Thực trạng tình hình phát triển giáo dục và giáo dục tiểu học của quận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 57)

quận Phú Nhuận

2.2.1. Quá trình phát triển của ngành giáo dục quận Phú Nhuận

Trước năm 1975, Phú Nhuận mang đặc thù vùng đất dân cư, không có cơ sở sản xuất lớn, không có trường trung học công lập và mạng lưới bậc học mẫu giáo mầm non; không có tụ điểm phúc lợi công ích văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí.

Sau năm 1975, từ những cơ sở giáo dục mới được tiếp thu nhỏ bé ban đầu, Quận tổ chức tiếp quản, nhanh chóng công lập hóa các trường tư thục, coi trọng việc xây dựng, sửa chữa trường lớp. Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền quận đã dành những ngôi nhà dạng vi-la, biệt thự làm nơi nuôi dạy các cháu từ 06 tháng đến 05 tuổi. Phú Nhuận là một trong một số ít địa phương sớm hình thành mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo từ những năm 1975 - 1977. Kể từ đó, giáo dục quận Phú Nhuận đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ để trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về hoạt động giáo dục trên địa bàn

thành phố. Từ chỗ toàn quận chỉ có một trường tiểu học công lập duy nhất là trường Võ Tánh với quy mô chưa tới 10 lớp, còn lại đều là những cơ sở giáo dục nhỏ lẻ, tư thục hoặc trường của các cơ sở tôn giáo, ngành giáo dục quận ngày nay đã có hơn 37 đơn vị giáo dục cơ sở và trực thuộc, chưa kể hàng chục các đơn vị giáo dục dân lập và tư thục khác.

Công tác XHHGD được nhân rộng và ngày càng có chất lượng về chiều sâu. Các trường dân lập, tư thục phát triển tốt, nhất là ở bậc học mầm non. Sự quan tâm và tinh thần đóng góp của nhân dân đối với phát triển sự nghiệp giáo dục ngày càng cao. Nhiều quỹ học bổng được thành lập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, hỗ trợ kịp thời, có ý nghĩa đối với gia đình nghèo có con em hiếu học, học giỏi. Bình quân hàng năm, các quỹ trao gần 2000 suất học bổng, tổng giá trị trên 100 triệu đồng.

2.2.2. Về quy mô trường lớp và những thành tựu cơ bản của ngành GD- ĐT quận Phú Nhuận

* Về quy mô giáo dục:

Tính đến năm học 2011 – 2012, ngành giáo dục quận Phú Nhuận có:

- 27 trường Mầm non (12 trường ngoài công lập)

- 14 trường tiểu học (02 trường ngoài công lập)

- 09 trường THCS (03 trường ngoài công lập)

- Trường Giáo dục Chuyên biệt Niềm Tin

- Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp

- Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận

Ngoài ra trên địa bàn quận còn có 02 trường THPT, 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, 01 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Các trường tiểu học được phân bố đều trên tất cả 15 phường (trừ địa bàn phường 13: không có trường mầm non và trường tiểu học).

* Những thành tựu cơ bản của ngành GD – ĐT quận Phú Nhuận

Tiếp tục triển khai sâu rộng và có chất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông; hạn chế đến mức thấp nhất những sai trái trong quan hệ thầy với trò, trò với trò tạo mối quan hệ thân thiện, kích thích sự hứng thú học tập và từng bước nâng cao chất lượng văn hóa học đường.

Toàn ngành đã đổi mới mạnh mẽ quan điểm từ “dạy số đông” sang “dạy cá thể” nhằm hiện đại hóa nhà trường từ nhận thức đến hành động, đang từng bước triển khai rộng trên cơ sở những điển hình tích cực. Hoạt động dạy học của thầy cô chăm sóc đến từng HS bước đầu có tác động thuyết phục, ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.

Giáo dục toàn diện đã được các trường đặc biệt quan tâm. Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, mở rộng theo hướng dạy người, thay cho từ chương khoa bảng.

Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp đã được thực hiện tốt, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngành giáo dục quận nhà trong toàn thành phố đến năm 2020.

Duy trì chất lượng phổ cập bậc trung học.

Đội ngũ cán bộ quả lý và giáo viên đã phát triển lớn mạnh từ quy mô đến chất lượng. Với cơ chế phân cấp đào tạo và tuyển dụng bắt đầu được thực hiện đã tạo điều kiện khắc phục tình trạng thiếu giáo viên kéo dài và không còn bố trí giáo viên yếu kém dạy lớp.

Công nghệ thông tin được sử dụng mạnh mẽ trong công tác quản lý và hoạt động giảng dạy tại nhà trường.

Xây dựng được mô hình nhà trường tiên tiến, chủ động hội nhập và phát triển, mang đậm bản sắc dân tộc và xây dựng được mô hình nhà trường với cơ

chế hoạt động tài chính minh bạch, công khai; thống nhất được trong toàn ngành và tạo được sự đồng thuận cuả xã hội về chủ trương, mục tiêu và tiến trình xây dựng mô hình trường chất lượng cao, hội nhập khu vực và quốc tế.

Công tác giáo dục, đào tạo phát triển theo chiều hướng ngày càng tăng, chất lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước; loại hình đào tạo đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Năm 1990, ngành giáo dục quận Phú Nhuận đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ; năm 1995 được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học; năm 2002 được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2005 được công nhận phổ câ ̣p giáo du ̣c bậc trung học (theo chuẩn của thành phố).

Hoàn thành công tác Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 05 tuổi năm học 2011 – 2012 (quận Phú Nhuận là quận huyện thứ ba trong toàn thành phố được xét công nhận hoàn thành).

* Một số thành tích trong những năm học đã qua

Năm học 2008 – 2009: Cờ thi đua của Bộ GD – ĐT

Năm học 2009 – 2010: Cờ thi đua Xuất sắc của UBND TP.HCM, Bằng khen của Bộ GD - ĐT

Năm học 2010 – 2011: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

2.2.3. Đánh giá chung

Với vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội đã nêu trên, đã có một số thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn cho giáo dục quận Phú Nhuận nói chung và giáo dục tiểu học trên địa bàn quận nói riêng.

* Thuận lợi:

Công tác GD - ĐT được các cấp lãnh đạo và chính quyền đoàn thể quan tâm, chăm lo nên trong những năm qua đã đạt được những kết quả khá toàn diện: CSVC trường lớp được tăng cường; đến nay trong toàn quận đã có 12 trường đạt chuẩn Quốc gia (gồm trường mầm non và trường tiểu học), tiến độ

xây dựng, cải tạo và mở rộng trường lớp được quan tâm và đầu tư; hệ thống các trường dân lập, tư thục từng bước gia tăng về số lượng lẫn chất lượng đào tạo.

Đội ngũ GV các cấp được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Quy mô trường lớp có bước phát triển mới; việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đã tạo môi trường cho ban giám hiệu các trường từng bước đổi mới công tác quản lý, giáo viên và học sinh tiếp cận tốt hơn đối với các môn học Tin học, Ngoại ngữ.

Chính sách thu hút, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao được chú trọng, công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.

Đặc biệt thuận lợi cơ bản trước hết cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận là môi trường giáo dục tốt. Đội ngũ CBQL các trường học đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý chất lượng dạy học. Đại bộ phận giáo viên có năng lực, gắn bó với nghề nghiệp, phấn đấu vươn lên tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

* Khó khăn:

Về cơ sở vật chất trường lớp, tiến độ xây dựng mới và mở rộng còn chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngành trong giai đoạn hiện nay. Do đặc thù là quận nội thành nên diện tích đất nhỏ hẹp, đặc biệt là quỹ đất dành cho giáo dục rất hạn chế.

Chế độ chính sách và đặc biệt là cơ chế hoạt động của trường công lập chưa phát huy hết khả năng tích cực và sáng tạo của cơ sở, của đội ngũ. Cơ chế tự chủ nhà trường chưa được quan tâm và tạo điều kiện thực hiện.

Công tác giáo dục phổ cập của quận còn gặp nhiều khó khăn : một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em, cuộc sống khó khăn cũng là lí do khó khắc phục việc học sinh bỏ học hoặc chuyển sang học phổ cập, bổ túc văn hóa.

2.2.4. Giáo dục Tiểu học quận Phú Nhuận

2.2.4.1. Quy mô trường, lớp, học sinh

Bảng 2.1: Số trường, lớp, học sinh cấp tiểu học qua các năm học

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh

2007 – 2008 13 256 9 118

2008 – 2009 13 260 9 240

2009 – 2010 13 273 10 045

2010 – 2011 13 269 10 014

2011 – 2012 14 292 10 113

(Nguồn: Phòng GD – ĐT quận Phú Nhuận)

Số học sinh tiểu học trên địa bàn quận Phú Nhuận trong những năm gần đây ở mức tương đối ổn định (ít tăng đột biến) do chính quyền các cấp thực hiện tốt kế hoạch dân số của địa phương. Công tác nâng cấp, xây dựng và mở rộng CSVC được thực hiện quan tâm, đầu tư.

Quy mô phát triển trường lớp ở tiểu học trên địa bàn quận từ những năm 2007 - 2008 đến năm học 2010-2011 có 13 trường (01 trường ngoài công lập).; đến năm học 2011-2012 có 14 trường (02 trường ngoài công lập).

Tuy nhiên, số lớp, số học sinh qua các năm không có biến động lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến quy mô phát triển cũng như chất lượng dạy - học và các hoạt động giáo dục khác của các trường tiểu học trên địa bàn quận.

Hiện nay, ngành giáo dục đang phấn đấu tăng dần tỉ lệ HS được 02 buổi/ ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học: “Tạo điều kiện để HS được phát triển toàn diện”. CSVC phục vụ bán trú đang dần hoàn thiện. Để đáp ứng được yêu cầu này, ngành giáo dục của quận phải xây dựng CSVC, cơ cấu đội ngũ cơ bản đủ về số lượng để đảm bảo chất lượng dạy học 02 buổi/ngày theo quy định.

2.2.4.2. Những thành tựu nổi bật

Cùng với giáo dục mầm non và giáo dục trung học cơ sở, trong nhiều năm qua giáo dục tiểu học đã có nhiều đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành:

Thực hiện tốt định hướng tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục qua việc: triển khai thực hiện cuộc vận động 02 không với 04 nội dung, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh (theo tinh thần Thông tư 32/2009 của Bộ GD-ĐT); hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy được phát huy và duy trì hàng năm; chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng. Tỉ lệ học sinh lớp 1 ra lớp hàng năm đạt 100%, không để xảy ra trường hợp học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Tỉ lệ học sinh lưu ban hàng năm luôn dưới 0,3%, đây là những điều kiện thuận lợi cho việc duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Công tác hiện đại hóa CSVC được quan tâm và đầu tư: trong 03 năm học gần nhất có thêm 01 trường được công nhận Chuẩn quốc gia (theo lộ trình đến năm 2015 sẽ có thêm 03 trường được công nhận Chuẩn quốc gia, mức 1), tạo điều kiện tốt cho nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học, tăng dần số lớp học 02 buổi/ngày.

Đội ngũ nhà giáo và CBQL dần đáp ứng tương đối đầy đủ về số lượng và chất lượng nghề nghiệp. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ những người làm công tác giáo dục đang được cải thiện, công tác XHHGD được xã hội và các cấp quản lý ở địa phương quan tâm và ủng hộ.

2.2.4.3. Những khó khăn, tồn tại

Điều kiện CSVC chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục do quỹ đất eo hẹp (03/14 trường trong quận vẫn còn phòng học chưa đúng quy cách về diện tích); chưa đáp ứng yêu cầu về dạy học 02 buổi/ngày (03/14 trường chưa có phòng ví tính, đa số các trường chưa

có đầy đủ phòng chức năng để giảng dạy các bộ môn năng khiếu, 02/14 trường còn lớp học 01 buổi/ngày).

Một số CBQL mới được bổ nhiệm có năng lực chuyên môn tốt nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng nhưng chất lượng không đồng đều, giáo viên dạy các bộ môn năng khiếu còn thiếu.

Một bộ phận học sinh chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức do điều kiện gia đình lẫn sự tác động từ những vấn đề xã hội (bố mẹ không có thu nhập ổn định hoặc thu nhập thấp, bố mẹ ly hôn; không có bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w