Màu sắc ca dao trong thơ Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu Một số đặc trưng ngôn ngữ thơ nguyễn duy khảo sát qua ba tập thơ cát trắng, ánh trăng, về (Trang 43 - 48)

Tâm niệm suốt cuộc đời sự nghiệp sáng tạo của Nguyễn Duy là khao khát trở về với nguồn cội và ông đã tìm về với ca dao - giá trị truyền thống văn hoá của quê hơng, đất nớc và nó đi vào trong thơ ông với sự đề cao, tôn trọng.

Trong ba tập thơ chúng tôi khảo sát có 14 bài Nguyễn Duy sử dụng chất liệu ca dao:

Tập Cát trắng có: 1. Khúc dân ca

2.Bát nớc ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ 3.Võng trăng

4.Lúa chín Tập ánh trăng có: 5. Mùa thu

6. Ca dao vọng về 7. Xuồng đầy 8. Tiếng hạt mùa gặt 9. Hỏi thăm Tập Về có: 10. Bao cấp thơ 11. Thiền s 12. Đợc yêu nh thể ca dao 13. Vải thiều 14. áo trắng má hồng

Ta có thể thống kê một số câu thơ Nguyễn Duy vận dụng cách nói của ca dao:

ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Yêu nh các cụ cho vừa lòng ta. - Rừng xanh ai nhuộm mà xanh

Má hồng ai nhuộm mà quanh năm hồng - Con ơi mẹ bảo câu này

Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi.

- Rừng xanh ai nhuộm mà xanh

Má hồng ai nhuộm mà quanh năm hồng. (áo trắng má hồng) - Con ơi mẹ bảo câu này

Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang. (Xuồng đầy)

- Không trầu mà cũng chẳng cau Làm sao cho thắm môi nhau thì làm.

- Không trầu mà cũng chẳng cau Làm sao cho thắm môi nhau thì làm. (Đợc yêu nh thể ca dao) - Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

- Thơ ơi ta bảo thơ này Để ta đi cấy đi cày nuôi em. (Bao cấp thơ) - Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nơng.

- Mồ hôi đã chảy ròng ròng Máu và nớc mắt sao không có gì. (Về làng).

- Ai làm cho bớm lìa hoa

Cho chim xanh nỡ bay qua vờn hồng.

- Ai làm ra lúng liếng sông

Để cho tu hú sổ chồng sang ngang. (Vải thiều)

- Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn đợc thịt cầy thì không.

- Thiền s theo chợ bỏ chùa

Loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm. (Thiền s)

- Bây giờ mận mới hỏi đào Vờn hồng đã có ai vào hay cha.

- Quán cơm Âm Phủ còn không? Cô gì hôm ấy lấy chồng hay ch… a? (Hỏi thăm)

2.1.1.1. Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của ca dao

Trong khi một số nhà thơ khác say sa đi tìm cái mới, cái tân kỳ thì Nguyễn Duy chung thuỷ với truyền thống. Thơ Nguyễn Duy tràn ngập những hình ảnh quen thuộc, gần gũi mà dờng nh ta đã bắt gặp đâu đó trong ca dao:

bèo dạt mây trôi, rau muống, cây đa, sung chát, đào chua, tay bầu tay bí, h- ơng bồ kết, bờ ao, lời hát ru, à ơi, gió thổi lá bay.

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trờng. ...

Nghìn năm trên giải đất này Cũ sao đợc cánh cò bay la đà

Cũ sao đợc sắc mây xa

Cũ sao đợc khúc dân ca quê mình.

(Khúc dân ca)

Những hình ảnh, từ ngữ quen thuộc trong ca dao đợc đa vào trong thơ Nguyễn Duy đã dẫn ngời đọc trở về với cội nguồn, trở về với gốc rễ. Đặc biệt Nguyễn Duy không trở về với ca dao theo lối mô phỏng, viết những câu giống ca dao mà điểm nổi bật trong thơ ông là đã tìm sự hài hoà giữa cái hồn của ca dao với những ý tởng, cảm xúc, tình cảm của cuộc đời mới, xã hội mới, xu thế mới. Đó là cách thức mợn hình thức cũ đa vào trong sáng tác của mình một nội dung mới mang ý nghĩa mới.

2.1.1.2. Sử dụng cách diễn đạt của ca dao

Nguyễn Duy đã vận dụng cách diễn đạt của ca dao vào thơ của mình một cách sáng tạo, nó không còn ý nghĩa của ca dao, mà nó mang ý nghĩa mới phù hợp với xu thế thời đại.

Chúng ta bắt gặp nhiều bài thơ kết cấu theo thời gian nh: Bao giờ cho đến ngày xa

Yêu nh các cụ cho vừa lòng ta.

(Đợc yêu nh thể ca dao)

Nhà thơ mợn mô típ hình thức một lời ớc nguyện dân gian: “Bao giờ cho tới ..” để thể hiện tâm trạng khát khao, nuối tiếc. Đó là cách nói:

- Bao giờ cho đến tháng ba ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

- Bao giờ chạch đẻ ngọn đa.

Trên những chất liệu truyền thống, Nguyễn Duy còn cải biến, tái tạo và đem vào đó dấu ấn riêng của cá nhân mình. Nguyễn Duy chỉ mợn lối diễn đạt của ca dao nhằm chuyển tải những nội dung ý nghĩa của cuộc đời hôm nay:

Em có bắt đợc thì cho anh xin

Anh ngắm chứ không sao lấy lại Mảnh vụn thời gian chắp nối đời ngời. (Gửi về Lam Sơn)

Thơ ơi ta bảo thơ này Để ta đi cấy đi cày nuôi em.

(Bao cấp thơ) Còn ca dao:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Hay trong ca dao có câu ca ngợi giá trị của giọt mồ hôi:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nơng.

Vẫn giọt mồ hôi nhng sao trong thơ Nguyễn Duy gợi cho ta những đau đớn, xót xa của hiện thực nghèo đói của quê hơng:

Mồ hôi đã chảy ròng ròng Máu và nớc mắt sao không có gì. (Về làng)

Để diễn tả tình cảm yêu thơng, sầu muộn dân gian có những câu ca dao sau:

Ai làm cho bớm lìa hoa

Ai đi muôn dặm non sông Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy. Và Nguyễn Duy cũng không hề thua kém:

Ai làm ra lúng liếng sông Làm cho tu hú sổ chồng sang ngang

Ai sinh ra thói tình tang Để ai hoá gió lang bang quên nhà.

(Vải thiều)

Sự tiếp thu đổi mới ấy đã làm cho ca dao truyền thống đợc sống một cuộc sống mới đa dạng, đầy đủ và sâu sắc hơn trong cuộc sống hiện đại.

2.1.1.3.Sử dụng nguyên câu ca dao

Trong thơ Nguyễn Duy có những trờng hợp ông dẫn nguyên câu ca dao vào thơ mình một cách sáng tạo. Những câu ca dao tởng nh xa cũ, không còn đ- ợc nhắc tới, không còn gì đặc biệt nhng với tài năng khai thác, lối dẫn dắt tài tình, Nguyễn Duy đã mang chúng vào thơ mình một cách tự nhiên, đúng chỗ, và làm cho nó càng phát huy thế mạnh của mình, tạo ấn tợng độc đáo. Và đó còn nhờ ở tài “giao phối” ngôn từ dân gian với ngôn từ hiện đại của Nguyễn Duy:

Rừng xanh ai nhuộm mà xanh Má hồng ai nhuộm mà quanh năm hồng

(áo trắng má hồng) Không trầu mà cũng chẳng cau

Làm sao cho thắm môi nhau thì làm.

(đợc yêu nh thể ca dao)

Xuất hiện chủ yếu ở cuối bài thơ, những câu ca dao ấy đợc sử dụng nh một phơng tiện tu từ đặc biệt nhằm tạo nên những kết thúc mở cho thơ, gợi cảm xúc phong phú, nhiều liên tởng, suy nghĩ.

Con ơi mẹ dặn câu này Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi.

Nhng cái đặc biệt trong bài thơ Nguyễn Duy không dừng lại ở lời răn của mẹ trong câu ca dao, mà bây giờ trong hoàn cảnh mới, trong khung cảnh mới, ngời con gái của hôm nay trở nên bạo dạn, mạo hiểm:

Ai xui ngời trở về đây

Mẹ răn vẫn nhớ xuồng đầy vẫn đi … …

Phải khẳng định rằng sáng tạo trong một cấu trúc có sẵn, mô hình truyền thống cố định là một việc làm hết sức khó khăn, bởi thế khi sáng tạo phải luôn luôn suy nghĩ tìm cách làm cho cái mình tiếp thu, học hỏi và phát triển phải hay hơn, có giá trị hơn cái cũ.

Với tài năng thông minh, sáng tạo và với tấm lòng yêu mến, thuỷ chung với gốc rễ của mình, Nguyễn Duy đã thành công khi đi vào khai thác nguồn mạch ca dao để tạo nên một phong cách riêng độc đáo.

Một phần của tài liệu Một số đặc trưng ngôn ngữ thơ nguyễn duy khảo sát qua ba tập thơ cát trắng, ánh trăng, về (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w