3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại tổng hợp ở Đô Lương
Trang trại ở địa phương đã có từ rất lâu, sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, trước những yêu cầu của đời sống, nạn đói xảy ra rất phổ biến ở nông thôn, cùng với sự trì trệ, yếu kém của kinh tế hợp tác xã, một số hộ đã bắt đầu khai hoang một số vùng để trồng cây lương thực phục vụ cho gia đình, tuy nhiên họ không dám công khai và làm nhiều nương rẫy với quy mô nhỏ ở nhiều nơi, đây là bước đầu hình thành các trang trại với quy mô nhỏ.
Sau khi dành độc lập thống nhất đất nước nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Thực hiện Nghị quyết 10/NQ-BCT của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Nghị định 163/CP của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp, Quyết định 1586/QĐ-UB của UBND tỉnh về chính sách tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh sản xuất nông nghiệp, Nghị định 01/CP về giao khoán đất đai, vườn cây ổn định lâu dài cho nhân dân trong vùng...cùng với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hộ gia đình được xác định là kinh tế tự chủ, nhiều hộ gia đình đã tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại. Lúc này kinh tế trang trại Đô Lương bắt đầu phát triển.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền nông nghiệp nước ta nói chung và của Đô Lương nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị tháng 4/1988, đặc biệt là việc giao đất cho hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo Nghị
định 64/NĐ-CP của Chính phủ...Nước ta từ một nước phải nhập khẩu lương thực và các nông sản khác đã vươn lên xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, các sản phẩm khác như chè, cà phê, cao su...sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng.
Trong tiến trình đó kinh tế trang trại Nghệ An nói chung và kinh tế trang trại Đô Lương nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Sản lượng và chủng loại hàng hóa do các trang trại sản xuất ngày càng tăng. Nhiều trang trại đã tổ chức sản xuất kinh doanh các loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.
Cùng với sự ra đời của các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ an đã có các chính sách nhằm ưu tiên phát triển kinh tế trang trại như:
- Quyết định số: 2381/2006/QĐ-UBND-NN ngày05/12/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTXNN, kinh tế trang trại Nghệ an giai đoạn 2006-2010.
- Chỉ thị số: 02/CT-TU ngày 05/04/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Nhận thấy cần thay đổi trong phương thức canh tác nhiều hộ gia đình đã tận dụng được tiềm năng sắn có của trang trại để xây dựng nên các trang trại tổng hợp, các loại cây trồng , vật nuôi được trồng và chăn nuôi kết hợp với nhau. Nhờ sự chuyển hướng này không ít hộ gia đình đã giải quyết được vấn đề vốn trước mắt với phương châm ”lấy ngắn nuôi dài” và đem lại thu nhập lớn cho người sản xuất.
Hiện nay các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng lẫn quy mô sản xuất.