Phương pháp cấy truyền

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng của cordycep sp1 và isaria javanica trên môi trường rắn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 37)

- T Bunyapaiboonsri et al 2009, Một Hêmiacêtan mới có vòng kép và đơn, isariotin sE (1) và F (2), cùng với TK57164A (3) đã được phân lập từ nấm ký sinh côn trùng Isaria tenuipes BCC

2.4.2.3.Phương pháp cấy truyền

- Cấy truyền từ môi trường PDA cũ sang các môi trường PDA mới. Chuẩn bị môi trường PDA trong đĩa Petri hoặc trong slope.

Dùng que cấy có cán nhựa hoặc dùi nhọn lấy 1 lượng rất nhỏ nấm từ đĩa gốc (một phần sợi nấm hoặc bào tử) cấy chuyển sang đĩa petri hoặc slope có môi trường PDA.

Dùng nhãn dính ghi các thông tin bao gồm: tên nấm, ngày cấy, số thứ tự của đĩa hoặc slope.

Dùng giấy bọc đĩa tiệt trùng quấn quanh miệng đĩa, nút bông tiệt trùng đậy nắp slope. Chuyển các đĩa hoặc slope đã cấy vào nuôi hoặc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Chú ý: Các thao tác tiến hành trên ngọn lửa đèn cồn trong tủ hốt vô trùng. - Cấy chuyền từ môi trường PDA sang môi trường lên men rắn.

Mẫu nấm trên môi trường PDA được chuẩn bị để cấy truyền sang môi trường rắn thường sử dụng đĩa petri có kích thước đường kính là 6 cm.

Môi trường lên men rắn tiệt trùng được chuẩn bị trong các bình có đậy nắp nút bông. Dùng các dụng cụ (thìa sắt loại nhỏ, dao tiểu phẫu hoặc dùi nhọn) lấy nguyên cả khuẩn lạc của nấm ở mẫu gốc chuyển sang các bình có chứa môi trường lên men rắn.

Chú ý: Các thao tác phải tiến hành nhanh chóng, trên ngọn lửa đèn cồn và trong tủ hốt vô trùng. Dùng nhãn dính để ghi chú các mẫu nuôi cấy.

* Chuẩn bị môi trường và phương pháp cấy nấm trên môi trường rắn - Chuẩn bị

Hình 2.1. Mô tả phương pháp chuẩn bi môi trường rắn + Cơ chất gạo:

Bước 1: Chuẩn bị đũa, thìa và găng tay sạch, rổ nhựa, chậu, túi nilon (loại đựng 1kg), nắp nhựa, bông, cồn.

Bước 2: Cân đong gạo và nước cho vào ngâm trong 20 - 15 phút ở 65-700C (3 sôi 2 lạnh), tỉ lệ nước/gạo = 0.8/1.

Bước 3: Vớt gạo cho ráo nước bỏ vào bọc nilon hoặc bình thuỷ tinh, 100-150g gạo/1 túi nilon đựng 1kg.

Bước 4. Dùng 2 nắp nhựa một nắp có lót một lớp bông phía dưới nắp túi nilon lại. Còn với bình thuỷ tinh thì vặn chặt nắp bình có lót bông và nilon hoặc bịt kín miệng bằng dây giun.

Bước 5. Hấp tiệt trùng ở áp suất 15 psi, nhiệt độ 1210C trong vòng 20 phút. Đưa các túi nilon, lọ sang tủ cấy, để nguội.

+ Nhộng tằm:

Bước 1: Xử lý tằm bằng cồn 700 và tia cực tím trong 2 ngày Bước 2: Cho tằm vào túi bóng và sấy ở 65-700C/72h

Bước 3. Làm nhỏ tằm thành dạng bột ( làm nát bằng tay hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhỏ thành dạng bột).

- Phương pháp cấy nấm từ môi trường lỏng sang môi trường rắn.

Có nhiều cách cấy nấm sang môi trường rắn như cấy trực tiếp nấm từ đĩa petri, cấy nấm từ ống nghiệm (slop) và cấy nấm từ môi trường lỏng (giống lỏng) sang môi trường rắn. Nhưng với số lượng môi trường rắn lớn, tránh dễ nhiễm thì cấy nấm từ giống lỏng là cách tốt nhất.

Bước 1. Dùng thìa và đũa hấp tiệt trùng để xúc nhộng tằm vào mỗi túi nilon/lọ, trộn đều và tiến hành cấy nấm.

Bước 2: Vô trùng dao cắt nấm trên ngọn lửa đèn cồn, cắt 1 phần nhỏ đĩa chứa môi trường có bào tử nấm chuyển vào môi trường đã chuẩn bị sẵn.

Bước 3: Đậy kín lại bằng các loại nắp sao cho không khí không vào được tránh nhiễm và nuôi dưỡng trong PTN ở nhiệt độ 250C., ánh sáng thích hợp.

Bước 4: Hàng ngày theo dõi các công thức, loại bỏ những túi/lọ bị nhiễm và đo đếm các chỉ tiêu của những túi/lọ đạt tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Khả năng sinh trưởng của cordycep sp1 và isaria javanica trên môi trường rắn luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 35 - 37)