0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Các phương pháp đo thử đánh giá chất lượng đường dây thuê bao số

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ADSL VÀ ỨNG DỤNG (Trang 74 -74 )

4.1.1. Đo thử một đầu

Đối với đo thử một đầu (single-ended testing) thì đôi dây thuê bao được đo thử từ tổng đài mà không cần gởi nhân viên kỹ thuật đến vị trí của thuê bao và có thể xét chất lượng đường dây có thể dung nạp được hay không tốc độ truyền dẫn của tín hiệu DSL.

Đo thử một đầu cho phép đo thử từ tổng đài và cung cấp các thông tin về các bất. Lợi trên đường dây như cuộn tải, ngắn mạch, nối đất, ... Đo thử một đầu cho kết quả tin cậy về khả năng dung nạp dịch vụ DSL của đường dây thuê bao. Đo thử một đầu có thể tương hợp với các phép đo dựa trên thiết bị đo thử tự động vốn cần thiết cho việc lập hồ sơ thuê bao hàng loạt phục vụ triển khai dịch vụ DSL. Với các ILEC thì có thể thực hiện đo thử DSL một đầu bằng các hệ thống đo thử và bộ hồ sơ đường dây thuê bao sẵn có. Hệ thống đo thử dùng để đo độ dài đường dây và kiểm tra các

trở ngại trên đường dây. Hồ sơ đường dây được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của các nhánh rẽ và các cuộn tải trên đường dây. Tuy nhiên, nhìn chung sử dụng các kỹ thuật đo hiện thời và hồ sơ đường dây không đủ để đánh giá ban đầu chất lượng đường dây thuê bao dành cho dịch vụ DSL. Các nhà cung cấp dịch vụ cần sử dụng hai chế độ đo khi sử dụng phương pháp đo một đầu: chế độ đo hàng loạt (batch mode) và chế độ đo theo yêu cầu (on-demand mode). Chế độ đo hàng loạt dùng để lập hồ sơ dịch vụ để xác định đường dây nào có thể dung nạp dịch vụ DSL và đường dây nào không dung nạp được và cũng đánh giá lượng công việc cần thiết phải thực hiện để đưa các đường dây thuê bao khác vào phục vụ dịch vụ DSL. Khả năng đo theo nhu cầu được dùng để xác định khả năng triển khai dịch vụ DSL trên một đường dây thuê bao cụ thể.

• Ưu điểm của việc đo thử một đầu là: - Đo đạc tập trung và đồng bộ.

- Giải thuật đánh giá chất lượng có thể được điều chỉnh theo từng vùng cho các yêu cầu trong tương lai.

- Đo thử hàng loạt.

- Đo thử theo nhu cầu tức thời.

- Lập được hồ sơ đo thử cho từng đường dây thuê bao.

- Định vị được và xử lý được các sự cố trên đường dây thuê bao cáp kim loại. - Giảm được giá thành do không phải cử nhân viên kỹ thuật đi xa.

• Nhược điểm của đo thử một đầu là:

- Không đánh giá được các tốc độ theo hai chiều upstream và downstream. - Không đánh giá được mức nhiễu từ phía khách hàng và năng lượng tín hiệu.

4.1.2. Đo thử hai đầu

Phương pháp đo thử hai đầu (double-ended testing) cần phải cử nhân viên kỹ thuật tới tận nhà thuê bao sử dụng các dụng cụ đo thử cầm tay để liên lạc với các thiết bị đo thử ở tổng đài. Vì phải gửi nhân viên kỹ thuật đến tận nhà thuê bao vốn rất tốn kém nên với phương pháp đo thử hai đầu các nhà cung cấp dịch vụ khó có thể điều chỉnh chi phí phù hợp giá cả trong môi trường cạnh tranh. Trong môi trường cạnh tranh có cả các ILEC lẫn các CLEC thì các kỹ thuật viên của ILEC có thể không

là cần phải có một lần gởi nhân viên kỹ thuật của ILEC để lắp đặt đường dây và một lần nữa gởi nhân viên kỹ thuật của CLEC để đo thử đường dây vừa lắp đặt.

• Các ưu điểm của đo thử hai đầu có thể kể ra là:

- Có thể đo được tốc độ khả năng truyền dữ liệu theo từng chiều upstream và Downstream.

- Các kỹ thuật viên đang tiến hành đo thử tại nhà thuê bao có thể khắc phục ngay một số vấn đề,

- Có thể thực hiện được các phép đo năng lượng tín hiệu phát và năng lượng nhiễu.

• Các nhược điểm của phương pháp đo hai đầu là:

- Tăng chi phí triển khai dịch vụ DSL do các lần cử nhân viên kỹ thuật đến tận vị trí thuê bao, với mỗi phiên bản kỹ thuật mới của DSL phải trang bị cho các nhân viên kỹ thuật các dụng cụ cầm tay mới, không thể đo thử số nhiều đường dây được,

mỗi lần thử đều phải cử nhân viên kỹ thuật đến nhà thuê bao, khó ghi lại hồ sơ, xử lý các sự cố không đồng bộ, không thể xử lý kịp nhu cầu đo thử.

4.1.3. Các yêu cầu đo thử DSL

Các phép đo thử để đánh giá chất lượng đường dây chuẩn bị cho dịch vụ DSL phải bao gồm: kiểm tra cáp kim loại, xác định độ dài vòng dây, dò sự hiện diện của cuộn tải trên đường dây đang khảo sát, dò sự hiện diện của nhánh rẽ trên đường dây đang khảo sát, đo nhiễu dải rộng.

Kết quả đo thử dùng để đánh giá xem có triển khai được dịch vụ DSL nào trong các dịch vụ sau: IDSL, MDSL, SDSL, HDSL, ADSL CAP hay ADSL DMT.

4.1.4 Đo thử cáp kim loại

Việc đo thử cáp kim loại để đánh giá chất lượng đường dây thuê bao thực hiện kiểm các trường hợp lỗi sau:

- Hở mạch.

- Ngắn mạch (dây tip và dây ring chạm điện nhau). - Nối đất: dây tip hay dây ring chạm điện với đất. - Chạm dây khác.

- Không cân bằng vòng thuê bao (dây tip dài hơn dây ring hay ngược lại), dò các thiết bị đặc biệt trên đường dây như bộ cung cấp đường dây thuê bao số (DLC: digital loop carrier), bộ cung cấp đường dây thuê bao số tích hợp (IDLC: integrated digital line carrier), ... Các phép đo cáp kim loại tiêu chuẩn đo các tham số tip-to-ring (T-R), tip to-ground (T-G) và ring-to-ground (R-G) bao gồm điện áp AC, DC, điện trở và điện dung. Các đường dây không cân bằng sẽ gây ra nhiễu xuyên kênh, sai bit làm chậm tốc độ tín hiệu DSL.

4.1.5. Độ dài vòng thuê bao

Tất cả các dịch vụ DSL đều rất nhạy với độ dài vòng thuê bao giữa tổng đài và vị trí thuê bao. Tốc độ tín hiệu DSL mà đường dây thuê bao dung nạp được tỷ lệ nghịch với độ dài vòng thuê bao: vòng thuê bao càng dài thì tốc độ của tín hiệu DSL cho phép càng nhỏ đi. Do vậy, việc đo thử đánh giá một đường dây thuê bao phải có khả năng xác định chính xác độ dài đường dây thuê bao. Một phép đo điện trở hai đầu đơn giản sẽ không thực hiện được do nó phụ thuộc quá nhiều vào nhiệt độ và sự thay đổi cỡ đường dây và không tính được ảnh hưởng của các nhánh rẽ (bridged tap). Việc đo điện dung chính xác hơn nhiều do đo được cả ảnh hưởng của các nhánh rẽ.

Hình 4.1: Đo độ dài đường dây thuê bao bằng phương pháp đo hai đầu: đo điện trở

Các hệ thống đo một đầu đo độ dài đường dây thuê bao bằng các phép đo điện dung tip-to-ground, ring-to-ground và tip-to-ring. Độ dài đường dây thuê bao được tính toán từ giá trị điện dung chuẩn 0,083 mF cho mỗi dặm. Điện dung của vòng thuê bao là một tham số được kiểm soát chặt chẽ và phụ thuộc cơ bản bởi độ xoắn của

đường dây thuê bao ảnh hưởng tới mức tín hiệu thu. Vòng thuê bao càng dài thì các tín hiệu tần số cao càng bị suy hao. Nếu vòng thuê bao quá dài thì CPE không nhận được bất cứ tín hiệu tần số cao nào. Các báo cáo ở thị trường Bắc Mỹ cho thấy có 88% số đường dây thuê bao có độ dài nhỏ hơn 18000 bộ và 65% số đường dây thuê bao có độ dài nhỏ hơn 12000 bộ với cỡ dây 24 AWG và nhỏ hơn 9000 bộ với cỡ dây 26 AWG.

4.2. Quy trình đo thử và lắp đặt DSL

Khi việc đo thử đã được thực hiện thì kết quả được chuyển cho chương trình máy tính để xác định tốc độ chiều upstream và chiều downstream cho dịch vụ DSL cụ thể như ADSL chẳng hạn. Chương trình máy tính có khả năng cung cấp các hoạt động sau:

- Thực hiện dự báo cho các dịch vụ DSL khác nhau như ADSL, G-Lite, MODEM 1Meg, ... thực hiện nghiên cứu dữ liệu cho thông tin cáp, tạo ra các mô hình vòng thuê bao bao gồm cả các thay đổi cỡ dây, xử lý các môi trường bất đồng nhất, xử lý các phiên bản DSL khác nhau, cung cấp các quy trình mô hình hoá như cải thiện chất lượng truyền dẫn dựa trên việc gỡ bỏ nhánh rẽ chẳng hạn.

Chương trình máy tính phải có khả năng xử lý các môi trường không đồng nhất khi có nhiều nhà cung cấp dịch vụ DSL khác nhau và nhiều kiểu mạng cùng tồn tại. Để dự báo chính xác, cần phải tính toán đến việc sử dụng kênh của mỗi nhà cung cấp và đặc tính mật độ phổ năng lượng. Nếu một nhà cung cấp thiết bị DSL không tuân thủ hướng dẫn ANSI T1.413 cho một phiên bản DSL nào đó thì chương trình phải khuyên khách hàng thay đổi để phù hợp với thiết bị của nhà cung cấp đó.

4.2.1. Đánh giá chất lượng đường dây

Ở bước này trung tâm điều hành mạng phải thực hiện một loạt các phép đo thử để đánh giá khả năng bảo đảm xử lý tốt dịch vụ ADSL của đường dây trước khi gởi nhân viên đến tận nhà thuê bao. Ở đây phải thực hiện các phép đo thử một đầu.

4.2.2. Tiến hành đo thử tại NID

Bước 1: Kiểm tra tại hộp đấu dây

Thực hiện kiểm tra tại hộp đấu dây để xác định xem đôi dây xoắn được cung cấp có đúng hay không. Khi đã tìm được đôi dây để cung cấp dịch vụ thì phải dùng

các dụng cụ đo thử và dò cuộn tải để xác nhận đường dây là không có cuộn tải và cân bằng. Tại thời điểm này phải dùng máy đo thực hiện kiểm tra các thông số cơ bản của đường dây. Dùng một butt set để kiểm tra sự hiện diện của âm hiệu mời quay số.

Bước 2: Đồng bộ với bộ DSLAM và xác định tốc độ dữ liệu ở hộp đấu dây

Hình 4.2: Quy trình lắp đặt DSL

Hình 4.3: Vị trí của NID và bộ tách dịch vụ ADSL/POTS ở CPE

- NID (Network Interface Device) là ranh giới của mạng và CPE. NID đôi khi còn được gọi là NIU (Network Interface Unit) hay NT (Network Termination). Trong ADSL có hai loại NID: Wet wire NID và Dry wire NID.

- Wet wire NID: là NID tích cực dùng trong môi trường chưa có cạnh tranh. Wet wire NID được triển khai tại các nước ngoài Bắc Mỹ. Với đường dây Wet wire NID thì cả

NID và ATU-R đều là sở hữu của nhà điều hành mạng và thường thì hai thiết bị này được ghép chung.

- Dry wire NID: là NID thụ động dùng trong môi trường có cạnh tranh. Dry wire NID không cung cấp nguồn trên đường dây DSL. Dry wire NID được triển khai tại Bắc Mỹ. Với Dry wire NID khách hàng được tự do mua sắm ATU-R với giá cả cạnh tranh.

Kết thúc đường dây dịch vụ bằng một dụng cụ đo thử ADSL, bật nguồn và cố gắng thiết lập đồng bộ với bộ DSLAM. Nếu thiết lập được đồng bộ thì dụng cụ đo thử sẽ hiển thị tốc độ dữ liệu tối đa theo chiều upstream và downstream. Khi đó bộ DSLAM hoạt động đúng đắn và đường dây đã sẵn sàng cho dịch vụ số DSL. Nếu dụng cụ đo thử ADSL cho kết quả thiết lập đồng bộ với bộ DSLAM thất bại thì gọi hỗ trợ ở vị trí đặt DSLAM để xác nhận lại là bộ DSLAM đã được thiết lập đúng đắn. Nếu bộ DSLAM đã hoạt động đúng đắn mà tốc độ dữ liệu theo các chiều downstream hay upstream cao hơn hoặc thấp hơn tốc độ dữ liệu cần thiết thì phải liên hệ lại hỗ trợ ở vị trí đặt DSLAM để xác nhận một lần nữa sự hoạt động đúng

thực hiện đấu dây cho NID.

Bước 3: Lắp đặt bộ tách dịch vụ ADSL/POTS cho G.DMT

Đặt hộp NID ở phía tài sản khách hàng và lắp đặt bộ tách dịch vụ ADSL/POTS ở một vị trí thuận tiện như minh hoạ ở hình vẽ. Cài jumper ở port Network rồi nối đường dây đôi dây cho dịch vụ thoại ở port thoại (voice port) và kết nối đôi dây cho dịch vụ ADSL ở port số liệu (data port).

Bước 4: Kiểm tra các thông số cơ bản, giám sát và chất lượng thoại

Ở NID phải thực hiện một lần nữa việc đo thử các thông số cơ bản một lần nữa. Hơn nữa, các phép đo thử phải được thực hiện để chắc chắn rằng đường dây sẽ được sử dụng để hỗ trợ dịch vụ dữ liệu tốc độ cao ADSL. Cuối cùng, dịch vụ thoại được xem lại một lần nữa bằng cách nối đường dây với butt set qua cổng thoại (voice port), chuyển sang chế độ nói chuyện (talk mode) và nghe âm hiệu mời quay số (dial- tone).

Bước 5: Đồng bộ với DSLAM và xác nhận tốc độ bit ở NID

- Với ADSL G.DMT: Kết nối cổng số liệu trên bộ tách dịch vụ POTS bằng máy đo thử ADSL, mở nguồn máy đo và kiểm tra một lần nữa sự đồng bộ với DSLAM và tốc độ bit cần thiết theo các chiều upstream và downstream.

- Với ADSL G.Lite: Trước tiên, kiểm tra âm hiệu mời quay số bằng butt set tại NID. Gỡ butt set ra khỏi đường dây, nối máy đo thử ADSL vào đường dây, mở nguồn máy đo và kiểm tra một lần nữa sự đồng bộ với DSLAM và tốc độ bit cần thiết theo các chiều upstream và downstream.

Nếu khách hàng không yêu cầu dịch vụ thoại trên jack điện thoại này thì nối dây nhảy cùng một đôi dây gán cho cổng số liệu ở NID. Nếu khách hàng yêu cầu cả dịch vụ thoại và ADSL ở trên jack điện thoại này thì lắp đặt bộ jack đôi gắn tường nếu chưa có. Phải chắc rằng đôi dây dành cho dịch vụ thoại gắn vào cổng thứ nhất (port 1) và đôi dây dùng cho dịch vụ số liệu được gắn với cổng thứ hai (port 2). Tiêu chuẩn quy định ngõ ra của bộ modem phải nối vào đôi dây thứ hai.

Nếu khách hàng không yêu cầu dịch vụ thoại trên jack điện thoại này thì nối dây nhảy cùng một đôi dây gán cho cổng số liệu ở NID.

Nếu khách hàng yêu cầu cả dịch vụ thoại và ADSL ở trên jack điện thoại này thì lắp đặt bộ jack đôi gắn tường nếu chưa có. Phải chắc rằng đôi dây dành cho dịch

với cổng thứ hai (port 2). Tiêu chuẩn quy định ngõ ra của bộ modem phải nối vào đôi dây thứ hai.

4.2.3. Lắp đặt tại nhà thuê bao

Xác định chỗ khách hàng cần nối máy tính cá nhân với ADSL. Tìm vị trí gần jack điện thoại nhất trong phòng và xem thử đường dây tại đó có dùng được hay không.

4.2.3.1. Trường hợp G.DMT

Hình 4.4 :Sơ đồ nối dây dịch vụ ADSL

và dịch vụ thoại trên jack đôi gắn tường ADSL G.DMT

Nếu khách hàng không yêu cầu dịch vụ thoại trên jack điện thoại này thì nối dây nhảy cùng một đôi dây gán cho cổng số liệu ở NID. Nếu khách hàng yêu cầu cả dịch vu thoại và ADSL ở trên jack điện thoại này thì lắp đặt bộ jack đôi gắn tường nếu chưa có. Phải chắc rằng đôi dây dành cho dịch vụ thoại gắn vào cổng thứ nhất (port 1) và đôi dâydùng cho dịch vụ số liệu được gắn với cổng thứ hai (port 2). Tiêu chuẩn quy định ngõ ra của bộ modem phải nối vào đôi dây thứ hai.

Hình 4.5 : Đi dây cho cấu hình G.DMT

4.2.3.2. Trường hợp G.Lite

Với cấu hình này, cả dịch vụ ADSL lẫn dịch vụ thoại đều được nối vào đường dây điện thoại. Nếu cần thiết thì nối lại jack để tương thích với đầu ra của modem ADSL hay dùng một đoạn dây thừa để chuyển đổi dây.

4.2.4. Lắp đặt modem ADSL

Hiện nay, có ba loại cấu hình modem ADSL thông dụng. Ba loại này bao gồm hai loại lắp rời (External) với giao tiếp với máy tính cá nhân là Ethernet hay USB và một loại lắp bên trong máy tính cá nhân (Internal) với giao tiếp chuẩn PCI. Nếu CPE

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ADSL VÀ ỨNG DỤNG (Trang 74 -74 )

×