Thực trạng công tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viê nở các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 79)

các trường tiểu học trên địa bàn quận Phú Nhuận

2.4.1. Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng và quy hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học

2.4.1.1. Công tác tuyển dụng giáo viên tiểu học

Thông qua số liệu báo cáo đầu năm học 2011 – 2012 của Phòng GD- ĐT quận, nếu tính hệ số 1,15 GV/lớp thì có 100% số trường vượt định mức này (đối với các trường dạy học 01 buổi/ngày) và 1,3 GV/lớp tính trên tổng số các trường trong toàn quận (10/14 trường có 100% số HS dạy học 02 buổi/ngày).

Qua việc phỏng vấn đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong quận thì có 100% ý kiến trả lời về việc cần tuyển dụng thêm đội ngũ giáo viên nhưng cũng 100% ý kiến trả lời cần phải cân nhắc và lựa chọn giáo viên được đào tạo trên chuẩn. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL và giáo viên đều có nhận định: cần có đội ngũ giáo viên tiểu học trên chuẩn, được đào tạo chính qui vì đây sẽ là đội ngũ nòng cốt, là yếu tố đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của quận Phú Nhuận trong thời gian tới.

Công tác tuyển dụng giáo viên của ngành giáo dục Phú Nhuận bổ sung vào biên chế cũng đã có những cải tiến tích cực. Với công tác chỉ đạo thống nhất từ Sở GD-ĐT trong nhiều năm qua đã tổ chức xét tuyển biên chế giáo viên tiểu học mà không thông qua thi tuyển. Quy trình các bước xét tuyển rõ ràng đã phần nào giảm được những tiêu cực không đáng có. Tuy nhiên cũng trong những năm gần đây, số giáo viên tiểu học được tuyển vào biên chế cũng không đáp ứng được nhu cầu của các trường. Nguyên nhân là do cách tính: tính tổng thể giáo viên trên số lớp của toàn quận để xét biên chế cho ngành giáo dục nên tại một số trường vẫn còn thiếu giáo viên nhưng vẫn chưa được cấp thêm biên chế, số giáo viên dự phòng thai sản chưa được tính toán khi

tính biên chế. Tình trạng thiếu giáo viên tiểu học dạy Mĩ thuật, Ngoại ngữ, Nhạc và Thể dục vẫn còn thiếu ở một số trường.

2.4.1.2. Công tác sử dụng giáo viên tiểu học

Việc sử dụng giáo viên tiểu học trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến tốt hơn: công tác điều chuyển giáo viên theo quy chế đã và đang được thực hiện tương đối tốt. Công tác sắp xếp nhân sự, điều chuyển một số giáo viên yếu kém sang làm công tác khác cũng đã được tiến hành nhưng vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định.

Qua việc phỏng vấn đội ngũ CBQL về vấn đề tinh giảm biên chế theo tinh thần Nghị định 132 của Chính phủ đã thu được kết quả: công tác tuyên truyền tương đối khá, thực hiện các chế độ chính sách còn nhiều hạn chế. Như vậy việc tinh giảm biên chế theo nghị định chính phủ quy định còn chậm, đặc biệt là do thiếu ngân sách chi trả, chưa có động lực tinh giảm biên chế.

Tất cả các trường trong quận đã thực hiện quy chế luân chuyển giáo viên tiểu học trong quận tuy nhiên qua kết quả điều tra thì hiệu quả chưa cao (chưa đến 10% giáo viên trong quận được luận chuyển hàng năm).

Việc phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên tiểu học trong những năm qua cũng thể hiện được phần nào qua các tiêu chí: tính hợp lí, phát huy được tính tích cực của giáo viên, tính công bằng và hiệu quả. Qua các ý kiến phỏng vấn cũng có ¾ ý kiến cho rằng: tổ chức cho giáo viên giảng dạy theo nhóm môn học thay cho dạy tất cả các môn như hiện nay. Như vậy chứng tỏ việc phân công sử dụng giáo viên chưa mang lại hiệu quả, chất lượng công việc chưa cao, thời gian phần lớn để giáo viên soạn bài, chấm bài và làm đồ dùng dạy học không còn thời gian dành cho nghiên cứu, đọc tài liệu, sách báo.

2.4.2. Thực trạng công tác đánh giá giáo viên của các trường tiểu học

Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên thực tế trong những năm qua cho thấy mặc dù Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đã được Bộ GD - ĐT ban hành và thực hiện từ năm 2007 nhưng trên thực tế vẫn còn một số trường tiểu

học còn chưa thực hiện đúng quy trình, chưa mang tính khách quan và thật sự công bằng. Một số đánh giá của Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên trong tổ khối vẫn còn tình trạng qua loa, cả nể, né tránh, đôi khi thiếu công bằng. Điều đó đã gây nên sự phản tác dụng, làm cho giáo viên tự thoả mãn với năng lực của mình hoặc gây tâm lý chán nản cho một số giáo viên, làm cho đội ngũ giáo viên thiếu đi ý thức tự bồi dưỡng và cũng do những hạn chế trên đã làm cho đội ngũ CBQL, giáo viên thiếu quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn.

Theo tổng hợp kết quả thanh tra hoạt động sư phạm của các trường hàng năm và qua kết quả điều tra về thực trạng quản lý chuyên môn, đánh giá giáo viên tại các trường cho thấy:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục: số trường tiểu học xây dựng kế hoạch giáo dục của đơn vị trong từng học kì và cả năm ở mức độ tốt đạt 78,5%, khá đạt 21,5%.

- Số trường tổ chức thực hiện kế hoạch trong học kì, năm học ở mức độ tốt là 75%, khá là 25%.

- Số trường chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục trong học kì, trong năm học ở mức độ tốt là 78,5% và khá là 21,5%.

- Số trường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình học, kế hoạch trong năm học ở mức độ tốt là 85,7% và khá là 14,3%.

* Công tác thanh tra, kiểm tra

Hầu hết các trường đều xây dựng được kế hoạch kiểm tra theo từng học kì, năm học đối với tất cả các hoạt động của nhà trường và qua ghi nhận các trường thực hiện tốt chiếm khoảng 71%, mức độ khá chiếm 25% và khoảng 4% ở mức độ trung bình (thường là các đơn vị trường dân lập).

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch kiểm tra là việc tổ chức thực hiện việc kiểm tra nề nếp dạy học và các hoạt động khác.

Vấn đề chỉ đạo việc kiểm tra nề nếp dạy học, kiểm tra các hoạt động khác cuả nhà trường cũng được các trường thực hiện một cách thường xuyên và thực tế ở vấn đề này thì đánh giá ở mức độ tốt là 64%, khá là 32% và 4% ở mức độ trung bình.

Thực tế chất lượng tay nghề giáo viên tiểu học tuy được đánh giá rất cao nhưng chất lượng dạy và học hàng năm tại một số trường chưa được cải thiện nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận cán bộ thanh tra chưa được tập huấn nghiệp vụ thanh tra nên năng lực xử lý kết quả thanh tra còn hạn chế; do trong quá trình đánh giá còn nể nang, chưa mạnh dạn đánh giá đúng thực chất chuyên môn giáo viên, khách quan làm cho giáo viên còn “kẽ hở” để đối phó với các hoạt động thanh tra của nhà trường của đoàn thanh tra chuyên môn của phòng GD-ĐT…

2.4.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường tiểu học trên địa bàn quận Phú Nhuận

Qua điều tra và phỏng vấn đội ngũ CBQL cũng như giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận cho thấy:

- Trình độ đào tạo: trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học quận đã đạt chuẩn 100%, giáo viên có trình độ trên chuẩn cũng đạt tỉ lệ ở mức cao (trên 95%).

- Hơn 92% giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thể hiện qua việc tham gia đầy đủ các nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành, có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên ý thức tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh của một bộ phận giáo viên còn chưa cao.

- Việc bồi dưỡng chưa mang tính lâu dài, chưa chú trọng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp phương pháp tiếp cận các quan điểm học tập mới.

Bảng 2.7: Thực trạng trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên tiểu học quận Phú Nhuận NĂM HỌC TỔNG SỐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TRÊN CHUẨN ĐẠT CHUẨN DƯỚI

CHUẨN ĐANG ĐI HỌC Đại học Cao đẳng 12+2 THHC SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL CH ĐH CĐ 2008- 2009 337 156 46,3 139 41,2 38 11,3 4 1,2 2009- 2010 342 195 57,1 132 38,6 14 4,1 1 0,3 2010- 2011 350 222 63,4 115 32,8 12 3,4 1 0,3 2011- 2012 386 246 63,7 130 33,7 10 2,6

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phú Nhuận)

2.4.4. Thực trạng về chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên các trường tiểu học quận Phú Nhuận

Hầu hết các trường tiểu học trong quận đã thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng cũng như định mức lao động của đội ngũ cán bộ giáo viên. Các trường thực hiện ở mức độ tốt chiếm tỉ lệ 64,3%, khá đạt ở mức độ 21,4%. Tất cả các trường tiểu học công lập thực hiện tốt việc xét nâng bậc lương đúng quy định. Có 85,7% số trường tiểu học thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, các trường còn lại được đánh giá ở mức độ khá.

Bên cạnh đó, các trường trong quận vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: chế độ nghỉ dưỡng trong hè, bồi dưỡng làm thêm giờ vẫn còn ở mức thấp. Số trường được đánh giá ở mức độ tốt chỉ khoảng 57,1%; mức độ khá 14,3%.

2.4.5. Thực trạng xây dựng môi trường làm việc, môi trường văn hóa sư phạm tích cực trong trường học

Qua kết quả điều tra cũng như qua thực tế tổng kết của Phòng GD-ĐT quận về việc thực hiện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học những năm gần đây, chúng tôi có nhận xét về CSVC của các trường: vẫn

còn các trường có diện tích nhỏ hẹp, phòng học chưa đúng quy cách (do diện tích đất quận nội thành eo hẹp) đa số các trường chưa có khu hoạt động thể dục thể thao cho học sinh, trường học dạy 02 buổi/ngày nhưng còn thiếu phòng chức năng; phương tiện nghe nhìn, thiết bị CNTT phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế đất nước nói chung và kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, các trường chú trọng đầu tư, bảo dưỡng cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, một số trường 100% các lớp được trang bị màn hình tivi LCD để phục vụ giảng dạy. Đa số giáo viên thực hiện có hiệu quả các tiết dạy có ứng dụng CNTT, giáo viên biết sử dụng linh hoạt (phù hợp với yêu cầu bài dạy, thời gian sử dụng hợp lý, cải thiện được sự tập trung chú ý của học sinh) nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực một cách thiết thực, hiệu quả nhất, thu hút được sự hứng thú của học sinh trong học tập.

Việc học 02 buổi/ ngày, giúp các trường phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng học sinh và tạo điều kiện các em có năng lực được học tập, phát triển tài năng. Dạy học gắn liền với giáo dục dưới nhiều hình thức được các trường quan tâm: dạy học kết hợp tham quan học tập; thay đổi môi trường giảng dạy: dạy học ngoài trời, ở vườn trường, thư viện; thành lập các câu lạc bộ năng khiếu; có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong các tiết dạy... Dạy học theo hướng cá thể hóa, chia nhóm học tập, giao bài tập cho từng đối tượng học sinh, tổ chức các hoạt động được quan tâm, thể hiện qua việc soạn, giảng.

Việc sắp xếp thời khóa biểu buổi thứ hai trong ngày dành cho các hoạt động, hình thức học tập, câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện thể chất đã phát huy tác dụng.

Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh năng động, tích cực” do Bộ GD-ĐT phát động được 100% các trường hưởng ứng thực hiện và

trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường trong việc xây dựng phương hướng hoạt động và kế hoạch năm học hàng năm.

Thực tế có từ 90-100% giáo viên tiểu học ý thức thực hiện đổi mới PPDH, vận dụng dạy học theo hướng cá thể hóa theo từng nội dung bài dạy, năng lực học sinh và tình hình trường, lớp.

Tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện và có biện pháp phát huy học sinh có năng khiếu từng mặt về nghệ thuật, thể thao, tin học để tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 79)