Sự tăng trưởng chiều cao cây.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 25 - 30)

Chiều cao cây là một đặc trưng hình thái rõ nhất để phân biệt và nhận ra sự tác động của môi trường đến cây trồng. Trong trồng xen sự tác động này là sự ảnh hưởng tương tác lẫn nhau trong cặp trồng xen ngô - lạc.

Sự tăng trưởng chiều cao cây có mối quan hệ và ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa, kết quả của cây. Sinh trưởng thân chính trong thời kỳ cây con là cơ sở của cành và hoa, chỉ trên cơ sở thân lá sinh trưởng tốt, cành phát triển nhiều, mầm hoa phân hoá nhiều và rễ phát triển mạnh. Tuy nhiên, thân chính sinh trưởng quá mạnh sẽ ức chế cành sinh trưởng và làm cho hoa phân hoá chậm. Ngược lại, trong trường hợp dinh dưỡng không đủ dẫn đến cây còi cọc, sinh trưởng chậm và khối lượng thân lá cũng như các bộ phận khác giảm đi do đó năng suất lạc bị kéo giảm theo.

Bảng 3.1: Sự tăng trưởng chiều cao cây lạc (cm) Công

thức

Thời gian sau mọc

20 24 31 38 45 52 59 66 73 I 12,65 20,10 25,41 35,28 38,42 41,54 43,84 46,08 46,10 II 12,36 18,65 22,06 30,44 36,01 38,74 41,01 44,08 44,18 III 12,55 17,04 20,75 29,07 35,26 38,01 40,41 43,69 44,17 IV 12,47 16,65 20,22 27,37 33,46 35,93 38,49 41,75 42,73 V 12,32 15,59 19,01 25,92 28,22 30,71 33,05 35,84 36,89

Đồ thị 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc.

Kết quả thu được ở bảng 3.1 và đồ thi 3.1 cho thấy: Trồng xen đã làm cho chiều cao cây lạc có xu thế tăng so với trồng thuần, thể hiện rõ nhất là từ 24 ngày sau mọc chiều cao cây lạc là 20,10 cm (công thức I) cao hơn hẳn so với lạc thuần là 15.59 cm. Đến 73 ngày sau mọc thì chiều cao cây lạc có sự khác biệt đáng kể giữa

công thức trồng xen so với trồng thuần: Công thức I (46,10 cm) và công thức V (36,89 cm) cao hơn lạc thuần từ 5,84 cm (công thức IV) đến 9,21 cm (công thức I). Điều này nguyên nhân chính là do sự che bóng của ngô.

Dựa vào kết quả trên ta cũng thấy rằng tỷ lệ trồng xen khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây. Chiều cao cây có xu hướng giảm dần từ 46,08 cm xuống 41,75 cm (giai đoạn 66 ngày sau mọc) theo sự giảm của tỷ lệ ngô trồng xen.

Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của công thức trồng xen đến sinh trưởng, phát triển của lạc và để hiểu rõ hơn sự khác biệt về chiều cao cây của lạc trồng xen so với trồng thuần và giữa các công thức trồng xen khác nhau chúng tôi tiến hành theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và thu được kết quả ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lạc (cm) Công

thức

Thời gian sau mọc (ngày)

20 24 31 38 45 52 59 66 73 I 7,83 7,45 5,31 9,87 3,14 3,12 2,30 2,24 0,02 II 7,79 5,29 3,41 8,38 5,57 2,73 2,27 3,07 0,10 III 8,00 4,49 3,71 8,32 6,19 2,75 2,40 3,28 0,48 IV 8,03 4,18 3,57 7,15 6,09 2,47 2,56 3,26 0,98 V 7,94 3,67 3,02 6,91 2,30 2,49 2,34 2,79 1,05

Qua bảng 3.2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của lạc ở công thức trồng xen so với trồng thuần có sự khác nhau và khác nhau trong từng giai đoạn.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (thời kỳ cây con). Cuối thời kỳ ra hoa (30 - 45 ngày sau mọc) tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng mạnh sau đó giảm dần cho đến lúc thu hoạch.

Giai đoạn 20 - 38 ngày sau mọc tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong công thức trồng xen cao hơn công thức trồng thuần từ 9,87 cm (công thức I) xuống 6,91 cm (công thức V) ở giai đoạn 38 ngày sau mọc. Điều này được giải thích là

do sự che bóng của ngô dẫn đến sự tranh chấp ánh sáng làm cho cây lạc vươn cao nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lạc ở công thức trồng xen có xu hướng chậm hơn so với lạc thuần ở công thức I; II tốc độ tăng trưởng là 2,30 cm; 2,27 cm còn công thức V là 2,30 cm (giai đoạn 59 ngày sau mọc). Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng có xu hướng tăng khi tỷ lệ ngô xen giảm và đạt cao nhất ở công thức III (2,40 cm) thấp nhất ở công thức I (2,24 cm) (giai đoạn 66 ngày sau mọc).

Bảng 3.3: Chiều dài cành cấp 1 của lạc (cm) Công

thức

Thời gian sau mọc (ngày)

20 24 31 38 45 52 59 66 73 I 10,50 18,70 23,76 34,78 39,00 42,12 44,55 47,43 47,42 II 10,81 17,36 21,00 29,78 36,97 39,73 42,38 45,54 45,55 III 10,38 16,03 18,93 28,16 35,94 38,72 41,60 44,13 45,20 IV 11,13 16,04 20,07 27,06 34,24 36,93 39,25 42,60 43,83 V 9,15 15,00 18,75 24,97 32,27 31,44 33,28 36,34 38,05

Sinh trưởng, phát triển của lạc có mối quan hệ chặt chẽ với sự phân cành, nếu thân chính sinh trưởng, phát triển mạnh thì sẽ làm giảm sự phân cành và ngược lại.

Từ kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Cũng như thân chính thì chiều dài cành cấp 1 của công thức trồng xen cao hơn trồng thuần và giảm khi tỷ lệ ngô xen giảm.

Qua bảng 3.4 và đồ thị 3.2 cho thấy: Lạc trồng xen ngô có xu hướng giảm chiều cao của ngô (ngược lại với cây lạc). Tác động biểu hiện sau khi ngô gieo được 30 ngày ngô thuần cao 160,64 cm, còn các công thức trồng xen có chiều cao từ 138,77 cm đến 155,47 cm, nhưng đến giai đoạn tiếp theo biểu hiện không rõ. Ở giai đoạn cuối thì biểu hiện khá rõ. Tất cả các công thức với tỷ lệ xen khác nhau đều có chiều cao thấp hơn so với trồng thuần đáng kể từ 13,12 cm đến 17,95 cm. Trong điều kiện trồng thuần, mật độ cao, thiếu ánh sáng cây vươn cao, đặc biệt là

lóng thân, nên sau giai đoạn vươn lóng, trỗ cờ các công thức trồng xen đều có chiều cao thấp hơn so với trồng thuần. Tuy nhiên, giữa các công thức trồng xen lại không có sự thay đổi đáng kể về chiều cao cây, điều đó chứng tỏ tỷ lệ trồng xen khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao cây ngô.

Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô (cm) Công

thức

Thời gian sau mọc (ngày)

20 30 40 50

cao cao tăng cao tăng cao tăng

I 98,90 150,03 51,13 189,72 39,69 203,30 13,58II 102,52 155,47 52,95 190,35 34,88 202,64 12,29 II 102,52 155,47 52,95 190,35 34,88 202,64 12,29 III 96,88 142,77 45,89 183,84 41,07 198,95 15,11 IV 89,57 138,77 49,20 187,30 48,53 198,67 11,37 VI 105,93 160,64 54,71 198,40 37,76 216,42 18,02

Đồ thị 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô

Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 và bảng 3.4 cho thấy: Lạc trồng xen ngô có xu hướng làm tăng chiều cao cây lạc và giảm chiều cao cây ngô, xu hướng giảm

chiều cao cây ngô có lợi cho lạc. Sự tác động tương tác giữa hai cây trồng xen trong trường hợp này đã có lợi cho cả ngô và lạc.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w