Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 73)

bàn quận Phú Nhuận

2.3.1. Đặt vấn đề

Việc khảo sát được thực hiện với yêu cầu giáo viên tham gia phải có đánh giá khách quan, trung thực, được đảm bảo thông tin cá nhân và tự chịu trách nhiệm về nhận xét của mình vào phiếu.

Chúng tôi thu thập số liệu bằng hai cách:

- Trực tiếp đến các trường tiểu học trong quận phát phiếu khảo sát, nêu mục đích và lấy kết quả số liệu;

- Phối hợp cùng các tổ chuyên môn của Phòng GD-ĐT quận để thu thập một số thông tin và số liệu thống kê của toàn ngành.

Số lượng các trường và số lượng giáo viên ở các trường được gửi phiếu khảo sát điều tra trực tiếp và gián tiếp gồm:

 320 giáo viên ở 10/14 trường tiểu học trong quận

 29 phiếu của cán bộ quản lý trong quận

Chúng tôi sử dụng hệ thống số liệu báo cáo nộp về Phòng GD – ĐT quận từ năm học 2008 - 2009 đến nay.

Báo cáo thực trạng chất lượng giáo viên tại các trường trong quận vào thời điểm tháng 3 năm 2012; phiếu thăm dò vào tháng 5 năm 2012.

2.3.2. Thực trạng cơ cấu số lượng giáo viên tiểu học của quận Phú Nhuận trong 05 năm gần đây (2007-2012)

Tỉ lệ giáo viên trên lớp qua các năm học gần đây được tổng hợp qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.2: Số lượng và tỉ lệ giáo viên trên lớp

Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012

Số GV 330 337 342 350 386

Số lớp 256 260 270 273 292

Tỉ lệ 1,28% 1,3% 1,26% 1,28% 1,3%

Năm học 2011-2012 số lượng giáo viên tiểu học trong toàn quận là 386 GV với số lớp hiện có là 292 lớp, đạt tỉ lệ 1,3 GV/lớp - tương đối đảm bảo theo yêu cầu quy định (do quận vẫn còn 02/14 trường còn lớp học 01 buổi/ngày).

Phân tích các chỉ số ở bảng 1,cho thấy: số lớp học tăng dần hàng năm nên số lượng giáo viên cũng tăng dần nên định mức giáo viên gần như cơ bản ổn định. Tuy nhiên từ thực tế, xét từng phân môn cụ thể, số giáo viên văn hóa vẫn còn thừa nhưng thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù. Nguyên nhân thừa giáo viên dạy các môn văn hóa là do các trường còn một số giáo viên năng lực giảng dạy không đạt yêu cầu nhưng chưa tinh giản biên chế như Nghị định 132/NĐ-CP. Giải thích lý do trên đa số có nhận định rằng: giáo viên có năng lực yếu kém nhưng quá trình công tác do nhiều nguyên nhân nên không đánh giá đúng năng lực của họ dẫn đến không thực hiện được tinh giản biên chế theo quy định. Một số trường còn bố trí giáo viên dạy tiểu học năng lực

kém sang làm việc khác, đối tượng này đã “dự chỗ” nên không có biên chế để tuyển chọn giáo viên theo nhu cầu.

Thực tế, định mức GV/lớp hiện có chỉ đạt 1,3 GV/lớp. Như vậy để tổ chức học 02 buổi/ngày với định mức quy định 1,5 GV/lớp thì các trường gần như sử dụng nguồn giáo viên dự khuyết hoặc giáo viên dạy các bộ môn. Tuy nhiên việc thiếu này không ở mức trầm trọng cho nên các nhà trường vẫn thực hiện được dạy học 02 buổi/ngày.

Thực tế chúng ta cũng phải tính đến số giáo viên nghỉ thai sản tỉ lệ từ 3 - 4% . Để đảm bảo chất lượng dạy - học, Phòng GD-ĐT quận phải tuyển mới hàng năm hoặc hợp đồng để bù vào số giáo viên còn thiếu (nếu có).

Bảng 2.3: Số lượng và nhu cầu giáo viên tiểu học dạy các môn trong năm học 2011-2012

TT Giáo viên Hiện có Nhu cầu Thừa (+)

Thiếu (-) Ghi chú

1 Văn hóa 386 409 (-)

2 Âm nhạc 14 14 Đủ 3 Mĩ thuật 12 14 (-)

4 Ngoại ngữ 24 30 (-) 04 trường không dạy chương trình TATC

5 Tin học 11 11 Đủ 03 trường chưa có phòng máy vi tính 6 Thể dục 9 15 (-)

Qua số liệu của bảng khảo sát 3 ta có thể nhận thấy: tuy số lượng giáo viên dạy các bộ môn văn hóa còn thiếu so với quy định để tổ chức dạy 02 buổi/ngày nhưng việc thiếu các giáo viên dạy các bộ môn Mỹ thuật, Tiếng Anh tăng cường và Thể dục là một trong những yếu tố đánh giá về số lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên so với yêu cầu thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu giáo viên không đồng đều theo quy định chung: giáo viên dạy văn hóa, giáo viên làm công tác chủ nhiệm đủ theo quy định nhưng giáo viên

giảng dạy các bộ môn Thể dục, Nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh, Tin học còn thiếu. Giáo viên giỏi, giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, năng lực giảng dạy tốt ở các trường không đồng đều mặc dù đa số giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo. Giáo viên nữ chiếm tỉ lệ 82,7% và nhất là giáo viên trong độ tuổi sinh nở, nuôi con nhỏ; giáo viên lớn tuổi vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao; giáo viên trẻ thể hiện được sự xông xáo nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Tuy nhiên vẫn còn đội ngũ giáo viên thể hiện sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có năng lực chuyên môn và ý thức tổ chức kỉ luật tốt

2.3.3. Thực trạngvề phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận

Để đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của quận Phú Nhuận, chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ phiếu điều tra và tiến hành điều tra, khảo sát trên 320 giáo viên tiểu học, 58 CBQL và tổ trưởng chuyên môn của các trường.

Bảng 2.4: Tổng hợp từ phiếu điều tra trong năm học 2011-2012 về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận

Các tiêu chí đánh giá Từ phiếu GV Từ phiếu CBQL 1. Chấp hành chủ trương, chính

sách pháp luật của Nhà nước

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1.1. Nhận thức tư tưởng, chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

100 0 0 0 100 0 0 0

1.2. Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành.

100 0 0 0 91.3 8.7 0 0

1.3. Chấp hành qui chế của ngành,

1.4.Tham gia các tổ chức hoạt động xã hội và các phong trào của địa phương.

84.2 11.9 3.9 0 82.7 12.5 4.8 0

1.5. Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện

tốt nhiệm vụ của người giáo viên 94.3 4.5 1.2 0 91.4 8.3 1.3 0

2. Yêu nghề, thương yêu học sinh Tốt

(%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

2.1. Đối xử công bằng, không thành

kiến với học sinh 89.2 5.8 5.0 0 87.5 8.3 4.2 0 2.2. Giảng dạy theo hướng cá thể

nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của từng đối tượng học sinh

73.5 11.8 12.4 2.3 95.8 4.2 0 0

2.3. Tích cực tham gia các hoạt

động chuyên môn nghiệp vụ. 85.4 10.7 2.7 1.2 82.6 12.3 3.2 1.9 2.4. Thường xuyên cải tiến PPDH

để nâng cao chất lượng học tập của HS.

84.1 9.2 5.6 1.1 81.5 11.5 4.9 2.1

3. Tinh thần trách nhiệm trong công tác, hợp tác với đồng nghiệp.

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

3.1. Hoàn thành các công việc được

giao. 84.7 15.3 0 0 82.5 16.3 1.2 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Có lối sống trung thực, giản dị

và lành mạnh, gương mẫu 96.4 3.6 0 0 96.2 3.8 0 0 3.3. Tích cực tham gia xây dựng tập

thể sư phạm vững mạnh 85.3 14.7 0 0 82.4 17.6 0 0 4. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 4.1. Có ý thức và kế hoạch tự bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 84.2 13.3 2.5 0 78.1 9.8 2.1 0 4.2. Có ý thức tìm tòi, học hỏi để

vận dụng các PPDH mới vào công tác giảng dạy.

81.5 16.4 2.1 0 79.4 12.3 4.3 0

4.3. Tham gia đầy đủ nội dung bồi

Kết quả từ bảng 4 cho thấy: trong lĩnh vực này cả đội ngũ CBQL và giáo viên tiểu học đều có đánh giá và nhận xét gần tương đương nhau.

* Phẩm chất đạo đức và thái độ nghề nghiệp

- Tiêu chí này cả CBQL và giáo viên đều đánh giá 100% GV chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Có hơn 90% giáo viên có quan hệ tốt với đồng nghiệp, cộng đồng (gần 10% đánh giá khá).

* Yêu nghề, thương học sinh

- Qua kết quả điều tra khảo sát cũng như thực tế làm công tác quản lý nhiều năm

- Có hơn 90% giáo viên tiểu học có quan hệ tốt với đồng nghiệp, cộng đồng và PHHS (gần 10% đánh giá khá).

- Có gần 90% giáo viên tiểu học yêu nghề và gắn bó với công việc dạy học, còn lại ở mức độ khá.

- Việc giáo viên tiểu học tham gia cải tiến, đổi mới PPDH, dạy học theo hướng cá thể nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh còn một số hạn chế nhất định (có cả GV đánh giá trung bình và yếu).

- Hơn 98% giáo viên tiểu học các trường tiểu học đều tích cực và tự giác tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ do trường, cụm và trường Bồi dưỡng Giáo dục quận tổ chức. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm và theo kết quả điều tra đa số giáo viên tiểu học được đánh giá ở mức độ tốt và khá (chiếm từ 95 – 97%). Tỉ lệ giáo viên tiểu học được đánh giá trung bình và yếu vẫn còn và cao hơn mức bình quân của đội ngũ giáo viên tiểu học cả nước.

* Tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết hợp tác với đồng nghiệp

- Gần 100% giáo viên được đánh giá tốt và khá ở tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ tốt và khá. Tiêu chí này ngang bằng với đánh giá đội ngũ giáo viên của cả nước.

- Đại đa số giáo viên tiểu học tiểu học quận Phú Nhuận có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh và luôn gương mẫu ở mức độ tốt (94%), khá (6%)

- Qua phiếu khảo sát điều tra cho thấy: 100% giáo viên quận Phú Nhuận đều tích cực tham gia xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Điều đó thể hiện qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp khối và tinh thần trách nhiệm của giáo viên tiểu học đối với việc thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình đối với tập thể, có tinh thần học hỏi giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học (khoảng 88% giáo viên được đánh giá tốt và 12% giáo viên được đánh giá khá). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên (chiếm tỉ lệ khoảng 1,2%) còn thờ ơ, chưa tâm huyết đối với công việc của tập thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: giáo viên vừa giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm nên gần như phần lớn thời gian tại trường đều gắn bó trực tiếp với HS. Sau thời gian dạy, giáo viên thường có tâm lý thích về với gia đình hơn là tham gia hoạt động do nhà trường tổ chức.

* Ý thức tự học, tự bồi dưỡng

- Qua kết quả điều tra cho thấy có 78 – 80% giáo viên có ý thức và có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở mức độ tốt, từ 16 – 18% khá, mức độ trung bình có khoàng từ 2% – 4%. So với mức độ yêu cầu chung của cả nước thì mức độ trung bình vẫn còn cao (chỉ khoảng 1%). Điều này cho thấy ý thức tự học, tự bồi dưỡng để vận dụng tốt hơn vào thực tế giảng dạy của đội ngũ giáo viên vẫn còn hạn chế phần nhiều là do một bộ phận giáo viên đã bằng lòng với năng lực chuyên môn của mình cộng với việc công tác quản lý chuyên môn cũng còn một số hạn chế nên việc đổi mới PPDH chưa được thực hiện một cách triệt để và hiệu quả giáo dục mang lại chưa cao.

- Việc tham gia đầy đủ các nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành theo kết quả điều tra cho thấy: có từ 90 – 93% giáo viên đã thực hiện tốt, số còn lại được đánh giá khá, không có đánh giá trung bình.

Qua kết quả điều tra thực trạng chất lượng giáo viên tiểu học (từ phiếu điều tra khảo sát cuả CBQL, của giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận và đối chiếu với kết quả điều tra của giáo viên tiểu học cả nước về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chúng tôi có những nhận xét như sau:

- Hơn 95% giáo viên có lòng yêu nghề, thương yêu học sinh, đối xử công bằng và không thành kiến với học sinh; tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhưng số giáo viên mạnh dạn đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của từng đối tượng học sinh vẫn còn hạn chế.

- Hầu hết giáo viên tiểu học có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thể hiện rõ ở việc tham gia đầy đủ các nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành, có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng vào quá trình giảng dạy cuả một bộ phận giáo viên tiểu học vẫn chưa cao.

So sánh kết quả điều tra giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận với đội ngũ giáo viên tiểu học cả nước về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cho thấy: giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận đạt yêu cầu ở mức độ trong từng tiêu chí, phần lớn là tương đương với khảo sát chung cuả giáo viên tiểu học cả nước.

Bên cạnh đó, 100% giáo viên có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh, gương mẫu trước học sinh, không có tiêu cực trong cuộc sống, thường xuyên phấn đấu nâng cao phẩm chất; được đồng nghiệp, học sinh và nhân dân tín nhiệm thì vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự gương mẫu trong cuộc sống như cách ứng xử , giao tiếp với phụ huynh học sinh.

So sánh kết quả điều tra về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một số tiêu chí đạt thấp hơn yêu cầu của chuẩn đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu các quy định của ngành và có giải pháp thực hiện hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế

- Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên.

2.3.4. Thực trạng về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận

2.3.4.1. Thực trạng về kiến thức

Bảng 2.5: Tổng hợp từ phiếu điều tra về kiến thức của đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận

Các tiêu chí đánh giá Từ phiếu GV Từ phiếu của CBQL

1. Kiến thức khoa học cơ bản Tốt

(%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

1.1. Nắm được những nội dung chủ yếu của môn học/các môn học mà bản thân phụ trách

85.8 11.7 2.5 0 83.3 12.5 4.2 0

1.2. Thấy rõ mối quan hệ giữa các đơn

vị kiến thức trong môn học 80.8 7.5 11.7 0 75.0 8.3 16.7 0 1.3. Có khả năng bồi dưỡng HS giỏi 79.2 15.8 5.0 0 79.2 12.5 8.3 0

1.4. Có khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy 20.8 30.0 35.0 14.2 20.8 25.0 37.5 16.7 2. Kiến thức sư phạm học Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 2.1. Có năng lực tìm hiểu để nắm vững trình độ của HS. 84.3 15.7 0 0 80.2 19.8 0 0 2.2. Có kiến thức về tâm lí học lứa

tuổi 90.6 9.4 0 0 88.7 11.3 0 0

2.3. Tác động phù hợp với học sinh 85.2 14.8 0 0 83.4 16.4 0 0

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 73)