Lớp danh từ chỉ loạ

Một phần của tài liệu Một số đặc trưng ngôn ngữ thơ nguyễn duy khảo sát qua ba tập thơ cát trắng, ánh trăng, về (Trang 53 - 55)

Đây là lớp từ gợi sự mong manh, yếu ớt, nhỏ bé, dễ dập vùi để gọi tên, miêu tả, xác định sự vật, hiện tợng: Cọng rơm; viên sỏi; gốc cây; hòn đất;

mảnh vụn thời gian; ngọn cỏ, ngọn gió nhớ nhà; giọt sơng, giọt nắng, giọt mồ

hôi, giọt máu rơi, giọt đỏ tơi; hạt ma, hạt gạo, hạt bụi; dấu chân, dấu ruộng,

dấu vờn, con dấu chim, dấu chân cua; bụi mây, bụi gió, bụi linh hồn, bụi thần

thánh, bụi dân sinh; cái cò, cái buồn vô cớ, cái nhớ bâng quơ; kiếp trâu cày;

dây da ếch,; nấm cỏ; con chữ tong teo; giọt thơ; đốm trăng; cọng cỏ; mẩu tình

yêu,...

Qua đó ta thấy, các sự vật, hình ảnh trong thơ Nguyễn Duy đợc thu nhỏ đến mức tối thiểu. Có những sự vật bản thân nó vốn đã nhỏ bé, yếu ớt lại đợc kết hợp với những từ ngữ cũng gợi sự nhỏ bé vì vậy mà nó càng trở nên nhỏ…

bé hơn: Ví dụ:

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.

Tôi nhặt đợc em giọt sơng xót môi nứt Đốm trăng cong cọng cỏ đồng hoang.

(Rơi và nhặt)

Ngoài ra ông còn dùng những tính từ miêu tả sự vật, hiện tợng vốn dĩ đã nhỏ bé, yếu ớt nhng đợc Nguyễn Duy đặt “nằm” cạnh những tính từ cũng có tính chất gợi sự yếu ớt , đó là: Cọng rơm … xơ xác gầy gò, lỡi cuốc nhỏ nhoi,

bụi trời li ti, viên sỏi xanh rất nhỏ, bờ đê quán lá la tha, ngôi nhà tranh nhỏ bé, thuyền vỏ trấu mỏng manh, vết tình cũ nhàu nhẻo, con chữ tong teo, giọt thơ

nhạt nhẽo,

Ví dụ:

Cuộc chơi hành hiệp lơ ngơ

Vắt mình ra mấy giọt thơ nhạt nhèo Dần mòn con chữ tong teo

Liêu xiêu lều quán lèo tèo ven đê. (Cõi về) Một mùa em lạnh toát rắn lột Vảy tróc da vết tình ái nhàu nhèo.

(Vết thời gian) Trong hơi ấm của nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò (Hơi ấm ổ rơm)

Cái mà ngời ta ít quan tâm, ít ai để ý thì Nguyễn Duy lại quan tâm chú ý, thậm chí dành những vị trí đặc biệt trong thơ ông: đó là sự ấm áp của một ổ rơm trong buổi tối lạnh giá lỡ đờng, một dấu chân cua lấm tấm ruộng bùn, một cánh cò bay la đà, một khúc dân ca cũng bèo dạt mây trôi, tất cả những “cái điều…

ở ngời khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh nó lắng sâu và dờng nh dừng lại”. (Hoài Thanh - Báo Văn nghệ số 442)

Tất cả những sự vật, hiện tợng, sự việc, con ngời nhỏ bé, bình thờng mà ta vẫn gặp hàng ngày đã điềm nhiên đi vào thơ Nguyễn Duy một cách tự nhiên, giản dị nhng ẩn đằng sau đó là những suy t, trăn trở, những triết lý sâu sắc về lẽ sống, tình đời. Những hình ảnh đó gợi trong ta một cái gì rất Việt Nam, mang đậm tính thôn quê Việt nam, chỉ riêng ở Việt Nam, mà ngời đọc cũng chỉ bắt gặp, tìm thấy đợc trong thơ Nguyễn Duy mà thôi.

Một phần của tài liệu Một số đặc trưng ngôn ngữ thơ nguyễn duy khảo sát qua ba tập thơ cát trắng, ánh trăng, về (Trang 53 - 55)