Cũng như mọi công nghệ khác, ADSL cần phải được tiêu chuẩn hoá. Người sử dụng cần các sản phẩm dựa trên công nghệ được tiêu chuẩn hoá vì chúng thực hiện ổn định, độc lập với từng nhà sản xuất và có thể làm việc được với các thiết bị khác cùng loại. Ở Hoa Kỳ, tiêu chuẩn cho ADSL lớp vật lý lần đầu tiên được Viện Tiêu chuẩn hoá Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI: American National Standards Institute) mô tả trong tiêu chuẩn T1.413-1995. Nói cách khác, tài liệu này mô tả chính xác cách thiết bị ADSL liên lạc với nhau qua vòng thuê bao tương tự. Tiêu chuẩn thực sự không có và cũng không có ý định mô tả toàn bộ kiến trúc mạng và dịch vụ ADSL. Tiêu chuẩn không mô tả chức năng bên trong của điểm truy xuất ADSL. Tiêu chuẩn này chỉ xác định các vấn đề căn bản của ADSL như mã đường truyền (cách truyền đi các bit dữ liệu) và cấu trúc khung (cách tổ chức dòng bit dữ liệu) trên đường dây.
Các sản phẩm ADSL được sản xuất đã sử dụng các kỹ thuật mã đường dây là các kỹ thuật điều chế CAP, QAM và DMT. Có những kỹ thuật mã đường dây khác
thông dụng nhất. Dù cho sử dụng kỹ thuật mã đường dây nào thì khi dùng cùng một đôi dây cho truyền dẫn tín hiệu song công cũng phải sử dụng một trong hai phương pháp: song công phân tần (FDD: Frequency Division Duplexing) hay triệt tín hiệu dội (Echo cancellation).
Với phương pháp thực hiện song công phân tần dải tần truyền dẫn được chia thành dải tần upstream và dải tần downstream. Phương pháp triệt tiếng dội khử bỏ phần tín hiệu của máy phát tác động vào chiều thu của chính nó. Với ADSL thì phương pháp song công được thực hiện là sự kết hợp của cả song công phân tần và triệt tiếng dội vì với bản chất bất đối xứng của dải tần tín hiệu ADSL, dải tần của hai chiều upstream và downstream có thể chồng lấn nhau nhưng không thể khớp được nhau.
Tháng 6 năm 1999 ITU-T đã cho ra đời khuyến nghị G.992.1 cho ADSL G.DMT và khuyến nghị G.992.2 cho ADSL G.Lite. Việc tiêu chuẩn hoá cho ADSL của ITU-T cũng chỉ dừng lại ở thiết bị thu phát ADSL mà chưa có tiêu chuẩn cho kiến trúc mạng ADSL.