Mô hình chuẩn máy phát ATU-C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ADSL và ứng dụng (Trang 33 - 40)

cell ATM. Giao tiếp U-C và U-R có thể dựa trên đồng bộ bit STM, nghĩa là không có các cell ATM trên giao tiếp U-C hay dựa trên các cell ATM.

Hình 3.7 là sơ đồ khối của một máy phát ADSL ở phía tổng đài ADSL (Transceiver Unit-Central office: ATU-C) gồm các khối chức năng và các giao tiếp chuẩn hoá cho chuyển vận dữ liệu STM chiều downstream.

Lưu ý: Đường liền nét mô tả khả năng cần phải có và đường đứt nét biểu diễn khả năng chọn lựa thêm.

Hình 2.7: Mô hình chuẩn của ATU-C dùng cho chuyển vận STM

Nếu được hỗ trợ thì STM chỉ là tuỳ chọn thêm. Tuy nhiên thiết bị ADSL cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chế độ chuyển vận STM căn bản là truyền nối tiếp bit (bit serial).

- Bên ngoài các giao tiếp nối tiếp ASx/LSx các byte dữ liệu được truyền theo thứ tự MSB trước. Tuy nhiên, mọi quá trình xử lý trong khung ADSL (chẳng hạn như CRC, ngẫu nhiên hoá, ...) lại được thực hiện theo thứ tự LSB trước. Với thế giới bên ngoài thì MSB được ADSL xem như LSB. Vì vậy, bit nhận được đầu tiên (MSB của thế giới bên ngoài) sẽ là bit được xử lý đầu tiên trong ADSL (ADSL LSB).

- Thiết bị ADSL phải có khả năng hỗ trợ tối thiểu các kênh truyền tải AS0 và LS0. Khả năng hỗ trợ các kênh truyền tải khác được xem là một tùy chọn của thiết bị ADSL.

- Có hai đường tín hiệu giữa bộ điều khiển Mux/Sync và bộ xử lý Tone ordering. Đường tín hiệu "nhanh" ("fast" path) cung cấp thời gian trễ nhỏ. Đường tín

hiệu ghép xen kẽ (interleave path) cung cấp tỷ lệ sai rất thấp và độ trễ lớn hơn. Một hệ thống ADSL hỗ trợ STM phải có thể hoạt động với cả chế độ hai độ trễ theo chiều downstream, tức là dữ liệu của người sử dụng được đặt trong cả hai đường tín hiệu (đường tín hiệu nhanh và đường tín hiệu xen kẽ), và chế độ một độ trễ cho cả hai chiều upstream và downstream, tức là dữ liệu của người sử dụng được đặt ở một đường tín hiệu xen kẽ).

Hình 2.8: Mô hình chuẩn của ATU-C dùng cho chuyển vận ATM

Hình 2.10: Mô hình chuẩn của ATU-R dùng cho chuyển vận ATM

Lưu ý: Các kênh truyền tải tùy chọn (kể cả song công và đơn công) và các đặc tính của chúng được minh hoạ bằng các đường chấm chấm.

Hình 2.12: Giao tiếp ATU-C chuyển vận ATM ở điểm chuẩn V-C

Hình 2.14: Cấu trúc superframe ADSL của máy phát ATU-C

Đa khung (superframe) ADSL gồm 68 khung. Một số khung trong 68 khung này có các chức năng đặc biệt. Chẳng hạn như khung 0 và khung 1 dùng để truyền tải thông tin kiểm soát sai (error control) CRC (Cyclic Redundancy Check) và các bit chỉ thị (indicatoir bit: ib) để quản lý liên kết. Các bit chỉ thị khác được truyền tải trong các khung 34 và 35. Có một khung đồng bộ đặc biệt theo sau đa khung mà không mang thông tin của người sử dụng. Một đa khung ADSL truyền trong 17 ms. Vì các liên kết ADSL là các liên kết điểm nối điểm nên không cần phải định vị địa chỉ khung, không cần các bộ identifier. Trong đa khung ADSL có các khung ADSL. Mỗi khung ADSL truyền trong 25 ms (1/4000 giây) và gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là dữ liệu nhanh (fast data). Dữ liệu nhanh là các dữ liệu nhạy với thời gian trễ như audio, video, ... từ các nhà cung cấp và ADSL cố gắng thực hiện với độ trễ nhỏ nhất. Một octet đặc biệt gọi là fast byte được đặt trước tầng dữ liệu nhanh để mang thông tin CRC hay các bit chỉ thị khi cần. Dữ liệu nhanh được bảo vệ bằng trường FEC để

sửa sai vì các dữ liệu nhanh như âm thanh, hình ảnh không thể sửa sai bằng gởi lại được.

Phần thứ hai của khung chứa thông tin từ bộ đệm xen kẽ (interleaved data buffer). Dữ liệu xen kẽ được đóng gói và phải không bị tác động bởi nhiễu nên cần xử lý phức tạp và tốn nhiều thời gian trễ hơn. Việc xen kẽ dữ liệu sẽ làm cho dữ liệu ít bị tấn công hơn. Phân khung này này dùng cho các dữ liệu thuần túy như dữ liệu truy xuất Internet chẳng hạn. Tất cả nội dung của khung được ngẫu nhiên hoá trước khi truyền đi để tối thiểu hoá trường hợp mất đồng bộ khung. Lưu ý rằng không có kích thước cố định cho một khung ADSL. Vì tốc độ đường dây ADSL thay đổi và bất đối xứng nên kích thước khung ADSL cũng thay đổi. Tuy nhiên, kích thước của khung ADSL cũng có yếu tố cố định là khung phải được truyền sau mỗi 25 ms và một đa khung được truyền trong 17 ms. Dĩ nhiên tốc độ đường dây ADSL lớn nhất cần kích thước khung ADSL lớn nhất. Kích thước bộ đệm được xác định qua tốc độ và cấu trúc các kênh truyền tải được cấu hình ngay từ đầu. Tiêu chuẩn không ngăn cản cấu trúc lại nhưng cũng không xác định phương pháp cấu trúc lại. Như đã nói ở trên, các khung 0, 1, 34 và 35 có vai trò đặc biệt trong đa khung ADSL. Những khung này mang thông tin CRC của khung và các bit chỉ thị là các thông tin overhead. Các khung khác gồm khung 2 đến khung 33 và khung 36 đến khung 67 cũng có truyền các thông tin overhead của kênh EOC và điều khiển đồng bộ. Tất cả các thông tin này được truyền tải ở vị trí byte fast data của mỗi khung trong đa khung ADSL. Phần overhead của fast data có cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào khung chẵn hay khung lẻ. Cấu trúc của tất cả những bit này trong byte dữ liệu nhanh được minh hoạ ở hình vẽ 2.15.

Hình 2.15: Byte đồng bộ đường dữ liệu nhanh của máy phát ATU-C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ADSL và ứng dụng (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w