Quy hoạch chất lượng ADSL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ADSL và ứng dụng (Trang 90 - 93)

Quy hoạch chất lượng ADSL dựa trên 3 tiêu chuẩn: - Tắc nghẽn kết nối (overbooking),

- Độ cách ly giữa các thuê bao, - Thực hiện chất lượng có bảo đảm.

Tỷ lệ tắc nghẽn kết nối phụ thuộc vào 4 yếu tố. Đó là: số thuê bao tổng cộng khi quy hoạch, số thuê bao của từng dịch vụ cùng tốc độ dữ liệu tối đa, dung lượng tổng cộng vào giờ cao điểm khi tất cả đều on-line và hệ số ghép thống kê dựa vào quan điểm cho phép của khách hàng.

Hình 4.12: Cấu hình mở rộng của DSLAM Paradyne Hotwire IP4800

Khi kích thước của bộ đệm dữ liệu trên các bộ DSLAM, tập trung DSLAM tăng thì khả năng mất cell càng giảm, chất lượng dịch vụ càng cao. Có thể giảm tốc độ cần thiết của các dịch vụ tối đa để tăng hiệu quả của bộ đệm dữ liệu. Giải quyết xếp hàng các VC theo từng loại dịch vụ. Cơ chế CAC (Connection Admission Control) có thể thông báo tắc nghẽn kết nối cho thuê bao. Khi quản lý lưu lượng càng tốt thì số thuê bao đạt được càng cao. Khi đó bộ tập trung DSLAM là giải pháp quản lý lưu lượng tiên tiến giúp tăng mật độ thuê bao.

Cách ly thuê bao: các loại dữ liệu bao gồm: UBR, GFR, CBR, VBR. Càng nhiều thuê bao vào mạng thì chất lượng của UBR (thường là dân dụng) càng giảm. Cơ chế quản lý của ATM không phân biệt các loại VC trong một VP. Để cách ly thuê bao được tốt thì phải hình thành các virtual tunnel trong các VP. Hình thành mức ưu tiên cho các virtual tunnel sẽ giúp mạng ATM không bỏ đi các cell một cách lãng phí.

lượng cao nhất, không bị chiếm dụng tài nguyên, không lấn chiếm các thuê bao khác. Trong chuyển mạch VC người ta sử dụng cơ chế EPD/PPD: vì các gói IP bị hỏng phải được truyền lại làm trễ dữ liệu của khách hàng. Các bộ tập trung DSLAM dùng VP switching phải có cơ chế bảo vệ lưu lượng IP riêng “VP access layer”. GFR là dùng cho các thuê bao cần tốc độ thấp nhất và cần chính xác nhất bằng cơ chế EPD/PPD. Hình thành mức ưu tiên cho từng virtual tunnel sẽ bảo đảm tốc độ.

Kết luận

Internet băng thông rộng, hay cụ thể là ADSL ở Việt Nam sẽ thúc đẩy công nghệ thông tin cũng như nền kinh tế và giáo dục của nước ta đuổi theo các nước khác. Một điểm rất dễ nhận trong việc áp dụng ADSL trên thế giới là ở các nước châu Á (cụ thể là Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ….), ADSL được dùng rộng rãi và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác như Úc, Mĩ hay Tây Âu. Hi vọng Việt Nam sẽ phát triển ADSL theo con đường của các nước châu Á anh em để tạo nên cuộc cách mạng Internet trong nước, góp phần lớn hỗ trợ nền kinh tế và giáo dục đào tạo.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên đồ án này khó tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để có thể sửa đổi, bổ sung cho những vấn đề trình bày trong đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa công nghệ trường Đại Học Vinh đặc biệt là KS. NGUYỄN PHÚC NGỌC đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này

Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh viên: Nguyễn Công Tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ADSL và ứng dụng (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w