Lá là một bộ phận quan trọng của cây, làm nhiệm vụ quang hợp, có tác dụng chuyển hoá năng lượng ánh sáng và các chất vô cơ thành các chất hữu cơ cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Nhờ có chất diệp lục trong lá, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, quá trình quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ nuôi cây và tạo nên toàn bộ sinh khối của cây trồng. Các nghiên cứu cho thấy 95% lượng vật chất khô của cây do lá cung cấp, lá cũng là cơ quan thoát hơi nước và nhờ đó cây chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Nếu cây sinh trưởng tốt, đầy đủ dinh dưỡng, nước, ánh sáng, phân cành nhiều thì số lá nhiều, lá to và rộng. Cây sinh trưởng kém, ít cành lá, lá sẽ nhỏ và ít. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá thể hiện tiềm năng tích luỹ chất khô và năng suất của cây lạc. Đặc biệt là chỉ số diện tích lá nói lên khả năng quang hợp và tích luỹ chất khô trên quần thể cây trồng. Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến hình thành quả hạt tương ứng với sự tăng trưởng chiều cao thân. Diện tích lá
thường đạt cao nhất ở thời kỳ hình thành quả hạt, sau đó tốc độ này giảm dần cho đến khi quả chín.
- Các nghiên cứu về sinh lý cây lạc đã xác định: Chỉ số diện tích lá có tương quan thuận với năng suất, LAI tăng cực đại sẽ đạt năng suất tối đa [11, tr. 319 - 320].
Kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy: Ở cả công thức trồng xen và trồng thuần thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng dần, đạt cao nhất ở thời kỳ quả chắc, sau đó giảm dần ở giai đoạn thu hoạch.
Bảng 3.6: Diện tích và chỉ số diện tích lá lạc qua một vài giai đoạn phát dục chủ yếu (diện tích lá: đơn vị dm2/cây).
Công
thức DT láTK trước ra hoaLAI DT láTK ra hoa rộLAI DT láTK quả vào chắcLAI
I 4,56 1,38 8,75 2,63 10,04 3,01
II 5,85 1,76 9,38 2,81 10,23 3,07
III 6,29 1,89 9,47 2,84 10,30 3,09
IV 6,78 2,03 10,04 3,01 10,37 3,17
V 6,81 2,04 12,71 3,81 14,18 4,25
Trong cả 3 thời kỳ (trước ra hoa, ra hoa rộ, thời kỳ quả vào chắc) thì diện tích lá lạc ở công thức trồng xen luôn thấp hơn công thức trồng thuần và có xu hướng tăng dần theo sự giảm tỷ lệ ngô xen (1 hàng ngô: 1 hàng lạc; 1 hàng ngô: 2 hàng lạc; 1 hàng ngô: 3 hàng lạc; 1 hàng ngô: 4 hàng lạc) với các giá trị tăng tương ứng từ (10,04; 10,23; 10,30; 10,37) ở thời kỳ quả vào chắc. Điều này được giả thích là do khi lạc trồng xen ngô, thân chính phát triển mạnh đã kìm hãm sự phát triển của các cành bên làm cho số cành/cây giảm, số lá giảm. Diện tích lá luôn đạt cao nhất ở công thức V (lạc thuần) trong cả 3 thời kỳ.
Từ đó cho thấy: Diện tích, LAI và tỷ lệ trồng xen có mối tương quan thuận nghĩa là diện tích lá và LAI tăng khi tỷ lệ ngô xen thấp và đạt cao nhất ở lạc thuần trong cả 3 thời kỳ theo dõi.
- Lá của cây ngô là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp đồng thời làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ chất dinh dưỡng, cân bằng nhiệt độ cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng…
Diện tích lá có ảnh hưởng đến năng suất ngô và phản ánh khả năng quang hợp, vận chuyển cung cấp dinh dưỡng nuôi bắp.
Những kết quả thu được ở bảng 3.7 cho thấy: Trồng xen không làm ảnh hưởng đến diện tích lá ngô nhưng LAI lại thấp hơn rất nhiều so với ngô thuần và giảm dần theo các công thức I đến IV do mật độ ngô giảm. Ở công thức trồng xen, LAI chỉ đạt từ 0,56 đến 1,68 trong khi đó ở ngô thuần là 3,26 (thời kỳ 9 - 15 lá đến trỗ cờ).
Bảng 3.7: Diện tích và chỉ số diện tích lá ngô qua một vài giai đoạn phát dục chủ yếu (diện tích lá: đơn vị dm2/cây).
Công
thức DT láTK 3-5 láLAI DT láTK 7-9 láLAI TK 9-15 lá - trỗ cờDT lá LAI
I 3,58 0,13 22,76 0,84 45,32 1,68
II 4,06 0,10 22,54 0,50 46,00 1,01
III 4,10 0,07 23,01 0,37 45,49 0,72
IV 4,05 0,05 22,48 0,28 45,54 0,56
VI 4,03 0,29 22,67 1,62 45,63 3,26
Như vậy, các công thức trồng xen khác nhau đã ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số diện tích lá và luôn nhỏ hơn ngô thuần.
Chỉ số diện tích lá (LAI) chịu ảnh hưởng của giống và loại hình cây trồng. Trong trồng xen, LAI còn chịu ảnh hưởng của tổ hợp trồng xen. Kết quả trình bày
ở bảng 3.6 và 3.7 cho thấy: Diện tích lá ngô và lạc có tác động tương hỗ với nhau tạo nên chỉ số diện tích lá của quần thể.