Sự phát triển của rễ lạc

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 30 - 31)

Sự phát triển của rễ lạc phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh, chế độ canh tác, lượng phân bón. Trong chu kỳ sinh trưởng của cây lạc, sự phát triển của bộ rễ có liên quan chặt chẽ tới các hoạt động của các bộ phận sống trên mặt đất.

Sự hình thành nốt sần và sự cố định đạm của nốt sần là yếu tố quan trọng của cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng.

Sau gieo 15 - 20 ngày xảy ra quá trình cố định đạm và tăng dần từ giai đoạn bắt đầu ra hoa đến giai đoạn quả mẩy, đạt cực đại vào thời kỳ hình thành quả và hạt. Năng suất lạc phụ thuộc lớn vào sự phát triển sâu rộng của hệ rễ cùng với sự hình thành nốt sần đầy đủ. Sự phát triển của hệ rễ tốt hay xấu phụ thuộc vào độ ẩm, chất dinh dưỡng trong đất và năng lượng của các sản phẩm quang hợp. Muốn vi khuẩn nốt sần cộng sinh trong hệ rễ nhiều, tăng nốt sần hữu hiệu thì cần phải tạo điều kiện thoáng khí để có đủ O2 cho vi khuẩn nốt sần phát triển và hoạt động. Phương thức gieo trồng sẽ liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng, ẩm độ, ánh sáng trên đồng ruộng.

Kết quả thu được ở bảng 3.5 đã cho thấy: Lạc trồng xen ngô không hoàn toàn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của rễ lạc.

Bảng 3.5: Sự phát triển của rễ lạc qua một vài giai đoạn phát dục chủ yếu. Công

thức Trước Trọng lượng rễ cây (g) Số nốt sần/cây (nốt) hoa Hoa rộ chắcQuả Trước hoa Hoa rộ Quả chắc

I 0,92 1,55 1,62 174,50 474,67 604,00

II 1,12 1,42 1,56 206,36 406,00 512,50

III 1,18 1,46 1,60 226,20 427,33 540,62

V 1,20 1,30

1,35

270,18 374,54 484,34

Ở giai đoạn 40 - 45 ngày sau mọc trở đi rễ lạc lại có khả năng phát triển mạnh hơn ở công thức trồng xen so với trồng thuần, đặc biệt biểu hiện rõ nhất ở công thức I đến công thức III, cao hơn cả là công thức I. Kết quả tương tự, số nốt sần trên cây cũng tăng một cách có ý nghĩa ở hầu hết các công thức trồng xen. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của một số tác giả rằng: cây hoà thảo làm giảm đạm trong đất nhờ đó mà kích thích sự cố định nitơ [27] hay việc hình thành nốt sần tốt hơn ở mức nitơ thấp [25].

Trong trồng xen ngô và lạc do khả năng đồng hoá N của ngô mạnh hơn nên đã làm giảm hàm lượng N trong đất và kích thích sự phát triển của bộ rễ lạc cũng như sự hình thành nốt sần của rễ lạc.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w