3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thừa kế tài liệu chọn lọc
Kế thừa có chọn lọc những tài liệu nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của khu vực nghiên cứu trong thời gian qua.
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh – kinh tế của khu vực nghiên cứu từ các phòng Thông kê, Địa chính, Nông nghiệp các tài liệu bao gồm: địa lý, đất đai thỗ nhưỡng, khí hậu thủy sản, cơ sở hạ tầng và những tài liệu có liên quan.
Số liệu thu thập trên cơ sở đánh giá khách quan và sự theo dõi, giám sát của các phòng.
2.3.1.2. Khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn
- Kiểm tra lại số liệu được cung cấp thông qua khảo sát thực địa.
a) Lựa chọn địa điểm: Tiến hành điều tra các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Mẫu điều tra: Chọn mẫu và tìm hiểu những trang trại tổng hợp này thông qua phòng nông nghiệp huyện cung cấp từ đó lựa chọn để điều tra.
Căn cứ vào tiêu chí phân loại của Thông tư liên bộ giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục thống kê, dựa vào giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại chúng tôi tiến hành điều tra 33/132 trang trại tổng hợp của huyện. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên một trang trại tổng hợp để điều tra.
b) Phỏng vấn bán cấu trúc: - Lập phiếu điều tra
+ Về tình hình cơ bản của các trang trại tổng hợp: Họ và tên chủ trang trại, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thời gian thành lập trang trại, diện tích đất, cơ cấu sản xuất, số nhân khẩu, lao động, vốn của trang trại.
+ Về tình hình hoạt động sản xuất của trang trại: Các khoản đầu vào, đầu ra của việc sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hóa, tư liệu sản xuất của trang trại…trong năm 2010.
+ Về các vấn đề liên quan khác như: Ý kiến của chủ trang trại, những dự định trong tương lai, nguyện vọng, nhu cầu cũng như những thuận lợi, khó khăn của trang trại.
- Phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại: Trực tiếp gặp các chủ trang trại thông qua giấy giới thiệu của cơ quan thực tập để phỏng vấn theo phiếu điều tra.
Mặt khác để thu thập được số liệu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tiếp tiếp xúc với người dân tạo điều kiện để người dân tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tin chúng tôi đã sử dụng công cụ chủ yếu: biểu thời gian, lịch vụ, biểu đồ VENT, phân loại và cho điểm các chỉ tiêu. Số liệu thu thập được dùng để phân tích hiệu quả kinh tế mô hình kinh tế trang trại và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu điều tra.
2.3.1.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được dùng trong quá trình tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, các cán bộ nông, lâm nghiệp của phòng nông nghiệp cũng như phòng địa chính của huyện. Phương pháp này cũng được sử dụng để tham khảo ý kiến và thu thập kinh nghiệm của các cá nhân, các hộ nông dân làm ăn giỏi, nhằm đưa ra phương án sản xuất kinh doanh tối ưu phù hợp với thực tế và khách quan.
Thông qua tiếp xúc, phỏng vấn các nhà khoa học, nhà quản lý, các cán bộ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế trang trại tổng hợp.