Các thành phần thiết yếu của ADSL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ADSL và ứng dụng (Trang 29 - 31)

ADSL là một kiến trúc mạng hoàn chỉnh. Như đã nói ở trên, ADSL không chỉ là một cách để truy xuất nhanh các trang web Internet mà ADSL còn là một phương tiện hỗ trợ mạnh mẽ các dịch vụ số liệu tốc độ cao cho người sử dụng ở gia đình cũng như doanh nghiệp nhỏ. Những dịch vụ này được cung cấp dưới một môi trường cạnh tranh và rất phong phú từ lĩnh vực giáo dục cho tới lĩnh vực tài chính. Hình 3.5 mô tả chi tiết hơn một bộ ADSL Terminal Unit-Remote (ADSL ATU-R). Thiết bị có thể là một hộp giao tiếp TV hay một máy tính cá nhân mà không cần thêm một thiết bị nào nữa. Việc đi dây từ ATU-R đến đến thiết bị đầu cuối có thể chỉ đơn giản như đi dây 10BASE-T LAN, cũng có thể phức tạp như mạng ATM riêng hay mới mẻ như Consumer Electronics Bus sử dụng dây điện lực sẵn có để gởi thông tin. Dù sao thì khi sử dụng cho truyền dữ liệu tốc độ cao thì việc đi dây cho dịch vụ thoại vẫn không thay đổi vì đã có các bộ splitter dùng để tách riêng các tín hiệu tương tự.

mạch thoại PSTN qua một bộ tách dịch vụ đặt tại tổng đài còn các tín hiệu ADSL được bộ DSLAM ghép lại. Dĩ nhiên là khác với ISDN ta không phải thực hiện bất cứ một thay đổi nào trên phần mềm chuyển mạch của tổng đài nội hạt khi triển khai dịch vụ ADSL. Hơn nữa ADSL lại làm giảm lưu thoại vốn làm tắc nghẽn các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn thoại do các dịch vụ dữ liệu gây ra. Những dịch vụ được công nghệ ADSL đem lại có thể đặt tại tổng đài nội hạt hoặc một nơi khác. Các dịch vụ này có thể do chính tổng đài nội hạt thực hiện hay do các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân có giấy phép. Các dịch vụ như vậy bao gồm truy xuất Internet, cung cấp các tài liệu đào tạo, giáo dục, video (on-demand hay broadcast), corporate

(telecommuting), thương mại (bán sách, xe hơi, ...) và ngay cả thông tin của chính phủ (như thông tin thuế chẳng hạn). Lưu ý rằng các đường liên kết ADSL vẫn phải sử dụng các bộ DACS (Digital Access and Cross connect) để gom lưu lượng đưa đến các nhà cung cấp dịch vụ. Dĩ nhiên các nhà cung cấp dịch vụ này cũng là các nhà cung cấp các đường liên kết ADSL (ADSL link) nên tất cả các dịch vụ có thể đặt trực tiếp tại tổng đài nội hạt nhưng trên thực tế có hai cách để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ này. Theo cách thứ nhất thì các đường liên kết ADSL được tập trung lại tại DSLAM và chuyển sang cho thiết bị DACS. DACS đưa đến hệ thống truyền dẫn tốc độ cao như đường truyền T3 không phân kênh chẳng hạn có tốc độ 45 Mbps dẫn đến nhà cung cấp dịch vụ Internet. Tất cả các liên kết đều được kết thúc tại bộ định tuyến Internet và các gói dữ liệu được chuyển vận hai chiều nhanh chóng với Internet. Các mạng Intranet cộng tác cũng có cấu hình tương tự. Đây là phương pháp đơn giản nhất. Tuy nhiên, tốc độ tổng cộng của các liên kết ADSL theo phương pháp này không được quá 45 Mbps theo mỗi chiều.

Phương pháp thứ hai là điểm truy xuất (access node) được liên kết trực tiếp tới một bộ định tuyến IP hay bộ chuyển mạch ATM đặt gần điểm truy xuất. Ở phương pháp này, vẫn sử dụng việc tập trung lưu lượng vào một đường truyền vật lý từ điểm truy xuất tới bộ định tuyến IP hay bộ chuyển mạch ATM. Điểm truy xuất là một tiêu điểm gây nhiều chú ý trong công việc tiêu chuẩn hoá ADSL. Hiện nay, hầu hết các điểm truy xuất ADSL đều chỉ thực hiện việc ghép lưu lượng đơn giản. Điều

này có nghĩa là tất cả các bit dữ liệu và gói dữ liệu vào ra điểm truy xuất đều được truyền tải bằng các mạch đơn giản.

Chẳng hạn, trong trường hợp tương đối điển hình nếu có 10 khách hàng ADSL nhận dữ liệu theo chiều downstream với tốc độ 2 Mbps và gởi dữ liệu theo chiều upstream với tốc độ 64 Kbps thì liên kết giữa điểm truy xuất và mạng dịch vụ (như Internet chẳng hạn) phải có dung lượng tối thiểu là 10 ´ 2Mbps = 20Mbps cho mỗi chiều để tránh hiện tượng tắc nghẽn hay bị bỏ bớt gói số liệu. Mặc dù tốc độ dữ liệu theo chiều xuống là 64 Kbps ´ 10 = 640 Kbps nhỏ hơn 20 Mbps rất nhiều nhưng do bản chất truyền dẫn đối xứng của các đường truyền ghép kênh số nên tốc độ hai chiều phải như nhau. Việc cải tiến các hệ thống ADSL căn bản có thể được là thực hiện ghép kênh thống kê (statistical multiplexing) ở điểm truy xuất ADSL hay cung cấp cho bộ DSLAM ADSL một vài khả năng chuyển mạch gói trực tiếp. Nếu thực hiện ghép kênh thống kê thì dựa trên bản chất xuất hiện từng cụm của số liệu kiểu gói để bố trí các đường liên kết tốc độ thấp hơn vì không phải lúc nào tất cả các khách hàng đều đang gởi gói số liệu. Trường hợp nếu điểm truy xuất ADSL có sẵn bộ định tuyến hay khả năng chuyển mạch ATM thì dung lượng ghép cũng nhỏ hơn. Dù thực hiện cách nào thì dung lượng ghép cũng giảm hơn 20 Mbps.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống ADSL và ứng dụng (Trang 29 - 31)