Tình hình sâu bệnh hại lạc.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 39 - 43)

Cây lạc là đối tượng của nhiều loài sâu hại khác nhau và trong mỗi thời kỳ sinh trưởng lại có những loài sâu hại đặc trưng. Theo dự báo cuả phòng Khuyến nông huyện Nghi Lộc thì loài sâu hại chính trên cây lạc trong vụ Xuân là sâu khoang (Spodoptera litura Fabr) và sâu xanh (Heliothis armigera hubner).

Sâu hại là đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Bên cạnh đó, bệnh hại cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Theo dõi sự gây hại của sâu bệnh chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng sau:

Sâu khoang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên cây lạc ở nước ta. Ở Nghệ An, sâu khoang phát sinh ngay từ đầu tháng 3 trên trà lạc Xuân ra hoa với mật độ tương đối cao. Từ kết quả thu được ở bảng 3.11 cho thấy: Trồng xen đã làm giảm số lượng sâu khoang từ 16,30 con/m2 (công thức V) xuống 13,70 con/m2 (công thức III). Số lượng sâu khoang cũng có sự biến đổi ở các công thức trồng xen khác nhau, cao nhất ở công thức I và IV (14,60 con/m2) thấp nhất ở công thức III (13,70 con/m2).

Bảng 3.11: Sâu bệnh hại lạc trên các công thức thí nghiệm khác nhau Công thức Sâu hại (con/m2) Bệnh hại (điểm bệnh)

Sâu xanh Sâu

khoang Đốm lá Gỉ sắt Chết giẻo I 9,50 14,60 2 1 0,58 II 8,70 14,30 1 2 0,67 III 8,40 13,70 1 1 0,70 IV 9,40 14,60 2 1 0,64 V 12,40 16,30 2 2 0,77

Sâu xanh hại lạc cũng là loại gây hại rất nghiêm trọng, sâu xanh xuất hiện sớm từ khi lạc 3 – 4 lá với mật độ chưa cao. Sau đó tăng dần và đạt cao điểm vào giai đoạn lạc ra hoa, tạo quả. Với kết quả ở bảng trên cũng cho thấy: Trồng xen đã làm giảm đáng kể mật độ sâu xanh so với trồng thuần từ 12,40 con/m2 (công thức V) xuống 8,40 con/m2 (công thức III). Số lượng sâu xanh cũng có sự biến đổi ở các công thức xen khác nhau, cao nhất ở công thức I và IV: 9,50 và 9,40 (con/m2) thấp nhất ở công thức III (8,40 con/m2).

Kết quả ở bảng 3.11 chứng minh rằng: Trồng xen có xu hướng làm giảm số lượng sâu xanh và sâu khoang hại lạc so với trồng thuần. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra theo dõi thì vào giai đoạn trước khi xảy ra dịch hại thì số lượng sâu ở công thức trồng xen cao hơn trồng thuần. Điều này nguyên nhân chính là: Ở các công thức trồng xen do lạc được ngô che bóng đã tác động đến cường độ ánh sáng trong hàng lạc, chi phối nhiệt độ và ẩm độ tạo tiểu khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của sâu hại. Mặt khác, ở công thức trồng xen, cây vươn cao, lá xanh non hơn nên đã thu hút nhiều loài bướm đến đẻ trứng, do vậy mật độ sâu non thường tập trung cao hơn ở giai đoạn đầu.

Ngoài yếu tố thời tiết thì thiên địch đóng một vai trò to lớn trong việc hạn chế sâu hại trên đồng ruộng. Lạc trồng xen ngô tạo nên sự đa dạng sinh quần, đa dạng về nguồn thức ăn, dẫn đến đa dạng về thành phần sâu hại làm cho số lượng sâu tăng nhanh. Tuy nhiên, khi số lượng sâu hại tăng thì số lượng thiên địch cũng tăng theo và kìm hãm sự phát triển của chúng.

Bên cạnh sự phá hại của sâu hại thì bệnh hại cũng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc.

Kết quả thu được ở bảng 3.11 đã chỉ ra rằng: Trồng xen có xu hướng làm giảm mức độ nhiễm bệnh đốm lá ở cây lạc so với trồng thuần, công thức II; III (điểm 1), công thức V (điểm 2). Mức độ bệnh cũng có sự thay đổi ở các công thức trồng xen khác nhau, cao nhất ở công thức I; IV (điểm 2), các công thức khác

nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ (điểm 1). Với bệnh gỉ sắt thì sự sai khác khó nhận biết. Nhưng đối với bệnh chết ẻo lạc thì trồng xen đã làm giảm tỷ lệ bệnh một cách đáng kể từ 0,77% (lạc thuần) xuống 0,58% (công thức I). Nguyên nhân là ở các công thức trồng xen cây sinh trưởng mạnh, thân cây phát triển, số cành, số lá trên cây thấp hơn so với công thức trồng thuần có số cành/cây nhiều, đặc biệt là cành phía dưới bị che khuất ánh sáng, ẩm độ giảm tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Thí nghiệm cho thấy ở các công thức trồng xen, cây vươn cao ít bị nhiễm bệnh hơn ở các công thức có chiều cao cây thấp. Điều này có thể là do ở những công thức có chiều cao cây phát triển thì thế năng sinh trưởng lớn hơn và khả năng kháng bệnh cao hơn.

Như vậy, trồng xen đã làm giảm bệnh chết ẻo trên lạc một cách đáng kể so với trồng thuần, làm giảm số lượng sâu khoang và sâu xanh.

3.2.2.Tình hình sâu bệnh hại lạc.n

Cũng như các cây trồng khác, sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất của ngô. Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của ngô mà xuất hiện mỗi loại sâu bệnh khác nhau và mức độ gây hại cũng khác nhau. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.12: Sâu bệnh hại ngô trên các công thức trồng xen. Công

thức

Sâu hại Bệnh hại

Sâu xám (%) Sâu đục thân (%) Sâu đục bắp (%) Rệp cờ (điểm) Đốm lá lớn (điểm) Đốm lá nhỏ (điểm) Khô vằn (điểm) Rỉ sắt (điểm) I 1,96 14,30 13,70 1 1 1 2 1 II 2,02 14,76 12,98 1 1 1 1 1 III 1,80 15,20 13,40 1 1 1 1 1 IV 2,00 14,00 12,50 1 1 1 2 1 VI 2,14 16,30 15,00 1 2 2 1 1

Qua bảng 3.12 cho thấy:

- Sâu xám xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn cây con, giai đoạn này ngô non mới nhú ra là thức ăn thích hợp của sâu xám. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: Trồng xen đã làm giảm sự gây hại của sâu xám so với trồng thuần từ 2,14% (công thức VI) xuống 1,80% (công thức III). Ở các công thức trồng xen khác nhau sự gây hại của sâu xám cũng khác nhau, thấp nhất ở công thức III (1,80%) và cao nhất ở công thức II (2,02%) tuy nhiên sự sai khác không đáng kể.

- Sâu đục thân, đục bắp xuất hiện khi ngô bắt đầu nhú cờ, ở giai đoạn này cũng gặp một đợt dịch chúng tôi đã tiến hành phun thuốc kịp thời nên nhìn chung mức độ gây hại không lớn. Từ kết quả trên cho thấy: Trồng xen cũng làm ảnh hưởng đến sự gây hại của sâu đục thân. Mức độ gây hại của sâu đục thân trên ngô trồng xen thấp hơn trồng thuần từ 16,30% (công thức VI) xuống 14,00% (công thức IV).

- Sâu đục bắp: Đây là đối tượng nguy hiểm vì nó gây hại trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của ngô. Chúng xuất hiện mạnh vào giai đoạn ngô thụ phấn, thụ tinh xong. Cũng như sâu xám và sâu đục thân thì mức độ phá hại của sâu đục bắp ngô ở công thức trồng xen thấp hơn trồng thuần. Nguyên nhân là do ở các công thức trồng xen số lượng cây trên đơn vị diện tích thấp dẫn đến sự cạnh tranh nguồn thức ăn trong loài. Mặt khác, khi cây ngô được trồng ở mật độ thưa hơn sự tiếp xúc giữa các cây không đáng kể, điều kiện thời tiết không thuận lợi (nắng nóng kéo dài, ẩm độ thấp) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sâu hại.

- Rệp cờ: Xuất hiện muộn vào giai đoạn ngô chín sữa, tuy nhiên mức độ gây hại thấp và không có sự khác biệt giữa công thức trồng xen và trồng thuần.

- Bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ: Tất cả các công thức tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ nhưng ở mức độ thấp, công thức ngô thuần ở mức cao nhất (điểm 2), các công thức trồng xen đều ở mức thấp (điểm 1). Như vậy, trồng xen cũng đã làm giảm mức độ nhiễm bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ so với trồng thuần. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của Trần Văn Minh: “luân

canh ngô với cây họ đậu có khả năng phòng trừ bệnh đốm lá lớn và nhỏ” [17, tr. 206 - 207].

- Từ kết quả ở bảng 3.12 cũng cho thấy: Ở cả công thức trồng xen và trồng thuần thì ngô đều bị nhiễm bệnh khô vằn, rỉ sắt thấp và không có sự khác biệt ở các công thức. Điều đó chứng tỏ trồng xen không làm giảm mức độ nhiễm bệnh khô vằn, rỉ sắt so với trồng thuần.

Như vậy, trồng xen đã làm giảm đáng kể mức độ gây hại của sâu xám, sâu đục thân, sâu đục bắp và tăng khả năng kháng bệnh đốm lá lớn, đốm lá nhỏ so với ngô thuần nhưng lại không ảnh hưởng gì rõ rệt đến khả năng kháng bệnh khô vằn và bệnh rỉ sắt.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w