có kỹ năng sử dụng chưa tốt. Với các loại thiết bị sử dụng công nghệ cao, cách sử dụng mới lạ, GV ngại sử dụng hoặc sử dụng không thành thạo các chức năng của thiết bị do kiến thức và trình độ còn hạn chế. Vả lại, với dung lượng kiến thức cho một tiết dạy hiện vẫn còn khá nặng nếu dạy có sử dụng TBDH thì “cháy giáo án” còn dạy chay thì không.

Một bộ phận GV chưa nhận thức hết tầm quan trọng của TBDH là công cụ lao động của bản thân, là phương tiện giúp HS dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp HS hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống. TBDH có vai trò hết sức cần thiết cho các quá trình sư phạm.

Một số GV còn có tư tưởng ngại khó, phiền hà, chưa tích cực sử dụng ĐDDH khi lên lớp. Do công tác kiểm tra của CBQL chưa thường xuyên và sâu sát, chưa đặt vấn đề sử dụng ĐDDH là yêu cầu bắt buộc – chưa gắn với thi đua, kỷ luật của tổ chuyên môn, của công đoàn nhà trường. Vì thế phần lớn các GV còn chủ quan, xem nhẹ việc khai thác, sử dụng ĐDDH khi lên lớp.

Đa số GV đã trải qua thời kỳ dạy chay khá dài, vì vậy gặp nhiều khó khăn khi thay đổi dạy học có sử dụng TBDH. Từ đó, kỹ năng sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học của GV khó được hình thành, cũng như chưa bao giờ có thói quen chuẩn bị ĐDDH và sử dụng thiết bị dạy học khi lên lớp.

Cần tích cực quán triệt hơn nữa trong suy nghĩ cũng như trong quá trình thực hiện bảo quản và sử dụng TBDH đến từng CBQL giáo dục, từng GV và HS, xem TBDH của nhà trường là tài sản vô giá của mỗi người và triệt để sử dụng hết công suất của nó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp.

Để xây dựng được các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM, cần phải dựa vào các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải hướng vào hoạt động một cách khoa học, tức là hoạt động phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục, dựa trên cơ sở tâm lý học giáo dục, dựa trên một chu trình khép kín và đan xen nhau. Đồng thời có mối quan hệ qua lại giữa các giải pháp một cách đồng bộ, kết hợp lý luận với thực tiễn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở trường THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM, gắn với hiệu quả quản lý hoạt động dạy - học trong nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quận 11, TP.HCM, với những yêu cầu về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách, là điều kiện tạo nên sự thành công của việc đổi mới chượng trình giáo dục phổ thông nói chung, cấp THCS nói riêng. Bên cạnh đó, các giải pháp được đề xuất cũng phải thích ứng với đa số các nhà quản lý ở bậc THCS trong hệ thống giáo dục phổ thông,

cũng như không đòi hỏi vượt quá sự cố gắng và khả năng của đội ngũ CBQL, GV, HS và cộng đồng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM. Các giải pháp này trang bị thêm một lượng kiến thức thực tiễn vào việc quản lý.

3.2. Một số giải pháp.

3.2.1. Nhóm I: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, nhân viên và HStrong việc sử dụng, bảo quản TBDH. trong việc sử dụng, bảo quản TBDH.

a. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp.

Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. Vì vậy mục đích của giải pháp này là tác động làm thay đổi nhận thức của đội ngũ CBQL các trường THCS, giúp nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về sự cần thiết và yêu cầu của công tác quản lý TBDH, cũng như tính cấp bách cần phải quản lý trong giai đoạn đổi mới chương trình, SGK mới.

Đây là giải pháp quan trọng để tập hợp các lực lượng trong nhà trường, làm cho các đối tượng tự giác, tích cực, chủ động, thống nhất trong hành động để thực hiện mục tiêu chung. Bên cạnh đó, người quản lý huy động được sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong nhà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 11, thành phố hồ chí minh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w