Thực trạng của Website Việt Nam

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện và phát triển Website theo định hướng khách hàng, ứng dụng cho Công Ty Thực Phẩm Hà Nội” (Trang 39 - 41)

Các Website TMĐT tại Việt Nam chưa đủ niềm tin để khách hàng mua và thanh toán trực tuyến trên mạng bởi vì hơn 90% trang web thương mại điện tử không tuân thủ các quy

định của Bộ Công Thương về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Khách hàng còn e ngại và khó cỏ thể chấp nhận. Ông Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thương, cho biết qua khảo sát 50 trang web TMĐT dẫn đầu tại Việt Nam về mức độ tuân thủ các quy định của Thông tư 09/2008/TT- BCT về việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên trang web TMĐT, không có trang web nào đáp ứng đủ các yêu cầu. Có đến 98% các trang web TMĐT chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về chủ trang web như địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh; 96% trang web không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp; 48% không công bố thông tin về các điều khoản giao dịch; 38% trang web không công bố rõ ràng cơ cấu giá; 46% trang web không công bố đầy đủ điều khoản giao dịch; 20% trang web không đưa ra thời hạn trả lời đề nghị đặt mua hàng của khách. Đặc biệt, tất cả các trang web này đều có thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, kể cả các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, số tài khoản... nhưng chỉ 12% trang web có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và 6% trang web cho phép khách hàng lựa chọn đồng ý hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân khi tham gia giao dịch.

Theo bà Lại Việt Anh, Trưởng Phòng Pháp chế Cục TMĐT và CNTT, trong giao dịch điện tử, khách hàng luôn phải tuân theo các hợp đồng mà mình hoàn toàn không có quyền thương lượng. Chính điều đó cộng với việc thiếu thông tin trên các website TMĐT khiến khách hàng lo ngại, thiếu niềm tin đối với hình thức kinh doanh này.

Về vấn đề bảo mật thông tin người tiêu dùng, đây là vấn đề hàng đầu để người dân Việt Nam có thể từ bỏ được thói quen mua hàng truyền thống, hiên tại đến bây giờ người tiêu dùng vẫn phải tự bảo vệ mình. Một đại diện của Bộ Công Thương cho biết: “Ở các trang web TMĐT uy tín nước ngoài, chỉ cần người mua đặt hàng, phía DN sẽ nhanh chóng liên lạc với người mua. Trong khi đó, tôi vào vài trang web trong nước, đặt mua hàng, chờ mấy ngày trời nhưng không thấy ai gọi điện thoại hoặc gửi email đến xác nhận hoặc từ chối bán hàng. Đó là chưa kể những rắc rối phát sinh liên quan đến chất lượng hàng hóa, chi phí đi kèm... (nếu có) khách hàng không biết kêu ai”. Không chỉ thiệt thòi về thông tin mà người mua hàng qua mạng còn chịu thiệt về giá cả. Ở các nước, mua hàng qua mạng luôn rẻ hơn mua hàng trực tiếp nhưng tại Việt Nam hiện nay, khách hàng phải trả giá tương đương hoặc cao hơn giá thị trường...

Theo ông Trần Hữu Linh, hình thức TMĐT còn mới mẻ tại Việt Nam nên cần phải có thời gian xây dựng để hoàn thiện. Khung pháp lý mới hình thành còn ở mức độ cơ bản, người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức. Trong lúc này, để hạn chế rủi ro và tự bảo vệ mình khi tham gia giao dịch TMĐT, người tiêu dùng phải tập thói quen xem xét tất cả các thông tin cơ bản về chủ website, thông tin về các điều khoản giao dịch, chính sách bán hàng, các chứng nhận của tổ chức uy tín... trước khi quyết định mua hàng.

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện và phát triển Website theo định hướng khách hàng, ứng dụng cho Công Ty Thực Phẩm Hà Nội” (Trang 39 - 41)