Thực trạng thiết kế và xây dựng Website tai công ty Thực Phẩm Hà

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện và phát triển Website theo định hướng khách hàng, ứng dụng cho Công Ty Thực Phẩm Hà Nội” (Trang 36)

3.2.2.1 Giới thiệu về công ty Thực Phẩm Hà Nội.

Công ty Thực phẩm Hà nội được thành lập ngày 10 tháng 07 năm 1957 theo Quyết định của Bộ Nội thương (nay là Bộ công thương) trên cơ sở sát nhập cửa hàng thịt cá 17 Tông Đản, cửa hàng đường bột số 2 Ngõ Gạch, lò mổ Lương Yên, trại chăn nuôi lợn Lương Yên và trại chăn nuôi bò Bưởi. Trog suốt thời kỳ cải tạo và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ và chi viện cho miền Nam chống Mỹ, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đã phải đi khắp các khu vực miền núi, vùng biển, các tỉnh đồng bằng để thu mua và tiếp nhận hàng hoá phục vụ đời sống của cán bộ công nhân viên và dân cư Thủ đô ở nội và ngoại thành, ở vùng sơ tán và cung ứng một phần thực phẩm chế biến cho lực lượng vũ trang và chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước, Công ty Thực phẩm Hà Nội tiếp tục xây dựng và phát triển mà đỉnh cao nhất của thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế Thủ đô sau chiến tranh chống Mỹ (1975–1986). Công ty đã có 50 đơn vị trực thuộc, 10 phòng ban chức năng với 6.000 cán

bộ công nhân viên chức, trong đó có trên 500 Đảng viên và trên 1.000 Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ về xoá bỏ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện Nghị định của Chính phủ về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Thực phẩm Hà Nội được phân hạng là doanh nghiệp Nhà nước hạng II trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội và được thành lập lại theo Quyết định số 490/QĐ-UB ngày 26 tháng 01 năm 1993 và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngành ngề kinh doanh của Công ty được xác định là: Tổ chức chế biến thực phẩm, kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, các mặt hàng thực phẩm, thuỷ hải sản tươi sống, đồ gia dụng, tư liệu tiêu dùng, dịch vụ khách sạn và các dịch vụ thương mại khác phục vụ sản xuất đời sống người tiêu dùng Hà Nội.

Website của công ty là www.thucphamhanoi.com.vn. Được thành lập vào tháng 7/2007. Bản quyền do công ty TNHH một thành viên Thực Phẩm Hà Nội – Thiết kế với công ty Hoàng Kỳ SJC. 3.2.2.2 Sơ đồ Website. . Trang chủ . Giới thiệu . Diễn đàn . Hỏi đáp . Liên hệ . Tìm kiếm . Đăng nhập thành viên . Tin tức |--- Tin tức - Sự kiện |--- Tin tức doanh nghiệp |--- Thông tin thị trường . Sản phẩm

|--- Sản phẩm mới |--- Sản phẩm xuất khẩu |--- Sản phẩm của HanoiFood . Lĩnh vực hoạt động

|--- Nhà hàng, khách sạn |--- Đơn vị sản xuất, chế biến |--- Hệ thống cửa hàng

|--- Hợp tác liên doanh . Khuyến mại

|--- Khuyến mại tại chuỗi cửa hàng |--- Khuyến mại bán buôn

. Tài nguyên doanh nghiệp |--- Văn bản pháp luật |---Mẫu biểu quy chuẩn |--- Kiến thức chuyên môn |--- Văn bản dưới luật |--- Sổ tay thương hiệu . Sức khoẻ . Tiện ích |--- Thời tiết |--- Giá ngoại tệ |--- Giá vàng |--- Chứng khoán |--- Chương trình TV |--- Tra cứu danh bạ |--- Liên kết website . E-mail . Tin nóng . Thăm dò ý kiến khách hàng . Liên kết Website . Đếm lượt truy cập . Số người online

Nhìn vào sơ đồ Website ta nhận thấy rằng đây là một Website khá là hoàn hảo, rất nhiều mục lựa chọn, đầy đủ thông tin cần thiết cho người truy nhập trang Website. Nếu giả sử bạn vào xem sản phẩm mới của công ty, bạn cũng có thể thao tác những hoạt động khác

nữa như là xem chương trình tivi, xem thời tiết, xem bảng giá, xem tin tức kinh tế xay ra trong ngày… Có thể nhận thấy trang website này đã tránh tình trạng Website chết, có nghia là không chỉ đưa ra sản phẩm hữu ích trang Web còn có những mục địch khác sẽ làm cho khách hàng không nhàm chán khi tham quan Website. Nhưng trang Web này vẫn đang là một trang Web thông tin chứ không phải là một trang Web TMĐT. Nó không có kênh thanh toán trực tiếp, khi khách hàng muốn giao dịch chỉ còn cách là gửi email qua cho công ty, và công ty sẽ điện thoại trả lời. Một trang Website khá đây đủ nhưng vẫn còn những hạn chế. Hạn chế về mặt thanh toán, bảo mật, và đây không phải là bài toán của riêng công ty, mà của toàn Nước Việt Nam.

3.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến vấn đề nghiên cứu3.2.3.1 Ảnh hưởng của nhân tố con người 3.2.3.1 Ảnh hưởng của nhân tố con người

Hiện nay tại công ty Thực phẩm Hà Nội CBCNV gồm 512 người, trong đó: Số nhân lực có trình độ đại học trở lên là 30%, Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh chiếm 27%, trong đó từ ĐH Thương Mại là 20%. Mọi nhân viên trong công ty đều có máy tính riêng và tất cả các máy tính đều nối mạng LAN và mạng Internet. Số nhân viên biết về CNTT cũng rất nhiều và có những phần trên trang Web là do nhân viên trong công ty điều hành và thiết kế. Điều này chứng tỏ nhân viên trong công ty cũng biết được tầm quan trọng của TMĐT đến kinh doanh của công ty. Công ty đang có dự kiến sẽ cử cán bộ đi học về chuyên ngành TMĐT với mục tiêu trong thời gian không xa, sẽ xúc tiến kinh doanh các mặt hàng truyền thống trên mạng.

3.2.3.2 Ảnh hưởng của nguồn lực tài chính

Theo anh Hạnh cán bộ công nhân viên của công ty Thực Phẩm Hà Nôi thuộc ngành CNTT cho biết răng, Nguồn lực tài chính dành cho TMĐT đang được dùng chung cho ngành CNTT, chưa được phân ra rõ ràng, nhưng anh cũng đã cho chúng tôi biết răng thời gian gần tới công ty có định hướng sẽ đầu tư một số tiền vào TMĐT, hiện tại công ty đã đầu tư vào TMĐT hơn 10 triêu.

3.2.4 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến thiết kế và hoàn thiệnwebsite. website.

3.2.4.1 Thực trạng của Website Việt Nam

Các Website TMĐT tại Việt Nam chưa đủ niềm tin để khách hàng mua và thanh toán trực tuyến trên mạng bởi vì hơn 90% trang web thương mại điện tử không tuân thủ các quy

định của Bộ Công Thương về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. Khách hàng còn e ngại và khó cỏ thể chấp nhận. Ông Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thương, cho biết qua khảo sát 50 trang web TMĐT dẫn đầu tại Việt Nam về mức độ tuân thủ các quy định của Thông tư 09/2008/TT- BCT về việc cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên trang web TMĐT, không có trang web nào đáp ứng đủ các yêu cầu. Có đến 98% các trang web TMĐT chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về chủ trang web như địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh; 96% trang web không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp; 48% không công bố thông tin về các điều khoản giao dịch; 38% trang web không công bố rõ ràng cơ cấu giá; 46% trang web không công bố đầy đủ điều khoản giao dịch; 20% trang web không đưa ra thời hạn trả lời đề nghị đặt mua hàng của khách. Đặc biệt, tất cả các trang web này đều có thu thập thông tin cá nhân của khách hàng, kể cả các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, số tài khoản... nhưng chỉ 12% trang web có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và 6% trang web cho phép khách hàng lựa chọn đồng ý hoặc từ chối cung cấp thông tin cá nhân khi tham gia giao dịch.

Theo bà Lại Việt Anh, Trưởng Phòng Pháp chế Cục TMĐT và CNTT, trong giao dịch điện tử, khách hàng luôn phải tuân theo các hợp đồng mà mình hoàn toàn không có quyền thương lượng. Chính điều đó cộng với việc thiếu thông tin trên các website TMĐT khiến khách hàng lo ngại, thiếu niềm tin đối với hình thức kinh doanh này.

Về vấn đề bảo mật thông tin người tiêu dùng, đây là vấn đề hàng đầu để người dân Việt Nam có thể từ bỏ được thói quen mua hàng truyền thống, hiên tại đến bây giờ người tiêu dùng vẫn phải tự bảo vệ mình. Một đại diện của Bộ Công Thương cho biết: “Ở các trang web TMĐT uy tín nước ngoài, chỉ cần người mua đặt hàng, phía DN sẽ nhanh chóng liên lạc với người mua. Trong khi đó, tôi vào vài trang web trong nước, đặt mua hàng, chờ mấy ngày trời nhưng không thấy ai gọi điện thoại hoặc gửi email đến xác nhận hoặc từ chối bán hàng. Đó là chưa kể những rắc rối phát sinh liên quan đến chất lượng hàng hóa, chi phí đi kèm... (nếu có) khách hàng không biết kêu ai”. Không chỉ thiệt thòi về thông tin mà người mua hàng qua mạng còn chịu thiệt về giá cả. Ở các nước, mua hàng qua mạng luôn rẻ hơn mua hàng trực tiếp nhưng tại Việt Nam hiện nay, khách hàng phải trả giá tương đương hoặc cao hơn giá thị trường...

Theo ông Trần Hữu Linh, hình thức TMĐT còn mới mẻ tại Việt Nam nên cần phải có thời gian xây dựng để hoàn thiện. Khung pháp lý mới hình thành còn ở mức độ cơ bản, người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức. Trong lúc này, để hạn chế rủi ro và tự bảo vệ mình khi tham gia giao dịch TMĐT, người tiêu dùng phải tập thói quen xem xét tất cả các thông tin cơ bản về chủ website, thông tin về các điều khoản giao dịch, chính sách bán hàng, các chứng nhận của tổ chức uy tín... trước khi quyết định mua hàng.

3.2.4.2 Thực trạng của thiết kế Website tại Việt Nam

Web site thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1995-1996. Khi đó việc thiết lập nên một Web site là cả một vấn đề. Vào thời kỳ đó, người ta xây dựng một Web site thông qua việc viết các tệp siêu văn bản HTML với các thẻ của nó bằng các trình soạn thảo thông thường như NotePad, WordPad, cao cấp hơn thì sử dụng Hotdog, Hotmetal có hỗ trợ một vài công cụ để giảm bớt sự nặng nhọc khi phải viết các thẻ HTML.

Vào giữa năm 1996, tình hình trên đã được cải thiện rất nhiều khi xuất hiện các sản phẩm như MS Word Assistance, cho phép soạn thảo các tệp văn bản Word rồi lưu chúng dưới dạng các tệp siêu văn bản HTML ngay trong Word từ phiên bản 6.0 rồi tiếp tục cho tới các phiên bản Word sau này với những cải tiến ngày một lớn. Tiếp đó là các công cụ mạnh như Microsoft FrontPage 98/2000, Microsoft Office 97/2000/XP, ColFusion, Dreamwave và nhiều công cụ khác hỗ trợ việc xây dựng các tệp siêu văn bản HTML một cách dễ dàng. Theo hướng này, rất nhiều các Web site đã được ra đời và được biết tới như những Web site tĩnh.

Cuối năm 1996, đầu 1997, tại Việt Nam, công nghệ Active Server Page của Mỉcrosotf bắt đầu được nhiều người biết tới. Cùng với nó, việc xây dựng các cơ sở dữ liệu dựa trên Web bắt đầu được xây dựng. Ban đầu là với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access hay FoxPro. Sau này, nhiều công nghệ khác cũng đã du nhập vào Việt Nam và nhiều Website được xây dựng theo hướng này dựa trên nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau như Oracle, Microsoft SQL Server, Sybase, Informix, DB2 và Lotus Domino. Một hai năm trở lại đây, khi trào lưu sử dụng phần mềm mã nguồn mở với hệ điều hành Linux xuất hiện tại Việt Nam thì xu hướng này được mở rộng ra cả với một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác như MySQL hoặc PostgreSQL.

Có thể nói, hiện nay tại Việt Nam có hàng chục ngàn Web site đã và đang được xây dựng. Vì vậy, nhu cầu về quản lý nội dung thông tin trên Web site là rất lớn.Khi mà việc

xây dựng một Web site dù là tĩnh hay động đã trở nên dễ dàng hơn thì hầu hết các đơn vị có Web site lại phải đối mặt với một công việc thường nhật và nặng nhọc – vấn đề quản trị và cập nhật nội dung thông tin Website.

Có rất nhiều các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng tới chất lượng nội dung thông tin trên các Web site. Bài viết này chỉ đề cập tới các yếu tố có liên quan tới vấn đề kỹ thuật, cụ thể là:Việc quản trị và cập nhật nội dung thông tin chỉ có thể thực hiện được trên mạng LAN.

Thông tin có tính cập nhật theo thời gian kém do người cập nhật tin từ xa không thể tham gia được mà phải chuyển về trung tâm (thường là thông qua một phần mềm thứ ba khác như một phần mềm FTP Client hoặc qua thư điện thử) rồi trung tâm lấy các thông tin đó từ máy chủ truyền tệp hoặc máy chủ thư điện tử, xử lý (đôi khi còn phải chuyển đổi hộ phông chữ cho người viết) duyệt rồi mới đưa các thông tin đó lên Website. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc cập nhật thông tin lên Website gặp khó khăn. Đối với các Website tĩnh, việc cập nhật thông tin thường gặp khó khăn khi phải sử dụng tới những phần mềm trung gian để tạo trang Web và thực hiện các đường siêu liên kết theo phương pháp thủ công. Đối với các Website có kết hợp giữa tĩnh và động thì vấn đề trở nên phức tạp hơn vì ngoài việc phải cập nhật các thông tin tĩnh thì còn phải cập nhật các thông tin động trong các cơ sở dữ liệu và sau đó phải tìm đúng chỗ để đặt các tệp siêu văn bản, các tệp ảnh hoặc đa phương tiện vào đúng thư mục trên máy chủ Web để chúng có thể thể hiện trên trình duyệt theo đúng ý muốn. Công việc này thường phải nhờ tới những chuyên gia hiểu biết về công nghệ thông tin thay vì chỉ sử dụng những nhân viên nhập liệu bình thường. Khi thiếu các chuyên gia loại này thì thông tin sẽ khó có thể được cập nhật thường xuyên.

Việc loại bỏ thông tin khỏi Website gặp khó khăn. Khi xây dựng Website, người ta thường để ý tới việc đưa thông tin lên Website, ít ai để ý tới việc loại bỏ thông tin khỏi Website – các thông tin không còn giá trị, hoặc tai hại hơn nữa là các thông tin, vì lý do nào đó bị sai lệch, cần phải dỡ ngay khỏi Website. Hãy thử tưởng tượng người chịu trách nhiệm về thông tin sẽ làm thế nào khi vào lúc 12 giờ đêm ở Việt Nam (12 giờ trưa ở Mỹ), anh ta đi công tác ở tỉnh bạn hoặc một nước ngoài nào đó và được báo là có thông tin sai lệch mà anh ta cần phải ngay lập tức dỡ nó ra khỏi trang chủ của Website, trong khi việc quản trị và cập nhật Website lại chỉ có thể thực hiện được tại văn phòng cơ quan của anh ta? Thật là thảm hoạ! Có lẽ ít tệ hại hơn nếu là một thông tin mời nộp hồ sơ đấu thầu vào

ngày 10/10 nhưng ngày 11/10 ta lại vẫn nhìn thấy nó trên Website, mặc dù điều này cũng thật là khó chịu.

Không có qui trình tự động cập nhật thông tin lên Website. Hầu hết các Website không có qui trình tự động cập nhật thông tin lên Website được thực hiện trên chính ứng dụng tạo nên Website. Vì vậy nảy sinh mâu thuẫn thường thấy giữa người chịu trách nhiệm đưa thông tin lên Website (thường là lãnh đạo của đơn vị có Website) và người thực hiện việc đưa thông tin lên Website (thường là nhân viên tin học của các đơn vị). Những nơi có

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện và phát triển Website theo định hướng khách hàng, ứng dụng cho Công Ty Thực Phẩm Hà Nội” (Trang 36)