0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Phương pháp phân tích số liệu và tính toán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 33 -36 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu và tính toán

2.3.2.1. Phương pháp phân loại mô hình kinh tế trang trại tổng hợp

* Cơ sở phương pháp phân loại:

Dựa trên kết quả điều tra chi tiết 33 trang trại tổng hợp, tiến hành phân loại các trang trại tổng hợp theo 3 mức độ khác nhau bằng phương pháp cho điểm dựa vào các tiêu chí sau:

- Tiềm năng về đất đai (quy mô diện tích) - Tổng số vốn đầu tư cho sản xuất

- Tổng thu nhập thực tế

Ba tiêu chí này được đánh giá quan trọng như nhau với thang điểm cao nhất là 5, trung bình là 3, kém là 2.

Ngoài ra, hai tiêu chí là khả năng huy động sức lao động, kinh nghiệm sản xuất, thang điểm cao nhất là 3, trung bình là 2, kém là 1.

* Kết quả phân loại:

- Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm > = 18: Thuộc nhóm I - Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm 12 – 17: Thuộc nhóm II - Các trang trại tổng hợp có tổng số điểm < 12: Thuộc nhóm III

2.3.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế

- Phương pháp phân tổ thống kê được dùng phổ biến và chủ yếu trong các khóa luận. Để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của mô hình và phân loại chúng theo mô hình sản xuất trên đất vườn đồi, phân tổ theo giá trị sản xuất và tỷ trọng các nông sản phẩm hàng hóa trong mô hình: Phân tổ theo quy mô diện tích, lao động chính, số đầu cây, con trong mô hình. Trên cơ sở đó phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình, rút ra những nhận xét và kết luận.

Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các chỉ tiêu, nội dung tương ứng như: So sánh kết quả hiệu quả kinh tế của từng thành phần trong mô hình. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp khác nhau giữa các tiểu vùng hoặc trên cùng tiều vùng. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp điển hình ở các mô hình với nhau từ đó thấy được đặc điểm cơ bản và ưu, nhược điểm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của từng loại mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

2.3.2.3. Các chỉ tiêu, đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại tổng hợp

* Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại tổng hợp:

Giá trị sản xuất GO (Gross output) : Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trên một đơn vị diện tích trong một thời kì nhất định (thường là một năm), đây là tổng thu chủ hộ.

Công thức: GO =

= n i PiQi 1 (Trong đó Pi là giá trị sản phẩm thứ i, Qi là sản phẩm thứ i)

Giá trị trung gian IC (Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (trừ tài sản cố đinh) như các khoản chi phí: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

Giá trị gia tăng VA (Valua Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của các ngành sản xuất tạo ra trong một kì (thường là một năm) giá trị gia tăng được tính theo công thức VA= GO - IC (Nếu trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ đi các khoản đi thuê đó).

Giá trị sản phẩm hàng hóa: Đây chỉ là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hóa của trang trại. Thông qua chỉ tiêu này phản ánh trình độ chuyên môn hóa của trang trại, chỉ tiêu càng cao thì mức độ chuyên môn hóa càng cao. Với công thức: Giá trị sản phẩm hàng hóa/GO = Tỷ suất sản phẩm hàng hóa.

Năng suất lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tạo ra do một lao động trong một năm, chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong một năm sử dụng đồng vốn để tạo ra bao nhiêu thu nhập. Cách tính chỉ tiêu này như sau:

Năng suất lao động = GO/LĐ

Tỷ suất giá trị gia tăng: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tư một đồng chi phí thì giá trị gia tăng là bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/IC

Chi phí trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chi phí trên một đơn vị diện tích = Tổng chi phí/đơn vị diện tích (m2, 1ha hoặc 1 sào).

* Những chỉ tiêu phản ánh trình độ tiêu thụ sản phẩm của các trang trại tổng hợp: - Mức độ chế biến nông sản phẩm

- Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh - Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo thị trường * Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội:

- Thu nhập bình quân của một lao động/tháng - Số lao động trang trại thu hút trong một năm

- Tạo việc làm thường xuyên cho bao nhiêu lao động trong một năm - Góp phần như thế nào trong việc xóa đói giảm nghèo


Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 33 -36 )

×