0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 36 -39 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1. Đặc điểm địa lí và địa hình

Đô Lương là một huyện đồng bằng bán sơn địa, tiếp cận với vùng núi Tây Bắc và Tây Nam cách thành phố Vinh khoảng 60 km về phía Tây Nam. Huyện có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 15055’ đến 19010’ vĩ độ bắc và từ 105015 đến 105045 kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Yên Thành; phía đông giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; phía tây giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; phía nam giáp huyện Thanh Chương.

Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính (xã, thị trấn), trong đó có 32 xã và một thị trấn. Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.484,58 ha, huyện có một thị trấn duy nhất là trung tâm văn hóa, kinh tế, thương mại. Huyện có các quốc lộ, tỉnh lộ số 7, 15, 46…đi qua tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp gồm nông nghiệp, CN- TTCN, thương mại – dịch vụ…

Huyện Đô Lương là một vùng lãnh thổ được giới hạn bởi vùng núi tây bắc (Tân Kỳ), vùng núi tây nam (Thanh Chương, Anh Sơn) và vùng đồng bằng (Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn).

Dựa vào đặc điểm về sinh thái, địa hình, tập quán canh tác sản xuất, Đô Lương được phân thành 4 vùng:

+ Vùng bán sơn địa tây bắc gồm 7 xã: Ngọc sơn, Lam sơn, Bồi sơn, Giang sơn đông, Giang sơn tây, Hồng sơn, Bài sơn.

Đặc điểm của vùng này là xen kẽ 2 dạng địa hình đồi và thung lũng (dạng thung lũng lòng chảo có suối chảy qua gồm các xã Giang sơn đông, Giang sơn tây, Hồng sơn, Bài sơn; dạng thung lũng dốc nghiêng gồm các xã Ngọc sơn, Lam sơn, Bồi sơn).

+ Vùng ven bãi sông Lam gồm các xã: Nam sơn, Bắc sơn, Đặng sơn, Lưu sơn, Đà sơn, Trung sơn, Thuận sơn.

+ Vùng đồng bằng (vùng trọng điểm trồng lúa) gồm 14 xã: Tràng sơn, Đông sơn, Yên sơn, Văn sơn, Thịnh sơn, Hòa sơn, Lạc sơn, Xuân sơn, Minh sơn, Tân sơn, Quang sơn, Thái sơn, Thượng sơn và Thị trấn.

Đặc điểm của vùng này là địa hình tương đối bằng phẳng ở độ cao từ 9m đến 11m, xung quanh có nhiều vùng đồi chia cắt, có hệ thống sông ngòi, lạch của sông Lam chảy qua.

+ Vùng bán sơn địa đông nam gồm các xã: Hiến sơn, Nhân sơn, Mỹ sơn, Trù sơn, Đại sơn.

Vùng địa hình này có đặc điểm là có các dải đồi chạy theo hướng Tây bắc, Đông nam xen kẽ 2 loại địa hình đồi và thung lũng dốc nghiêng.

2.4.1.2. Khí hậu

Đô lương là huyện có khí hậu phức tạp mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều song phân đều giữa các tháng trong năm, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây nam (gió Lào).

Đô Lương có khí hậu mang tính đặc trưng của miền Trung, nắng gay gắt vào mùa hè và lạnh buốt vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình 22oC – 27oC, về độ ẩm không khí trung bình từ 75% – 83%. Khí hậu nón và ẩm thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp, tuy là nắng lắm nhưng cũng mưa nhiều, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm do đó có nhiều loại thực vật phát triển. Nếu làm thủy lợi tốt, biết cách điều hòa nước có thể đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng.

Khí hậu của huyện Đô Lương có những đặc điểm đáng chú ý như từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23 – 30oC, trong các tháng này thường có mưa và mưa nhiều vào tháng 7, tháng 8 lượng mưa trong tháng này khoảng 300 mm – 480 mm và chiếm tới 40% - 45% lượng mưa cả năm. Mùa này nói chung thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. Song vào mùa mưa, thỉnh thoảng có bão, có những cơn bão gây mưa to, gió lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời do có nhiều dạng địa hình nên những trận mua to có thể dẫn tới xói mòn đất hoặc ngập úng gây bạc màu cho đất. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nhiệt độ trung bình từ 14oC – 22oC mùa này thường ít mưa và lạnh thỉnh thoảng có gió khô hanh nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện Đô Lương tương đối thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vẫn có hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… gây khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp.

2.4.1.3. Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện phụ thuộc lớn nhất từ 2 con sông chính là sông Lam chảy qua địa phận huyện Đô Lương khoảng 20 km và con sông Đào khoảng 9km. Đây là những con sông có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế cũng như cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và đồng thời cũng là tiêu thoát nước, phát triển giao thông đường thủy, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch không chỉ riêng của huyện mà cho cả tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra chế độ thủy văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sông Khuôn và các khe suối nhỏ như khe ngầm ở Lam Sơn, Hói Quan (Bồi sơn), Hói Cẩm (Tân sơn) và các ao hồ trong khu dân cư.

Chính vì vậy, ngoài những yếu tố thuận lợi thì hằng năm cứ vào tháng 8, tháng 9 huyện Đô Lương còn phải chịu ảnh hưởng do hiện tượng lũ lụt do nguồn nước đổ về từ các con sông suối và hồ đập nên đã gây úng ngập trên diện rộng và sạt lở bãi ở một số vùng vào mùa mưa. Gần đây, thời tiết khí hậu có nhiều biến động phức tạp cũng như việc sử dụng, khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên không tôt dẫn tới làm thay đổi dòng chảy không có lợi cho sản xuất nông nghiệp, và những hộ dân ven sông, đất canh tác bị cuốn trôi và nguy cơ mất rất cao.

2.4.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Với thế mạnh có nhiều dạng vùng sinh thái, nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện Đô Lương khá đa dạng. Bên cạnh đó có con sông Lam chảy qua địa phận của huyện nên hàng năm được bồi đắp một lượng đất phù sa lớn. Tiềm năng đất đai da dạng, có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn như đá vôi (Bài sơn), cát sạn (Lưu sơn), đất sét, sứ và cao lanh…

Ngoài ra với diện tích đất lâm nghiệp là 7.323,84ha chiếm 20,64% là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tại chỗ phục vụ nhu cầu xây dựng và nhà ở trong nhân dân, vừa hạn chế rửa trôi, xói mòn đất, còn cung cấp vật liệu cho công nghiệp chế biến.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:

Huyện có vị trí thuận lợi trong mối giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng xung quanh nên thuận tiện cho các hoạt động giao lưu kinh tê xã hội, buôn bán.

Huyện có diện tích tương đối rộng, có các hệ thống sông suối, có các nguồn tài nguyên rừng nên thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp nói chung và kinh tế trang

trại nói riêng. Mặt khác trong huyện có nhiều dạng vùng khac nhau nên cáng thuận lợi cho việc áp dụng sản xuất kinh doanh tổng hợp các loại cây trồng, vật nuôi.

Tuy nhiên thời tiết không gặp nhiều thuận lợi nên thường xảy ra dịch bệnh ở vật nuôi và sâu bệnh trên các loại cây trồng gây thiệt hại không nhỏ cho sản xất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỔNG HỢP Ở HUYỆN ĐÔ LƯƠNG TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 36 -39 )

×