3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển trang trại tổng hợp ở Việt Nam
Ngay từ những năm đầu công nguyên, khi phong kiến Trung Quốc sang đô hộ nước ta. Nhà Hán chủ trương muốn giữ được đất mới chiếm được nên đã lập nên các đồn điền để tướng lĩnh, binh lĩnh cai quản, sử dụng tội nhân hoặc dân nghèo canh tác gắn liền với “điền địa” vì vậy mà được gọi là các đồn điền [1], [2].
Trong thời kì phong kiến dân tộc, một số triều đại phong kiến đã có những chính sách khai khẩn đất hoang bằng cách lập các đồn điền hoặc doanh điền. Trong nông nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất tập trung biểu hiện giữa các hình thức và tên gọi khác nhau như: Điền trang, điền doanh, thái ấp, điền tranh nhà chùa [1].
Từ giữa thế kỉ XIX, với chính sách bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta bắt đầu có sự biến đổi quan trọng. Trong nông nghiệp hệ thống đồn điền gắn liền với sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển, chủ yếu là của người Pháp [6].
Bước sang thời kì chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước [19].
- Ở miền Bắc: Tiến hành cải cách ruộng đất, hầu hết nông dân đều tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp, về cơ bản không tồn tại đồn điền như trước kia nữa.
- Ở miền Nam: Hệ thống đồn điền nói chung vẫn duy trì nhưng do điều kiện chiến tranh nên hầu như tê liệt và hiệu quả không cao.
Thời kì đổi mới đất nước năm 1986 cho tới nay.
Đại hội VI (12/1986) Đảng đã chỉ rõ, trong thời kì quá độ ở nước ta phải là “nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần” và tiếp đến ở Nghị quyết 10 của bộ chính trị về “Đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp”. Đặc biệt là nghị quyết 6 khóa VI năm 1989 Đảng đã chỉ ra rằng “Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ”, đồng thời luật doanh nghiệp tư nhân được công bố ngày 03/01/1991. Đó là những cơ chế để hệ thống trang trại phát triển với tốc độ và quy mô ngày càng lớn hơn [5].
Sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các Nghị định
nhằm thể chế hóa chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ năm (khóa VII) năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông, lâm, ngư trại với quy mô thích hợp. Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 cũng đã thể chế hóa chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong kinh doanh nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 và sau đó, Nghị quyết TW lần thứ tư khóa (VIII) tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại với các hình thức khác nhau [13], [17].
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, hầu hết các địa phương trong cả nước, kinh tế trang trại mà đặc biệt là kinh tế trang trại tổng hợp đã phát triển rộng khắp và nhanh chóng. Có nhiều địa phương đã có những chính sách cụ thể khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng loại hình kinh tế trang trại tổng hợp tuy mới hình thành nhưng có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích to lớn về nhiều mặt, khơi giậy tiềm năng về đất đai, lao đông, tiền vốn trong dân cư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời nó đã trở thành động lực mới góp phần thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua [16], [20].
Mặc dù đã xuất hiện từ rất sớm nhưng kinh tế trang trại cũng như trang trại tổng hợp ở Việt Nam mới chỉ phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW (1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân và sau khi Luật đất đai ra đời năm 1993 [4].
Cho đến khi chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại đã nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tế trang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại [2].
Mặt khác, hình thành các tiêu chí kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước [13].
Khi các chính sách trên đi vào cuộc sống đã làm cho nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển hơn. Nông nghiệp nước ta liên tục đạt được những thành tựu quan trọng, chính trong quá trình phát triển này đã làm xuất hiện một hình thức tổ
chức mới, đó là các trang trại nông, lâm, ngư nghiệp tạo ra hướng phát triển mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta trong thời kì đổi mới [13].
Bảng 1.5. Tình hình phát triển trang trại tổng hợp ở nước ta[12], [19] Năm Chỉ tiêu 1989 1992 1999 2008 2010 SLTT(TT) 5.215 13.246 90.167 150.000 201.164 Vốn ĐTBQ/ha 4,48 4,40 4,39 6,00 10,27 SLTTTH(TT) 1.021 59.185 102.516 Vốn ĐTBQ/ha 5,81 7,05 10,54 DTBQ(ha) 8,50 130,96 146,17 158,21
Qua bảng số liệu 1.5 cho thấy: Số lượng trang trại và trang trại tổng hợp ở nước ta tăng qua các năm, đặc biệt là trang trại tổng hợp tăng rất nhanh. Năm 1992 chỉ có 1.021 trang trại tổng hợp thì tới năm 1999 đã tăng tới 59.185 trang trại tăng theo xu thế của thị trường [19], năm 2008 lên đến 102,516 trang trại. Tổng vốn đầu tư trung bình cho mỗi trang trại cũng tăng đều lên. Năm 1992 là 5,81 triệu đồng/ha, năm 1999 lên 7,05 triệu đồng/ha và năm 2008 có 10,54 triệu đồng/ha. Diện tích bình quân của các trang trại cũng tăng lên. Năm 1989 chỉ có 8,50 ha, thì năm 2008 đã lên tới 158,21 ha [2].
Như vậy, đối với nước ta số lượng trang trại đều tăng qua các năm, diện tích và vốn đầu tư cũng tăng. Điều này cho thấy, trang trại tổng hợp ở Việt Nam ngày càng phát triển.
Bên cạnh quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại, ở Việt Nam, kinh tế trang trại tổng hợp là vấn đề đã được nhiều tác giả và các tổ chức trong nước nghiên cứu.
PGS.TS Lê Trọng (2000) [15] trong nghiên cứu “Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị trường” đã nêu rõ khái niệm, vai trò, đặc trưng và các yếu tố tác động đến sự phát triển của kinh tế trang trại đồng thời có một số giải pháp vĩ mô để trang trại ở Việt Nam phát triển hiệu quả hơn.
TS. Nguyễn Văn Tuấn (2000) [13] trong “Quản lý trang trại nông lâm nghiệp” đã nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại ở trên thế giới và ở Việt Nam, các tiêu chí xác định trang trại đồng thời có các giải pháp phát triển kinh tế trang trại tốt hơn…
Tác giả Nguyễn Văn Trương ( 1993) trong “Kiến tạo các mô hình Nông Lâm kết hợp” đã nghiên cứu về tính bền vững của hệ sinh thái khi sản xuất đa dạng về loài, tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội…
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sản xuất kinh doanh của các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An dựa vào tiêu chí xác định trang trại theo Thông tư số 69/2000 và Thông tư số 62/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Một số trang trại tổng hợp hộ gia đình đại diện cho kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An (điều tra chi tiết 33 trang trại).
+ Quá trình phát triển các trang trại tổng hợp của địa phương từ năm 1994 sau khi có chính sách giao đất lâu dài cho hộ gia đình và các tổ chức kinh tế (theo nghị định 02/CP) và số liệu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của các trang trại tổng hợp chủ yếu từ năm 2008 trở lại đây.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:
2.2.1. Điều tra tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Tình hình hoạt động của kinh tế trang trại và các tổ chức có liên quan + Hiện trạng sử dụng đất đai
2.2.2. Điều tra thực trạng kinh tế trang trại tổng hợp của huyện Đô Lương
2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở địa phương
+ Trước khi có chính sách của nhà nước + Sau khi có chính sách của nhà nước
2.2.2.2. Phân loại mô hình trang trại tổng hợp theo tiềm năng (bằng phương pháp cho điểm) 2.2.2.3. Thực trạng phát triển của các trang trại tổng hợp điều tra
+ Thực trạng các yếu tố sản xuất (đất đai, nguồn vốn, lao động,...) + Thực trạng về thị trường tiêu thụ sản phẩm
+ Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (giá trị sản xuất, chi phí, thu nhập) + Tổ chức quản lý
2.2.3. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến sự hình thành và phát triển kinhtế trang trại tổng hợp ở địa phương tế trang trại tổng hợp ở địa phương
+ Chính sách của Trung ương + Chính sách của địa phương
2.2.4. Đánh giá hiệu quả của các mô hình trang trại tổng hợp
2.2.4.1. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế 2.2.4.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội
2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường sinh thái
2.2.4.4. Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp trong tương lai + Những thuận lợi
+ Những khó khăn
+ Định hướng phát triển trong tương lai
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thừa kế tài liệu chọn lọc
Kế thừa có chọn lọc những tài liệu nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của khu vực nghiên cứu trong thời gian qua.
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh – kinh tế của khu vực nghiên cứu từ các phòng Thông kê, Địa chính, Nông nghiệp các tài liệu bao gồm: địa lý, đất đai thỗ nhưỡng, khí hậu thủy sản, cơ sở hạ tầng và những tài liệu có liên quan.
Số liệu thu thập trên cơ sở đánh giá khách quan và sự theo dõi, giám sát của các phòng.
2.3.1.2. Khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
- Kiểm tra lại số liệu được cung cấp thông qua khảo sát thực địa.
a) Lựa chọn địa điểm: Tiến hành điều tra các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Mẫu điều tra: Chọn mẫu và tìm hiểu những trang trại tổng hợp này thông qua phòng nông nghiệp huyện cung cấp từ đó lựa chọn để điều tra.
Căn cứ vào tiêu chí phân loại của Thông tư liên bộ giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục thống kê, dựa vào giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại chúng tôi tiến hành điều tra 33/132 trang trại tổng hợp của huyện. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên một trang trại tổng hợp để điều tra.
b) Phỏng vấn bán cấu trúc: - Lập phiếu điều tra
+ Về tình hình cơ bản của các trang trại tổng hợp: Họ và tên chủ trang trại, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thời gian thành lập trang trại, diện tích đất, cơ cấu sản xuất, số nhân khẩu, lao động, vốn của trang trại.
+ Về tình hình hoạt động sản xuất của trang trại: Các khoản đầu vào, đầu ra của việc sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất của trang trại…trong năm 2010.
+ Về các vấn đề liên quan khác như: Ý kiến của chủ trang trại, những dự định trong tương lai, nguyện vọng, nhu cầu cũng như những thuận lợi, khó khăn của trang trại.
- Phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại: Trực tiếp gặp các chủ trang trại thông qua giấy giới thiệu của cơ quan thực tập để phỏng vấn theo phiếu điều tra.
Mặt khác để thu thập được số liệu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tiếp tiếp xúc với người dân tạo điều kiện để người dân tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tin chúng tôi đã sử dụng công cụ chủ yếu: biểu thời gian, lịch vụ, biểu đồ VENT, phân loại và cho điểm các chỉ tiêu. Số liệu thu thập được dùng để phân tích hiệu quả kinh tế mô hình kinh tế trang trại và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu điều tra.
2.3.1.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được dùng trong quá trình tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, các cán bộ nông, lâm nghiệp của phòng nông nghiệp cũng như phòng địa chính của huyện. Phương pháp này cũng được sử dụng để tham khảo ý kiến và thu thập kinh nghiệm của các cá nhân, các hộ nông dân làm ăn giỏi, nhằm đưa ra phương án sản xuất kinh doanh tối ưu phù hợp với thực tế và khách quan.
Thông qua tiếp xúc, phỏng vấn các nhà khoa học, nhà quản lý, các cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế trang trại tổng hợp.
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu và tính toán
2.3.2.1. Phương pháp phân loại mô hình kinh tế trang trại tổng hợp
* Cơ sở phương pháp phân loại:
Dựa trên kết quả điều tra chi tiết 33 trang trại tổng hợp, tiến hành phân loại các trang trại tổng hợp theo 3 mức độ khác nhau bằng phương pháp cho điểm dựa vào các tiêu chí sau:
- Tiềm năng về đất đai (quy mô diện tích) - Tổng số vốn đầu tư cho sản xuất
- Tổng thu nhập thực tế
Ba tiêu chí này được đánh giá quan trọng như nhau với thang điểm cao nhất là 5, trung bình là 3, kém là 2.
Ngoài ra, hai tiêu chí là khả năng huy động sức lao động, kinh nghiệm sản xuất, thang điểm cao nhất là 3, trung bình là 2, kém là 1.
* Kết quả phân loại:
- Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm > = 18: Thuộc nhóm I - Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm 12 – 17: Thuộc nhóm II - Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm < 12: Thuộc nhóm III
2.3.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp phân tổ thống kê được dùng phổ biến và chủ yếu trong các khóa luận. Để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của mô hình và phân loại chúng theo mô hình sản xuất trên đất vườn đồi, phân tổ theo giá trị sản xuất và tỷ trọng các nông sản phẩm hàng hóa trong mô hình: Phân tổ theo quy mô diện tích, lao động chính, số đầu cây, con trong mô hình. Trên cơ sở đó phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình, rút ra những nhận xét và kết luận.
Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các chỉ tiêu, nội dung tương ứng như: So sánh kết quả hiệu quả kinh tế của từng thành phần trong mô hình. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp khác nhau giữa các tiểu vùng hoặc trên cùng tiều vùng. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp điển hình ở các mô hình với nhau từ đó thấy được đặc điểm cơ bản và ưu, nhược điểm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của từng loại mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.