Tìm hiểu nhân vật sử thi

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 34 - 42)

V. Cấu trúc khóa luận

2.1.2.Tìm hiểu nhân vật sử thi

Nhân vật là trung tâm của văn học cho nên việc tìm hiểu nhân vật đợc xem là khâu chính yếu nhất trong quá trình đọc - hiểu các văn bản nghệ thuật. Trong tác phẩm sử thi, nhân vật đợc hiện lên qua các chi tiết miêu tả ngoại hình và chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động. Đó chính là sự cụ thể hoá phẩm chất, tính cách và cả tâm lý của nhân vật. Nhng để làm rõ đặc điểm của nhân vật sử thi, điều giáo viên quan tâm không phải là các đặc điểm tính cách, tâm lý của nhân vật mà chính là vẻ đẹp phi thờng của nhân vật sử thi đợc biểu hiện trên các phơng diện ấy.

Nh ta đều biết, nhân vật sử thi là nhân vật hoàn thiện, kết tinh những phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho sức mạnh vật chất và tinh thần cho cả cộng đồng. Nhân vật sử thi từ đầu đến cuối đều toả ánh hào quang. Điều này khiến cho nhân vật không phải là những con ngời bình thờng mà là những con ngời mang vẻ đẹp thần linh, có thể sánh ngang với thần linh. Để học sinh nhận thức đợc những vấn đề này, giáo viên không nên dừng lại ở việc yêu cầu học sinh khái quát những phẩm chất, tính cách nhân vật qua các chi tiết mà cần phải yêu cầu các em nhận xét về chính những phẩm chất, tính cách ấy. Khi phân tích Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao Mxây, giáo viên có thể đa ra câu hỏi: “Tại sao tác giả dân gian lại dùng những hình ảnh so sánh phóng đại để miêu tả hành động múa khiên của Đăm Săn cũng nh để miêu tả chân dung chàng (ở cuối đoạn trích)?”. Trả lời câu hỏi này, học sinh không chỉ thấy đợc vẻ đẹp của ngôn ngữ mà còn thấy đợc mục đích thẩm mỹ của lối diễn đạt so sánh phóng đại, đó là thể hiện sức mạnh phi thờng và vẻ đẹp khác thờng của nhân vật sử thi. Sự phi thờng, khác thờng ấy sẽ càng đợc tô đậm hơn khi giáo viên phân tích hành động múa khiên của Đăm Săn trong tơng quan so sánh với nhân vật Mtao Mxây. Khác với Đăm Săn, sự phi thờng thể hiện ở sức mạnh, tài năng, khí phách, nhân vật Uylítxơ và Pênêlốp, sự phi thờng lại bộc lộ ở tâm hồn và trí tuệ. ở đoạn trích Uylítxơ trở về, tính chất phi thờng của hai nhân vật này có sự thống nhất với cả tác phẩm sử thi Ôđixê với Uylítxơ, sự phi th- ờng thể hiện ở trí tuệ thông minh tuyệt vời. Với Pênêlốp, sự phi thờng lại thể hiện ở tấm lòng thuỷ chung son sắt, sự tiết chế cảm xúc đến cao độ. Để học sinh nhận thấy đợc sự khác thờng của hai nhân vật này, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi,

chẳng hạn nh: “Vì sao cả ba nhân vật Ơriclê, Têlêmác và Pênêlốp đều có những lời ngợi ca về sự không ngoan của Uylítxơ?”, “Sự thận trọng của Pênêlốp thực chất là gì? Sự thận trọng của nàng ngay cả với chồng có phải là điều không cần thiết? Có phải là điều kỳ quặc?”. Khi giải đáp những câu hỏi này, giáo viên phải yêu cầu học sinh lý giải đợc rằng sở dĩ cả Ơriclê, Têlêmác và Pênêlốp đều có những lời ngợi ca về sự khôn ngoan của Uylítxơ là vì sự khôn ngoan của chàng, trí tuệ của chàng không một ngời thờng nào sánh đợc, nó chỉ có thể sánh ngang với thần linh mà thôi. Còn sự thận trọng của Pênêlốp không phải là điều kỳ quặc, không phải là điều không cần thiết mặc dù có lẽ không có ngời phụ nữ nào lại thận trọng đến nh thế, vẫn muốn thử thách chồng ngay cả khi chồng ngồi ngay tr- ớc mặt mình. Có hiểu đợc những khó khăn của nàng khi phải ứng phó với 108 kẻ cầu hôn mới hiểu đợc sự cần thiết của việc thử thách ngời chồng yêu dấu ngay tại chính nhà mình, dù đã bị tác động rất mạnh mẽ (“rất đỗi phân vân”) sau khi nghe lời báo tin của nhũ mẫu và lời trách móc của con trai. Sự thận trọng của Pênêlốp thật khác thờng nhng đó là biểu hiện của sự thuỷ chung son sắt, sự chờ đợi bền bỉ và đồng thời cũng là biểu hiện của trí tuệ hơn ngời. Có thể nói, gợi dẫn học sinh lý giải đợc nh vậy cũng tức là giáo viên đã giúp học sinh thấy đợc một đặc điểm quan trọng của nhân vật sử thi - nhân vật mang vẻ đẹp phi thờng, có thể sánh ngang với thần linh.

Nếu nh việc xác định tính chất phi thờng của nhân vật sử thi trong hai đoạn trích Chiến thắng Mtao MxâyUylítxơ trở về không mấy khó khăn bởi dù ở đoạn trích hay trong toàn tác phẩm, tính chất ấy đều đợc thể hiện thống nhất ở một phơng diện nào đó thì việc xác định tính chất phi thờng của nhân vật sử thi trong đoạn trích Rama buộc tội lại có phần phức tạp hơn. Cũng nh Pênêlốp, Xita là một ngời vợ thuỷ chung, trong trắng nhng sự thủy chung của Pênêlốp đợc bộc lộ chủ yếu qua cách nàng ứng phó với 108 kẻ cầu hôn, còn sự thủy chung của Xita lại đợc thử thách qua việc nàng bị quỷ vơng Ravanna bắt đi. Nh vậy, sự thủy chung của Pênêlốp thiên về tính chất kiên định, sắt son trong khi sự thủy chung của Xita lại bao hàm sự trong trắng, trinh nguyên của tâm hồn. Trong Rama buộc tội, phẩm chất ấy đợc thể hiện rõ nét nhất, xúc động nhất qua hành động Xita bớc vào lửa. Để học sinh phát hiện ra sự phi thờng của nhân vật qua hành động này, giáo viên phải lu ý cho học sinh những chi tiết thể hiện thái độ của nàng khi bớc vào lửa, những chi tiết phản ánh thái độ của công chúng. Xita đã bớc vào ngọn lửa với một thái độ dũng cảm, không chút đắn đo, chần chừ bởi nàng mong muốn đợc minh oan cho chính mình, khẳng định sự trinh tiết, trong trắng với Rama và với đám đông. Hành động của nàng đã khiến “ai nấy, già cũng nh trẻ, đau lòng đứt ruột”, “các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thơng. Cả loài Rắcsaxa lẫn loài Vanara cùng kêu khóc vang trời.”. Tất cả các chi tiết đó sẽ giúp học sinh hiểu rằng hành động của Xita không phải là hành động bình thờng, không phải bất cứ ngời phụ nữ nào cũng dám làm nếu rơi vào hoàn cảnh bị chồng nghi ngờ, ruồng bỏ. Để phân tích sâu hơn ý nghĩa của hành động này, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: “Có phải việc nhảy vào lửa là hành động duy nhất có thể minh oan cho Xita? Sự lựa chọn của nàng có ý nghĩa gì?”. ở đây, học sinh có thể đa ra nhiều ý kiến rất khác nhau, nhng giáo viên phải định hớng cho học sinh hiểu rằng hành động nhảy vào lửa của Xita là do hoàn cảnh bắt buộc, và không phải là hành động duy nhất có thể giúp nàng minh oan. Xita đã lựa chọn cái chết - một cái chết đờng

hoàng, cao đẹp - để minh oan, bảo vệ danh dự cho mình. Đây là điều mà không phải ngời phụ nữ nào cũng có thể dám nghĩ và dám làm. Rõ ràng, sự lựa chọn của Xita là bằng chứng cho thấy sự phi thờng của ngời vợ thuỷ chung, kiên trinh, và bất khuất này.

Nh trên đã nói, việc hớng dẫn học sinh nhận ra sự phi thờng của nhân vật sử thi trong đoạn trích Rama buộc tội có phần khó khăn hơn hai đoạn trích trớc đó. Khó khăn đó phần lớn tập trung ở việc phân tích nhân vật Rama. ở đây, sự phi th- ờng của chàng không bộc lộ ở tài năng, sức mạnh nh ĐămSăn bởi tài năng phi th- ờng, sức mạnh siêu phàm của chàng đã bộc lộ ở phần trớc đó, khi chàng giao chiến với quỷ vơng. Sự phi thờng của chàng cũng không thể hiện ở trí tuệ tuyệt vời nh Uylítxơ. Sự phi thờng của chàng nằm ở ý thức danh dự cộng đồng, chàng sẵn sàng hy sinh tình cảm cá nhân vì danh dự của cộng đồng. Để học sinh nhận thức đợc điều này, giáo viên phải định hớng để các em cảm nhận đúng về con ghen của Rama, giúp các em thấy đợc rằng con ghen tuông không phải là hạn chế của Rama, nó không làm cho hình ảnh chàng hoàng tử này trở nên tầm thờng, trái lại, nó làm cho nhân vật hiện lên trọn vẹn, toàn diện hơn, phi thờng, siêu phàm mà vẫn rất con ngời, không hề xa lạ. Trong qua trình hớng dẫn học sinh tìm hiểu phẩm chất của Rama, giáo viên không nên tập trung quá vào chi tiết cơn ghen và nên tránh tình trạng tiểu thuyết hoá nhân vật sử thi. Điều mà giáo viên cần tập trung chính là con ngời bổn phận, con ngời danh dự thể hiện ở Rama - ngời anh hùng đại diện cho cộng đồng. Vấn đề này chỉ có thể đợc học sinh nhận thức rõ ràng khi giáo viên hớng dẫn học sinh phân tích nhân vật xuất phát từ ý nghĩa đích thực của hành động buộc tội chứ không phải từ bản thân hành động ấy hay từ cơn ghen tuông của chàng. Rama buộc tội, nghi ngờ Xita là vì chàng có bổn phận, có trách nhiệm phải bảo vệ danh dự của cả cộng đồng (“vì sợ tai tiếng”). Chàng kết tội, ruồng bỏ Xita, nói những lời đay nghiến Xita trớc mặt những ngời khác không có nghĩa là chàng ghét bỏ vợ mình, không có nghĩa chàng là con ngời không có tình cảm. Bởi lẽ nếu không yêu vợ thì vì sao chàng lại ra sức cứu nàng, nếu là kẻ võ biền, không có tình cảm thì vì sao “lòng Rama đau nh dao cắt”. Rama vẫn không hề thay đổi thái độ trớc những lời nghẹn ngào, nức nở, trớc hành động bớc vào lửa của Xita nhng điều đó không có nghĩa là Rama bị cơn ghen làm cho mù quáng đến mức không thể nhận ra phải - trái, đúng - sai. Bởi lẽ danh dự cộng đồng không cho phép chàng dễ dàng bị thuyết phục trớc những lời lẽ tha thiết, gan ruột của Xita. Vanaki đã rất tinh tế khi đa vào chi tiết “Lắcmana đoán đợc động cơ của anh” cũng nh khi miêu tả hành động “Rama vẫn ngồi, mắt dán xuống đất”. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ để xoá bỏ những cái nhìn lệch lạc, phiến diện, không đúng về nhân vật. Đó cũng là cơ sở để giáo viên khẳng định rằng: Cơn ghen của Rama vô cớ nhng lại có lý, có tình và nhân vật Rama, xét về bổn phận, trách nhiệm, không hề đáng trách mà lại rất đáng thơng. Nh vậy có thể thấy rằng bổn phận bảo vệ danh dự cộng đồng đến mức sẵn sàng hy sinh tình cảm cá nhân, đến mức khiến cho mọi ngời khiếp sợ trớc vẻ tàn nhẫn, lạnh lùng của mình (“lúc đó trông chàng cũng khiếp nh thần chết vậy”) chính là biểu hiện sự phi thờng, khác thờng ở nhân vật anh hùng Rama. Để học sinh nhận biết đợc điều này, giáo viên nêu vấn đề cho các em thảo luận. Chẳng hạn: “Rama trong đoạn trích Rama buộc tội là con ngời tầm thờng hay là ngời anh hùng phi thờng hơn ngời?”. Vấn đề này có thể đợc đa ra ngay từ đầu khi giáo viên hớng dẫn học sinh phân tích nhân vật Rama, với t

cách là sự định hớng cho quá trình đọc - hiểu văn bản. Nó cũng có thể đợc đa ra sau khi học sinh đã đợc tìm hiểu về nhân vật, với t cách là sự tổng kết, khái quát một nét đặc trng của nhân vật anh hùng trong sử thi.

ở đoạn trích Rama buộc tội, giáo viên có thể liên hệ đến nguồn gốc xuất thân của nhân vật để học sinh thấy đợc sự phi thờng của nó. Rama xuất thân là thần thánh, là thần Visnu giáng thế, là bậc quân vơng, vị anh hùng. Còn Xita chính là con của nữ thần đất mẹ Pri-thi-vi. Sở dĩ, giáo viên cần lu ý học sinh đến điều này bởi chính điều này sẽ giúp học sinh có cái nhìn sáng tỏ hơn về hành động buộc tội, cơn ghen của Rama cũng nh hành động dũng cảm của Xita.

Nói đến nhân vật sử thi, ngoài tính chất phi thờng, ngời ta không thể không nhắc đến mối quan hệ giữa ngời anh hùng sử thi với cộng đồng. Do đó, phân tích nhân vật sử thi không thể không đặt nhân vật trong các mối quan hệ. Phân tích Đăm Săn, giáo viên không thể tách nhân vật này khỏi mối quan hệ với kẻ đối địch là Mtao Mxây, với dân làng Mtao Mxây và với tôi tớ của chàng. Phân tích Uylítxơ không thể bỏ qua mối quan hệ với ngời vợ thủy chung, ngời con trai Têlêmác, với những gia nô trung thành và với cả bọn vơng tôn quý tộc. Phân tích Rama không thể không dựa vào mối quan hệ của chàng với Xita, với công chúng. Mỗi mối quan hệ nh vậy góp phần bộc lộ một phơng diện nào đó thuộc về phẩm chất, tính cách hay tâm lý nhân vật. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với Mtao Mxây, nhân vật Đăm Săn đã tỏ rõ sự dũng cảm, sức mạnh, tài năng phi thờng của mình. Trong mối quan hệ với dân làng và tôi tớ, chàng đã chứng tỏ uy tín, danh tiếng và sự hùng mạnh của mình. Tuy nhiên, khi hớng dẫn học sinh phân tích các mối quan hệ của nhân vật sử thi, giáo viên cần tập trung làm rõ một đặc trng của nhân vật, đó là tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh, nguyện vọng của cả cộng đồng. Đối với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, giáo viên có thể đa ra câu hỏi “Vì sao sau khi chiến thắng Mtao Mxây, Đăm Săn lại kêu gọi dân làng Mtao Mxây đi theo mình và cho tôi tớ tổ chức ăn mừng chiến thắng?” để học sinh thấy đợc mục đích chính của cuộc chiến đấu với Mtao Mxây không phải là giành lại vợ mà là để xây dựng một bộ tộc ngày càng giàu mạnh. Đến đoạn trích Uylítxơ trở về, do mối quan hệ giữa ngời anh hùng và cộng đồng không đợc thể hiện rõ nh ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, cho nên việc hớng dẫn học sinh tìm hiểu điều này cũng gặp một số khó khăn. Nhng không nên vì thế mà giáo viên bỏ qua điều này. Giáo viên có thể đa ra câu hỏi: “Vì sao trớc khi vợt qua thử thách để vợ nhận ra mình, Uylítxơ lại quan tâm đến việc giải quyết hợp lý cái chết của những kẻ vơng tôn quý tộc?” để học sinh thấy đợc rằng mọi việc làm của nhân vật đều toát lên một trí tuệ siêu phàm, chứng tỏ một tầm nhìn xa rộng xuất phát từ sự an nguy của tất cả mọi ngời trong gia đình. Còn ở đoạn trích Rama buộc tội, giáo viên không thể tách rời mối quan hệ giữa ngời anh hùng và cộng đồng trong khi hớng dẫn học sinh lý giải nguyên nhân sâu xa của hành động buộc tội và cơn ghen khủng khiếp ở chàng. Điều này đã đợc giải quyết khá triệt để trong quá trình giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu tính chất phi thờng trong tính cách, phẩm chất của ngời anh hùng. Nh vậy, việc giúp học sinh hiểu đợc rằng ngời anh hùng sử thi là sự kết tinh cho tài năng, sức mạnh, ý chí, mơ ớc của cả cộng đồng có thể tiến hành đồng thời với quá trình giúp các em nhận ra tính chất phi thờng ở nhân vật nhng cũng có thể tiến hành thông qua việc hớng dẫn các em tìm hiểu mối quan hệ giữa ngời anh hùng và cộng đồng. Dù tiến hành bằng cách nào, dù các đoạn trích thể hiện đặc

điểm này khác nhau thì giáo viên cũng không đợc coi nhẹ yêu cầu này bởi đây là một căn cứ hết sức quan trọng để học sinh nhận biết đợc đặc điểm nhân vật sử thi trong tơng quan so sánh với đặc điểm của nhân vật thuộc các thể loại truyện dân gian khác.

Phân tích nhân vật sử thi nếu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những phẩm chất tính cách phi thờng, siêu phàm, kết tinh cho những gì là tốt đẹp nhất của một cộng đồng thì mới chỉ thấy đợc vẻ đẹp bên ngoài mà cha thấy đợc vẻ đẹp bên trong và

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu truyện dân gian ở trường THPT theo đặc trưng thể loại (Trang 34 - 42)