Tình hình nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng của cordycep sp1 và isaria javanica trên môi trường rắn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 30)

- T Bunyapaiboonsri et al 2009, Một Hêmiacêtan mới có vòng kép và đơn, isariotin sE (1) và F (2), cùng với TK57164A (3) đã được phân lập từ nấm ký sinh côn trùng Isaria tenuipes BCC

1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng ở Việt Nam

Nấm ký sinh côn trùng (EPF) không chỉ là một nhóm có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi tài nguyên quý mà còn có vai trò rất quan trọng trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng và trong y - dược. Có một số loài EPF được ứng dụng để sản xuất các hoạt chất sinh học, enzyme, sản xuất thuốc chữa bệnh cũng như các chất tăng cường sinh lực cho con người như Cordyceps sinensis (“Đông trùng - Hạ thảo”) (Nguyễn Lân Dũng và nnk, 2005) [4]. Một số loài được nghiên cứu sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, như Beauveria, Metarhizium,... (Phạm Văn Lầm, 2000) [8].

Nấm ký sinh côn trùng và công nghệ nấm - côn trùng là lĩnh vực mới đối với Việt Nam. Cho đến nay, ở Việt Nam mới chỉ nghiên cứu ứng dụng một vài loài nấm ký sinh côn trùng theo hướng nghiên cứu sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại cây trồng và chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng hai loài nấm là Beauveria bassiana,

Metarhizium anisoplae, được tiến hành từ những năm 1990 (Tạ Kim Chỉnh, 1994;

Phạm Thị Thuỳ và nnk, 1993; Nguyễn Văn Cảm, 1994; Trần Văn Tuân và nnk, 2002; Võ Thị Thu Oanh, 2003; Nguyễn Xuân Niệm, 2004; Trịnh Văn Hạnh và nnk, 2005; Phạm Thị Thuỳ và nnk, 2005a, b, c, d; Nguyễn Xuân Thanh và nnk, 2005; Đàm Ngọc Hân và nnk, 2007; Nguyễn Thị Thanh và nnk, 2008; Trần Ngọc Lân và nnk, 2008;...).

Gần đây, trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Đa dạng sinh học

nấm ký sinh côn trùng ở Vườn Quốc gia Pù Mát và đánh giá khả năng sử dụng của một số loài nấm đối với một số loài sâu hại cây trồng” (Mã số B2007_27_25); Và sự hợp tác

nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Sinh học Nông nghiệp Đại học Vinh (CRABTA_VU) với BIOTEC Thái Lan trong lĩnh vực nấm ký sinh côn trùng (EPF) ở Vườn Quốc gia Pù Mát (2007 - 2008). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, ở VQG Pù Mát có 44 loài EPF. Trong 5 loài Cordyceps spp. được tìm thấy ở VQG Pù Mát có thể có 3 loài (C. unilateralis (Tull.) Sacc, Cordyceps sp1., Cordyceps sp2.) có khả năng cho các hoạt chất sinh học làm dược liệu (Trần Ngọc Lân và nnk, 2008) [11].

Việt Nam là đất nước nhiệt đới có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng cao và phong phú. Cho đến nay chúng ta còn biết rất ít về nguồn lợi nấm ký sinh côn trùng, đặc biệt là nhóm nấm quí hiếm, có chứa các chất có hoạt tính sinh học cao như

Cordyceps. Để có thể ứng dụng nấm ký sinh côn trùng vào phòng trừ sâu hại cây

trồng, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ con người chúng ta cần phải xúc tiến nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng trên các hướng: (i) Phân loại và đánh giá nguồn lợi EPF, (ii) Nghiên cứu ứng dụng các loài đặc hữu Việt nam, (iii) Nuôi nhân các loài có giá trị (như các loài Cordyceps spp.), (iv) Chiết suất các chất có hoạt tính dược liệu để phục vụ sức khoẻ con người, (v) Xây dựng cơ sở dữ liệu về EPF Việt Nam,...

Nấm ký sinh côn trùng là lĩnh vực có ý nghĩa khoa học và có giá trị thực tiễn cao. Nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng là lĩnh vực mới đối với Việt Nam. Vì vậy tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ nghiên cứu ứng dụng nấm ký sinh côn trùng (như nhóm Cordyceps) ở các nước có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm là rất cần thiết.

Chương II.

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng của cordycep sp1 và isaria javanica trên môi trường rắn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w