0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 46 -46 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Đô Lương

Trong những năm trước công tác quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo, chưa làm tốt công tác giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng nên việc sử dụng đất còn bừa bãi, thiếu tính khoa học, chưa đạt hiệu quả cao. Từ khi có luật đất đai ban hành công tác quản lý nhà nước về đất đai từng bước chuyển biến tích cực và đi vào nề nếp. Đất đai được giao đến chủ và được quản lý theo quy hoạch, kế hoạch. Người dân đã tự chủ trên mảnh đất, yên tâm sản xuất và đã hình thành nên các vùng sản xuất chuyên canh, dần đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, lợi ích của sông suối và mặt nước chuyên dùng sẽ được phát huy tối đa.

Đất đai là yếu tố quan trọng đối với các ngành sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông – lâm – thủy sản. Đối với phát triển kinh tế trang trại thì đó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Huyện Đô lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.484,35 ha, bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng. Việc sử dụng đất đai của huyện có sự biến động qua 3 năm trở lại đây như sau:

Qua bảng 2.3 cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp giảm đều qua các năm, còn diện tích đất chuyên dùng, đất ở tăng và đất chưa sử dụng giảm dần do được chuyển sang sử dụng với mục đích khác. Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp giảm cho thấy huyện đang có xu hướng phát triển các ngành khác.

Diện tích đất nông nghiệp năm 2008 là 23.498,76 ha chiếm 66,22% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đến năm 2010 giảm xuống còn 22.381,32ha. Bình quân trong 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm 1,43%. Trong đó đất canh tác hàng năm giảm 3,14%, đất vườn tạp tăng 3,55%, đất trồng cây lâu năm tăng 0,08%, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 16,03%, đất chăn nuôi tăng 3,88%.

Từ năm 2008 – 2010, trong cơ cấu đất nông nghiệp có nhiều biến động. Nguyên nhân là do đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào một số mục đích khác như đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất giao thông...

Kể từ năm 2007, huyện triển khai đề án phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đồng thời người dân cũng thấy hiệu quả từ 2 lĩnh vực này mang lại cao hơn so với việc canh tác hàng năm nên trong mấy năm trở lại đây diện tích đất chăn nuôi

và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng được tăng lên còn đất canh tác hàng năm thì giảm dần. Đất trồng cây lâu năm thì giảm sau đó lại tăng. Năm 2008 có 4.491,70 ha đến năm 2009 giảm xuống 4.392,95 ha đến năm 2010 lại tăng lên 4.496,35ha, nguyên nhân là do sâu bệnh, giá của thị trường đối với các sản phẩm này lúc đầu không ổn định, tới năm 2009 có chính sách hỗ trợ cho phát triển các loại cây trồng lâu năm nên các diện tích trồng cây lâu năm dần dần được phục hồi và tăng lên. Ngoài ra diện tích đất vườn tạp ngày càng tăng do có chính sách của nhà nước hỗ trợ cho việc cải tạo vườn tạp, nên có nhiều hộ ở vùng núi không ngừng cải tạo vườn của gia đình mình.

Diện tích đất lâm nghiệp bình quân qua 3 năm giảm 3,57%, trong đó rừng tự nhiên giảm 4,93%, đất rừng trồng tăng 8,43%, đất chưa có rừng giảm 24,85%. Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là: đất chưa có rừng đã được người dân trồng cây vì chống xói mòn đất và trồng keo để vì mục đích kinh tế, do vậy đất rừng trồng ngày càng tăng lên còn diện tích đất chưa có rừng ngày càng giảm. Đất rừng tự nhiên ngày càng giảm là do một số diện tích rừng tự nhiên được khai thác để lấy gỗ dùng cho xây dựng, sau đó diện tích đất trống được dùng để trồng keo hoặc bạch đàn...

Bên cạnh đó, đất chuyên dùng tăng, bình quân từ năm 2008 – 2010 tăng 36,03%, đất ở tăng 15,06%. Sở dĩ như vậy là do số hộ tăng lên và một phần sử dụng cho quá trình đô thị hóa.

Đất chưa sử dụng giảm nhiều qua các năm, năm 2008 có 1.203,74 ha chiếm 3,39%, tới năm 2010 giảm xuống còn 716,23 ha. Bình quân trong 3 năm giảm 21,71%. Nguyên nhân là do đất chưa sử dụng đã được đưa vào sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và một số mục đích khác.

Nhìn chung qua 3 năm trở lại đây, sự biến động của đất đai huyện Đô Lương thể hiện rõ hướng chuyển dịch trong cơ cấu các ngành trong huyện, dần dần ưu tiên cho các ngành dịch vụ- thương mại và xây dựng, tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các ngành.

Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất qua 3 năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu Năm 200 Năm 2009 Năm 2010 So sánh (%)

DT(ha) (%) DT (ha) (%) DT (ha) (%) 09/08 10/09 BQC (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 35.484,58 100,00 35.484,58 100,00 35.484,58 100,00 100,00 100,00 100,00 1.Đất nông nghiệp 23.498,7 6 66,22 23.251,51 65,53 22.831,3 2 64,34 98,95 98,19 98,57 Đất canh tác hàng năm 14.174,55 60,32 13.750,65 59,14 13.031,01 42,36 97,01 94,77 96,86 Đất vườn tạp 867,39 3,69 891,82 3,84 929,15 2,62 102,82 104,2 103,55

Đất trồng cây lâu năm 4491,70 19,14 4.392,95 12,38 4.496,35 12,43 97,80 102,35 100,08

Đất mặt nước NTTS 361,91 1,54 403,98 1,08 486,59 1,10 111,62 120,44 116,03 Đất chăn nuôi 3.603,21 15,33 3.764,59 10,33 3.888,22 10,46 104,47 103,28 103,88 2.Đất lâm nghiệp 7.881,59 22,21 7.791,29 21,96 7.323,84 20,64 98,85 94,00 96,43 Đất rừng tự nhiên 4.867,34 61,76 4.652,38 13,11 4.412,31 12,43 95,30 94,84 95,07 Đất rừng trồng 1.982,07 25,15 2.173,64 6,13 2.330,12 6,57 109,67 107,20 108,43 Đất chưa có rừng 1.032,18 13,09 763,81 2,15 581,41 1,64 73,99 76,12 75,05 3.Đất chuyên dùng 2.320,32 6,54 3.641,80 10,26 4.192,07 11,81 156,95 115,11 136,03 4.Đất ở 589,17 1,66 697,98 1,96 779,24 2,19 118,47 111,64 115,06 5.Đất chưa sử dụng 1.203,74 3,39 1.175,56 3,31 716,23 2,01 97,66 60,93 79,29

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của huyện Đô Lương

Sau những năm thực hiện Nghị quyết số 03/2000-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ, đặc biệt là Quyết định số 20/QĐ-UBND huyện ngày 12/08/20004 về việc ban hành chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đô Lương thì kinh tế trang trại đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đáng chú ý là những năm gần đây trang trại tổng hợp lại phát triển một cách mạnh mẽ. Thể hiện nhiều vai trò quan trọng như cung cấp lương thực thực phẩm, tạo việc làm cho người lao động, phát triển bền vững cho môi trường...

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trang trại tổng hợp ở Đô Lương

Trang trại ở địa phương đã có từ rất lâu, sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, trước những yêu cầu của đời sống, nạn đói xảy ra rất phổ biến ở nông thôn, cùng với sự trì trệ, yếu kém của kinh tế hợp tác xã, một số hộ đã bắt đầu khai hoang một số vùng để trồng cây lương thực phục vụ cho gia đình, tuy nhiên họ không dám công khai và làm nhiều nương rẫy với quy mô nhỏ ở nhiều nơi, đây là bước đầu hình thành các trang trại với quy mô nhỏ.

Sau khi dành độc lập thống nhất đất nước nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Thực hiện Nghị quyết 10/NQ-BCT của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Nghị định 163/CP của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp, Quyết định 1586/QĐ-UB của UBND tỉnh về chính sách tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh sản xuất nông nghiệp, Nghị định 01/CP về giao khoán đất đai, vườn cây ổn định lâu dài cho nhân dân trong vùng...cùng với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hộ gia đình được xác định là kinh tế tự chủ, nhiều hộ gia đình đã tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại. Lúc này kinh tế trang trại Đô Lương bắt đầu phát triển.

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền nông nghiệp nước ta nói chung và của Đô Lương nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị tháng 4/1988, đặc biệt là việc giao đất cho hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo Nghị

định 64/NĐ-CP của Chính phủ...Nước ta từ một nước phải nhập khẩu lương thực và các nông sản khác đã vươn lên xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, các sản phẩm khác như chè, cà phê, cao su...sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng.

Trong tiến trình đó kinh tế trang trại Nghệ An nói chung và kinh tế trang trại Đô Lương nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Sản lượng và chủng loại hàng hóa do các trang trại sản xuất ngày càng tăng. Nhiều trang trại đã tổ chức sản xuất kinh doanh các loại nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.

Cùng với sự ra đời của các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Nghệ an đã có các chính sách nhằm ưu tiên phát triển kinh tế trang trại như:

- Quyết định số: 2381/2006/QĐ-UBND-NN ngày05/12/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, HTXNN, kinh tế trang trại Nghệ an giai đoạn 2006-2010.

- Chỉ thị số: 02/CT-TU ngày 05/04/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nhận thấy cần thay đổi trong phương thức canh tác nhiều hộ gia đình đã tận dụng được tiềm năng sắn có của trang trại để xây dựng nên các trang trại tổng hợp, các loại cây trồng , vật nuôi được trồng và chăn nuôi kết hợp với nhau. Nhờ sự chuyển hướng này không ít hộ gia đình đã giải quyết được vấn đề vốn trước mắt với phương châm ”lấy ngắn nuôi dài” và đem lại thu nhập lớn cho người sản xuất.

Hiện nay các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng lẫn quy mô sản xuất.

3.1.2. Phân loại mô hình trang trại tổng hợp điều tra theo tiềm năng phát triển

Cơ sở và phương pháp phân loại đã được nêu ở chương 2 mục 2.3.2.1 căn cứ vào kết quả điều tra cụ thể của 33 trang trại trên địa bàn huyện Đô Lương và dựa vào các tiêu chí:

- Tiềm năng về đất đai (quy mô diện tích) - Tổng vốn đầu tư cho sản xuất

- Tổng thu nhập thực tế

- Kinh nghiệm sản xuất

Bảng 3.1. Kết quả phân loại các nhóm trang trại tại khu vực nghiên cứu Nhóm trang trại Số lượng %

Điểm bình quân/tiêu chí đánh giá Tổng điểm bình quân Đất đai Vốn đầu Thu nhập Thuê Kinh nghiệm sản xuất I 11 33,3 4,7 4,8 4,7 2,8 2,9 19,9 II 13 39,4 3,7 4,1 3,5 2,0 2,2 15,5 III 9 27,3 3,1 3,0 2,7 1,7 1,4 11,9

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra)

Các trang trại có tổng số điểm >= 18 là nhóm trang trại có tiềm năng phát triển khá xếp ở nhóm I ( có 11 trang trại) chiếm 33,3%.

Các trang trại có tổng số điểm từ 12 đến 17 thuộc diện tiềm năng trung bình xếp ở nhóm II (có 13 trang trại) chiếm 39,4%

Các trang trại có số điểm là dưới 12 thì xếp trang trại đó có tiềm năng chưa phát triển thuộc nhóm III (9 trang trại) chiếm 27,3%.

Nhìn chung các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Đô Lương phát triển khá đồng đều và chiếm tỷ lệ lớn hơn cả, các trang trại chuyên canh một loại cây trồng chính là rất ít. Điều này cho thấy trang trại tổng hợp có nhiều ưu điểm trong sản xuất thích nghi được với nhiều dạng địa hình, tận dụng được những lợi thế của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

3.1.3. Thực trạng phát triển các mô hình trang trại tổng hợp điều tra

3.1.3.1. Thực trạng các yếu tố sản xuất

a) Yếu tố đất đai:

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại – một mô hình sản xuất kinh doanh hàng hóa thì yếu tố đất đai rất quan trọng.

Để trở thành trang trại, các hộ đồng thời phải có quy mô đất đai và giá trị sản lượng hàng hóa đạt tiêu chí như trong Thông tư liên bộ số 69/TTLB/BNN-TCTK của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Tổng cục Thống kê. Qua điều tra tổng hợp được quy mô diện tích của các trang trại như sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 46 -46 )

×