0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến sự hình thành và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 31 -31 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.3. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến sự hình thành và phát triển kinh tế

tế trang trại tổng hợp ở địa phương

+ Chính sách của Trung ương + Chính sách của địa phương

2.2.4. Đánh giá hiệu quả của các mô hình trang trại tổng hợp

2.2.4.1. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế 2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường sinh thái

2.2.4.4. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp trong tương lai + Những thuận lợi

+ Những khó khăn

+ Định hướng phát triển trong tương lai

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thừa kế tài liệu chọn lọc

Kế thừa có chọn lọc những tài liệu nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của khu vực nghiên cứu trong thời gian qua.

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh – kinh tế của khu vực nghiên cứu từ các phòng Thông kê, Địa chính, Nông nghiệp các tài liệu bao gồm: địa lý, đất đai thỗ nhưỡng, khí hậu thủy sản, cơ sở hạ tầng và những tài liệu có liên quan.

Số liệu thu thập trên cơ sở đánh giá khách quan và sự theo dõi, giám sát của các phòng.

2.3.1.2. Khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

- Kiểm tra lại số liệu được cung cấp thông qua khảo sát thực địa.

a) Lựa chọn địa điểm: Tiến hành điều tra các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Mẫu điều tra: Chọn mẫu và tìm hiểu những trang trại tổng hợp này thông qua phòng nông nghiệp huyện cung cấp từ đó lựa chọn để điều tra.

Căn cứ vào tiêu chí phân loại của Thông tư liên bộ giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục thống kê, dựa vào giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại chúng tôi tiến hành điều tra 33/132 trang trại tổng hợp của huyện. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên một trang trại tổng hợp để điều tra.

b) Phỏng vấn bán cấu trúc: - Lập phiếu điều tra

+ Về tình hình cơ bản của các trang trại tổng hợp: Họ và tên chủ trang trại, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thời gian thành lập trang trại, diện tích đất, cơ cấu sản xuất, số nhân khẩu, lao động, vốn của trang trại.

+ Về tình hình hoạt động sản xuất của trang trại: Các khoản đầu vào, đầu ra của việc sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất của trang trại…trong năm 2010.

+ Về các vấn đề liên quan khác như: Ý kiến của chủ trang trại, những dự định trong tương lai, nguyện vọng, nhu cầu cũng như những thuận lợi, khó khăn của trang trại.

- Phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại: Trực tiếp gặp các chủ trang trại thông qua giấy giới thiệu của cơ quan thực tập để phỏng vấn theo phiếu điều tra.

Mặt khác để thu thập được số liệu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tiếp tiếp xúc với người dân tạo điều kiện để người dân tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tin chúng tôi đã sử dụng công cụ chủ yếu: biểu thời gian, lịch vụ, biểu đồ VENT, phân loại và cho điểm các chỉ tiêu. Số liệu thu thập được dùng để phân tích hiệu quả kinh tế mô hình kinh tế trang trại và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu điều tra.

2.3.1.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được dùng trong quá trình tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, các cán bộ nông, lâm nghiệp của phòng nông nghiệp cũng như phòng địa chính của huyện. Phương pháp này cũng được sử dụng để tham khảo ý kiến và thu thập kinh nghiệm của các cá nhân, các hộ nông dân làm ăn giỏi, nhằm đưa ra phương án sản xuất kinh doanh tối ưu phù hợp với thực tế và khách quan.

Thông qua tiếp xúc, phỏng vấn các nhà khoa học, nhà quản lý, các cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế trang trại tổng hợp.

2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu và tính toán

2.3.2.1. Phương pháp phân loại mô hình kinh tế trang trại tổng hợp

* Cơ sở phương pháp phân loại:

Dựa trên kết quả điều tra chi tiết 33 trang trại tổng hợp, tiến hành phân loại các trang trại tổng hợp theo 3 mức độ khác nhau bằng phương pháp cho điểm dựa vào các tiêu chí sau:

- Tiềm năng về đất đai (quy mô diện tích) - Tổng số vốn đầu tư cho sản xuất

- Tổng thu nhập thực tế

Ba tiêu chí này được đánh giá quan trọng như nhau với thang điểm cao nhất là 5, trung bình là 3, kém là 2.

Ngoài ra, hai tiêu chí là khả năng huy động sức lao động, kinh nghiệm sản xuất, thang điểm cao nhất là 3, trung bình là 2, kém là 1.

* Kết quả phân loại:

- Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm > = 18: Thuộc nhóm I - Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm 12 – 17: Thuộc nhóm II - Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm < 12: Thuộc nhóm III

2.3.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế

- Phương pháp phân tổ thống kê được dùng phổ biến và chủ yếu trong các khóa luận. Để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của mô hình và phân loại chúng theo mô hình sản xuất trên đất vườn đồi, phân tổ theo giá trị sản xuất và tỷ trọng các nông sản phẩm hàng hóa trong mô hình: Phân tổ theo quy mô diện tích, lao động chính, số đầu cây, con trong mô hình. Trên cơ sở đó phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình, rút ra những nhận xét và kết luận.

Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các chỉ tiêu, nội dung tương ứng như: So sánh kết quả hiệu quả kinh tế của từng thành phần trong mô hình. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp khác nhau giữa các tiểu vùng hoặc trên cùng tiều vùng. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp điển hình ở các mô hình với nhau từ đó thấy được đặc điểm cơ bản và ưu, nhược điểm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của từng loại mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu, đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại tổng hợp

* Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại tổng hợp:

Giá trị sản xuất GO (Gross output) : Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trên một đơn vị diện tích trong một thời kì nhất định (thường là một năm), đây là tổng thu chủ hộ.

Công thức: GO =

= n i PiQi 1 (Trong đó Pi là giá trị sản phẩm thứ i, Qi là sản phẩm thứ i)

Giá trị trung gian IC (Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (trừ tài sản cố đinh) như các khoản chi phí: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

Giá trị gia tăng VA (Valua Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của các ngành sản xuất tạo ra trong một kì (thường là một năm) giá trị gia tăng được tính theo công thức VA= GO - IC (Nếu trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ đi các khoản đi thuê đó).

Giá trị sản phẩm hàng hóa: Đây chỉ là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hóa của trang trại. Thông qua chỉ tiêu này phản ánh trình độ chuyên môn hóa của trang trại, chỉ tiêu càng cao thì mức độ chuyên môn hóa càng cao. Với công thức: Giá trị sản phẩm hàng hóa/GO = Tỷ suất sản phẩm hàng hóa.

Năng suất lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tạo ra do một lao động trong một năm, chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong một năm sử dụng đồng vốn để tạo ra bao nhiêu thu nhập. Cách tính chỉ tiêu này như sau:

Năng suất lao động = GO/LĐ

Tỷ suất giá trị gia tăng: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tư một đồng chi phí thì giá trị gia tăng là bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/IC

Chi phí trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chi phí trên một đơn vị diện tích = Tổng chi phí/đơn vị diện tích (m2, 1ha hoặc 1 sào).

* Những chỉ tiêu phản ánh trình độ tiêu thụ sản phẩm của các trang trại tổng hợp: - Mức độ chế biến nông sản phẩm

- Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh - Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo thị trường * Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội:

- Thu nhập bình quân của một lao động/tháng - Số lao động trang trại thu hút trong một năm

- Tạo việc làm thường xuyên cho bao nhiêu lao động trong một năm - Góp phần như thế nào trong việc xóa đói giảm nghèo

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Khi đã thu thập được các số liệu thì ta tiến hành xử lý chúng bằng các phương pháp thủ công, sử dụng máy tính bỏ túi, sử dụng phần mềm Excel, Word.

2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1. Đặc điểm địa lí và địa hình

Đô Lương là một huyện đồng bằng bán sơn địa, tiếp cận với vùng núi Tây Bắc và Tây Nam cách thành phố Vinh khoảng 60 km về phía Tây Nam. Huyện có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 15055’ đến 19010’ vĩ độ bắc và từ 105015 đến 105045 kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Yên Thành; phía đông giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; phía tây giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; phía nam giáp huyện Thanh Chương.

Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính (xã, thị trấn), trong đó có 32 xã và một thị trấn. Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.484,58 ha, huyện có một thị trấn duy nhất là trung tâm văn hóa, kinh tế, thương mại. Huyện có các quốc lộ, tỉnh lộ số 7, 15, 46…đi qua tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp gồm nông nghiệp, CN- TTCN, thương mại – dịch vụ…

Huyện Đô Lương là một vùng lãnh thổ được giới hạn bởi vùng núi tây bắc (Tân Kỳ), vùng núi tây nam (Thanh Chương, Anh Sơn) và vùng đồng bằng (Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn).

Dựa vào đặc điểm về sinh thái, địa hình, tập quán canh tác sản xuất, Đô Lương được phân thành 4 vùng:

+ Vùng bán sơn địa tây bắc gồm 7 xã: Ngọc sơn, Lam sơn, Bồi sơn, Giang sơn đông, Giang sơn tây, Hồng sơn, Bài sơn.

Đặc điểm của vùng này là xen kẽ 2 dạng địa hình đồi và thung lũng (dạng thung lũng lòng chảo có suối chảy qua gồm các xã Giang sơn đông, Giang sơn tây, Hồng sơn, Bài sơn; dạng thung lũng dốc nghiêng gồm các xã Ngọc sơn, Lam sơn, Bồi sơn).

+ Vùng ven bãi sông Lam gồm các xã: Nam sơn, Bắc sơn, Đặng sơn, Lưu sơn, Đà sơn, Trung sơn, Thuận sơn.

+ Vùng đồng bằng (vùng trọng điểm trồng lúa) gồm 14 xã: Tràng sơn, Đông sơn, Yên sơn, Văn sơn, Thịnh sơn, Hòa sơn, Lạc sơn, Xuân sơn, Minh sơn, Tân sơn, Quang sơn, Thái sơn, Thượng sơn và Thị trấn.

Đặc điểm của vùng này là địa hình tương đối bằng phẳng ở độ cao từ 9m đến 11m, xung quanh có nhiều vùng đồi chia cắt, có hệ thống sông ngòi, lạch của sông Lam chảy qua.

+ Vùng bán sơn địa đông nam gồm các xã: Hiến sơn, Nhân sơn, Mỹ sơn, Trù sơn, Đại sơn.

Vùng địa hình này có đặc điểm là có các dải đồi chạy theo hướng Tây bắc, Đông nam xen kẽ 2 loại địa hình đồi và thung lũng dốc nghiêng.

2.4.1.2. Khí hậu

Đô lương là huyện có khí hậu phức tạp mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều song phân đều giữa các tháng trong năm, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây nam (gió Lào).

Đô Lương có khí hậu mang tính đặc trưng của miền Trung, nắng gay gắt vào mùa hè và lạnh buốt vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình 22oC – 27oC, về độ ẩm không khí trung bình từ 75% – 83%. Khí hậu nón và ẩm thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp, tuy là nắng lắm nhưng cũng mưa nhiều, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm do đó có nhiều loại thực vật phát triển. Nếu làm thủy lợi tốt, biết cách điều hòa nước có thể đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng.

Khí hậu của huyện Đô Lương có những đặc điểm đáng chú ý như từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23 – 30oC, trong các tháng này thường có mưa và mưa nhiều vào tháng 7, tháng 8 lượng mưa trong tháng này khoảng 300 mm – 480 mm và chiếm tới 40% - 45% lượng mưa cả năm. Mùa này nói chung thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. Song vào mùa mưa, thỉnh thoảng có bão, có những cơn bão gây mưa to, gió lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời do có nhiều dạng địa hình nên những trận mua to có thể dẫn tới xói mòn đất hoặc ngập úng gây bạc màu cho đất. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình từ 14oC – 22oC mùa này thường ít mưa và lạnh thỉnh thoảng có gió khô hanh nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện Đô Lương tương đối thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vẫn có hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.

2.4.1.3. Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện phụ thuộc lớn nhất từ 2 con sông chính là sông Lam chảy qua địa phận huyện Đô Lương khoảng 20 km và con sông Đào khoảng 9km. Đây là những con sông có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế cũng như cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và đồng thời cũng là tiêu thoát nước, phát triển giao thông đường thủy, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch không chỉ riêng của huyện mà cho cả tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sông Khuôn và các khe suối nhỏ như khe ngầm ở Lam Sơn, Hói Quan (Bồi sơn), Hói Cẩm (Tân sơn) và các ao hồ trong khu dân cư.

Chính vì vậy, ngoài những yếu tố thuận lợi thì hằng năm cứ vào tháng 8, tháng 9 huyện Đô Lương còn phải chịu ảnh hưởng do hiện tượng lũ lụt do nguồn nước đổ về từ các con sông suối và hồ đập nên đã gây úng ngập trên diện rộng và sạt lở bãi ở một số vùng vào mùa mưa. Gần đây, thời tiết khí hậu có nhiều biến động phức tạp cũng như việc sử dụng, khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên không tôt dẫn tới làm thay đổi dòng chảy không có lợi cho sản xuất nông nghiệp, và những hộ dân ven sông, đất canh tác bị cuốn trôi và nguy cơ mất rất cao.

2.4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Với thế mạnh có nhiều dạng vùng sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện Đô Lương khá đa dạng. Bên cạnh đó có con sông Lam chảy qua địa phận của huyện nên hàng năm được bồi đắp một lượng đất phù sa lớn. Tiềm năng đất đai da dạng, có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như đá vôi (Bài sơn), cát sạn (Lưu sơn), đất sét, sứ và cao lanh…

Ngoài ra với diện tích đất lâm nghiệp là 7.323,84ha chiếm 20,64% là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tại chỗ phục vụ nhu cầu xây dựng và nhà ở trong nhân dân, vừa hạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 31 -31 )

×