Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm từ nấm Cordyceps

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng của cordycep sp1 và isaria javanica trên môi trường rắn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 28)

- T Bunyapaiboonsri et al 2009, Một Hêmiacêtan mới có vòng kép và đơn, isariotin sE (1) và F (2), cùng với TK57164A (3) đã được phân lập từ nấm ký sinh côn trùng Isaria tenuipes BCC

1.2.4.Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm từ nấm Cordyceps

Ở một số nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc đã nghiên cứu thành công và triển khai nhân nuôi sản xuất nấm ký sinh côn trùng ở quy mô nông hộ, quy mô thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp. Nhưng cho đến nay các nhà khoa học chủ yếu tập trung nghiên cứu 2 loài Cordyceps sinensis (Đông trùng - Hạ thảo) và Cordyceps militaris (Nhộng trùng thảo).

Zhang et all., 2005; Richard Alan Miller, 2005; Chen Y.Q., et all., 2004; Jonh Holliday et all., 2004; Sun S. et all., 2003;...). Nghiên cứu nuôi nhân sinh khối loài

Cordyceps militaris để chiết suất lấy các hoạt chất làm dược liệu (Sung-Hom Yeon et

all., 2006; Mina Masuda et all., 2005; Kim S.W. et all., 2003; Hiroki Sato et all., 2002;...) (Dẫn theo Trần Ngọc Lân, 2007) [11].

Nhộng Trùng Thảo (Cordyceps militaris) được Xí nghiệp dược phẩm tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) phân lập được từ năm 1986, năm 1990 đã được nuôi cấy thành công trong nồi lên men. Năm 1994 đã được đưa vào sản xuất lớn trên nhộng tằm, sau đó lại thành công trong việc nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo như gạo, tiểu mạch, ngô... [2].

Việc nuôi cấy nhân tạo Nhộng Trùng Thảo đã được mở rộng tại Trung Quốc và nhiều nước khác. Có thể dùng phương pháp lên men chìm (submerged fermentation) trong các nồi lên men (fermentor) hay lên men chìm (solid fermentation) trên môi trường đặc (cơm hay nhộng tằm) trong các chai thủy tinh miệng rộng hay trong các bao màng mỏng (PP). Nhộng trùng thảo thích hợp phát triển nhất ở 22 - 260C, ra quả thể ở 20 - 250C. Trên môi trường xốp độ ẩm thích hợp là 60 - 70%, độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho sự phát triển của sợi nấm là 50 - 60% nhưng thích hợp trong giai đoạn ra quả thể là 80 - 85%. pH thích hợp là 5,4 - 6,8. Khi chuẩn bị môi trường nên sử dụng pH 7 - 8 và dùng thêm 0,2% KH2PO4 và K2HPO4 hoặc CaCO3 để làm chất đệm, giữ cho pH ổn định. Giai đoạn sợi nấm phát triển không cần ánh sánh, nhiều ánh sáng sẽ bất lợi cho sinh trưởng của sợi nấm, nhưng lúc bắt đầu phân hóa ra quả thể nên chiếu sáng cường độ thấp (khoảng 100 - 200 lux), không chiếu sáng ban đêm. Cần độ thoáng khí thích hợp để giải tỏa CO2 sinh ra và cung cấp O2 cho nấm phát triển (nhất là giai đoạn sinh quả thể) [5].

Nghiên cứu nuôi cấy chìm Cordyceps militaris trong môi trường truyền thống của Trung Quốc cho thấy nguồn các bon và tỷ lệ C/N có ảnh hưởng tới nồng độ cordycepin thu được. Nguồn C thích hợp nhất cho tế bào sợi nấm phát triển là galactozơ, tuy nhiên nguồn C tốt nhất cho việc sản xuất cordycepin trong môi trường lên men là glucozơ. Với tỷ lệ C/N là 42,0 gam glucozơ/lít và 15,8 gam peptone/lít thì

nồng độ cordycepin cao nhất trong môi trường nuôi cấy đạt 345,4 + 8,5 mg/l, và khả năng sản xuất cordycepin cao nhất là 19,2 + 0,5 mg/lít/ngày [58].

Nghiên cứu sản xuất quả thể của nấm Cordyceps militaris bằng cách lây nhiễm các thể sợi nấm vào cơ thể côn trùng - vật chủ thay thế cho thấy, nấm Cordyceps militaris đã giết chết những cá thể nhộng của cả 4 loài côn trùng thử nghiệm bao gồm

3 loài nhộng thuộc bộ cánh phấn (Mamestra brassicae, Spodoptera litura, Bombyx

mori) và 1 loài nhộng cánh cứng (Tenebrio molitor) nhưng nhộng bộ cánh phấn vẫn

phù hợp hơn cho việc thu nhận các túi bào tử. Quả thể trưởng thành được tạo ra ở cường độ ánh sáng 20 lux và 50 lux, nhiệt độ 200C và 250C, ở 250C giai đoạn trưởng thành ngắn hơn [18].

Nghiên cứu nuôi cấy bề mặt Cordyceps militaris NBRC 9787 cho thấy khoảng 98% cordycepin được tạo ra bằng phương pháp sinh tổng hợp bởi Cordyceps

militaris đã tiết ra trong môi trường nuôi cấy. Nguồn nitơ thích hợp hơn cho việc sản

xuất cordycepin là sự pha trộn của peptone và yeast extract, với tỷ lệ 75% yeast extract hoặc lớn hơn. Tỷ lệ tối ưu về trọng lượng của C/N là 2/1 khi glucozơ được sử dụng làm nguồn C. Độ dày môi trường thấp hơn dẫn đến một khả năng sản xuất cao hơn qua phạm vi của thí nghiệm hiện tại là từ 1,8 đến 5,3 cm. Dưới những điều kiện tối ưu, nồng độ cordycepin cao nhất trong môi trường nuôi cấy đạt 640 mg/l, và khả năng sản xuất cordycepin cao nhất là 32 mg/lít/ngày) [29].

Ở châu Âu đã có những nghiên cứu nhân sinh khối nấm Cordyceps để sản xuất chế phẩm trên môi trường là các loại hạt ngũ cốc, trên mùn cưa, trên thân cây gỗ…

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng của cordycep sp1 và isaria javanica trên môi trường rắn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 28)