Những định hướng về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 50)

1.6.1. Những định hướng của Đảng, Chính phủ và của ngành GD - ĐT về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

Nghị quyết Trung ương II khoá VIII xác định: “ Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.

Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ngày 15/6/2004, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, đã chỉ đạo: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội Đảng lần thứ X có nội dung đề cập về hợp tác quốc tế về đào tạo và xây dựng chiến lược GD - ĐT đến năm 2020 nêu rõ: “Tăng cường hợp tác quốc tế về GD - ĐT. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới”.

Chương trình hành động của chính phủ, thực hiện nghị quyết 37/2004/QH11 về giáo dục đã chỉ rõ sự cần thiết, tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục.

Với quan điểm giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, song ngành giáo dục bao giờ cũng giữ vai

trò chủ yếu chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng.

Trên đây là một số nội dung Văn kiện của Đảng liên quan đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Những định hướng đó sẽ là cơ sở vững chắc giúp cho việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

1.6.2. Những định hướng của quận Phú Nhuận về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng được Đảng bộ, các cấp chính quyền và của ngành GD - ĐT quận Phú Nhuận xác định định rõ đây là mục tiêu số một để nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng đội ngũ giáo viên là sự phản ánh trực tiếp của chất lượng giáo dục.

Từ những quan điểm, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo của Đảng về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học; các cấp lãnh đạo và CBQL có được định hướng trong việc dự báo, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Ngành giáo dục đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Các cấp ủy Đảng từ quận đến các cơ sở thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục, công tác chính trị tư tưởng, xây dựng nề nếp kỉ cương; coi việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để thực sự thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường”.

Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tăng cường nguồn lực và hợp tác với các trường trong khu vực về GD - ĐT, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; xây dựng ngành GD - ĐT quận Phú Nhuận phát triển toàn diện, vững chắc.

1.6.2.2. Một số chỉ tiêu và định hướng cơ bản đến năm 2015

- 05 / 12 trường tiểu học công lập đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

- Triển khai thực hiện thành công đề án nâng cao chất lượng dạy và học Tin học, Ngoại ngữ giai đoạn 2010 – 2015 trong đó 100% số trường tiểu học có phòng máy vi tính với số máy ít nhất là 25 máy/ trường .

- Các trường tiểu học tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học 02 buổi/ngày.

- 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học mỗi năm học.

- 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trong đó trên chuẩn 80% .

- Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Tỷ lệ Đảng viên trong các nhà trường tiểu học trên 30%

- Tỷ lệ giáo viên/lớp đối với tiểu học là 1,45 GV/lớp.

Từ mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra đó, Quận ủy, UBND quận Phú Nhuận chỉ đạo, định hướng Phòng GD - ĐT quận cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của quận theo các mục tiêu như sau:

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004, của Ban Bí thư Trung ương và Quyết định 09/QĐ-TTg, ngày 11/01/2005, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2010 - 2015”.

- Thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” kết hợp với Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng

chính trị nhằm giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, phẩm chất chính trị và đạo đức cho CBQL, đội ngũ giáo viên

- Tiếp tục đẩy mạnh, củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức cơ sở Đảng trong trường học, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo; thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới trong đội ngũ nhà giáo để nâng cao tỉ lệ đảng viên trong nhà trường tiểu học.

- Đổi mới mạnh mẽ công tác tự học, tự bồi dưỡng kể cả nội dung và phương thức nhằm đạt hiệu quả cao. Động viên cán bộ giáo viên tham gia các lớp học tại nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.

- Đưa công tác đánh giá, xếp loại công viên chức hàng năm đi vào nền nếp, khách quan và có chất lượng để làm cơ sở đưa vào diện quy hoạch, dự nguồn, có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho công tác đề bạt, kiện toàn bộ máy. Thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, tuyển dụng viên chức.

- Tổ chức khảo sát, điều tra hiện trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD hiện có về số lượng, chất lượng chuyên môn, cơ cấu bộ môn, nhân viên phục vụ theo thông tư 35/2008/TTLT-BGD-ĐT-BNV. Điều động, luân chuyển, sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ, nhằm từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu biên chế ở các cơ sở giáo dục trong cùng cấp học, trong cùng địa bàn; không để tình trạng mất cân đối kéo dài, gây lãng phí.

- Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách của thành phố và địa phương đã quy định. Tham mưu với địa phương để có chế độ bồi dưỡng giáo viên dạy 02 buổi/ngày đúng với công sức họ bỏ ra khi chưa có đủ định biên 1,2 GV/lớp. Đặc biệt lưu ý chính sách ưu đãi, khen thưởng tránh tình trạng sai sót, bất hợp lý gây sự bất công, thiệt thòi cho đội ngũ giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận chương 1

Trong nội dung chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận và các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND quận và Phòng GD - ĐT quận Phú Nhuận về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học. Để có những giải pháp mang tính khả thi, hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, ngoài cơ sở lý luận cần phải đề cập đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ giáo viên tiểu học, những yêu cầu cơ bản về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, nội dung cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề này sẽ được trình bày trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

2.1.Khái quát chung về tình hình phát triển của quận Phú Nhuận

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thôn Phú Nhuận được xem là thành lập từ năm 1698 và được ghi nhận trong danh sách làng xã theo "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, lúc đó thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Giữa thế kỷ 19, thôn Phú Nhuận phát triển, được triều đình nâng lên cấp xã. Xã thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Xã Phú Nhuận liên tục phát triển trở thành một xã lớn của phủ Tân Bình, sau trở thành quận Tân Bình. Ngày 02 tháng 7 năm 1976, xã Phú Nhuận chính thức được tách khỏi quận Tân Bình và nâng lên cấp quận.

Quận Phú Nhuận cách trung tâm thành phố 4,7km về hướng tây bắc; là một trong những quận nhỏ của thành phố, hình dạng gần giống một tam giác và tiếp giáp các quận sau:

• Phía Đông giáp quận Bình Thạnh

• Phía Tây giáp quận Tân Bình

• Phía Nam giáp quận 1 và quận 3

• Phía Bắc giáp quận Gò Vấp

Quận Phú Nhuận với diện tích 4,870km2, dân số khoảng hơn 185.000 người, được chia thành 15 phường với điều kiện kinh tế dân cư tương đối thuận lợi nhưng không đồng đều do vẫn còn một bộ phận nhân dân còn khó khăn trong đời sống.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị, nhất là củng cố bộ máy hành chính nhà nước,

Đảng bộ và chính quyền Phú Nhuận sớm có chủ trương vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, khôi phục kinh tế. Giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên lĩnh vực sản xuất tăng bình quân 10%/năm, tập trung vào các ngành hàng dệt may, mỹ nghệ, cơ khí, chế biến lương thực... Về thương mại, dịch vụ, quận đã hình thành mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã với chức năng chủ yếu là phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, chất đốt, thực phẩm, công nghệ phẩm... được thành lập từ quận tới phường, đáp ứng phần nào nhu cầu đời sống cho nhân dân.

Công cuộc đổi mới đất nước với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền quận một mặt lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế; mặt khác phải tăng cường chức năng quản lý nhà nước về kinh tế xã hội. Ngành thương mại cả quốc doanh lẫn kinh tế cá thể phát triển mạnh. Hoạt động dịch vụ khởi sắc dưới tác động của tư duy mới trong lãnh đạo, quản lý, là tiền đề để Đảng bộ chính quyền quận quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương từ "Sản xuất, thương, mại, dịch vụ" sang "Dịch vụ, thương mại, sản xuất".

Theo đúng định hướng cơ cấu kinh tế "Dịch vụ, thương mại, sản xuất", bước đầu quận hình thành và định hình một số trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp ở các tuyến đường trọng yếu và khu dân cư mới phát triển; đồng thời chú trọng đầu tư cho công tác quy hoạch theo hướng phù hợp thực tế khách quan, yêu cầu phát triển bền vững, khả thi và có yếu tố khoa học dự báo. Quận xây dựng tốt các đề án quy hoạch phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại, sản xuất, các ngành nghề kinh doanh. Duy trì tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế, ta ̣o chuyển biến ma ̣nh mẽ hơn về chất lượng tăng trưởng, sức ca ̣nh tranh và hiê ̣u quả của nền kinh tế, đẩy ma ̣nh chuyển di ̣ch cơ cấu ngành nghề, phát triển các ngành di ̣ch vu ̣ cao cấp, tăng tỷ tro ̣ng di ̣ch vu ̣ và sản xuất có hàm

lươ ̣ng khoa ho ̣c, công nghê ̣ và giá tri ̣ gia tăng cao. Tiếp tu ̣c thực hiê ̣n các giải pháp của Chính phủ về bình ổn kinh tế - đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường kiểm soát thi ̣ trường nhằm đảm bảo tốt môi trường kinh doanh; củng cố phát triển hơn hoạt động Hội doanh nghiệp quận.

Về văn hóa – xã hội, quận đã tập trung xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, đầu tư phát triển các điều kiện chăm sóc tốt sức khỏe, thể chất của nhân dân; tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, văn hóa, thể dục thể thao phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; giải quyết có hiê ̣u quả những vấn đề xã hô ̣i bức xúc thông qua các chương trình, chính sách: thực hiện nếp sống văn minh đô thị, xóa đói giảm nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, chương trình mục tiêu 3 giảm, giải quyết việc làm… và được lồng gắn chặt chẽ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 50)