Sự sinh trưởng của ngô

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 37 - 38)

Kết quả thu được ở bảng 3.10 cho thấy: Các công thức trồng xen ngô với mật độ giảm dần đã ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của nó như khi tỷ lệ ngô xen giảm đã làm cho chiều cao cuối cùng của ngô giảm đi chút ít từ 178,92 cm (ngô thuần) xuống 160,37 cm (công thức III). Tuy nhiên, giữa các công thức trồng xen khác nhau lại không ảnh hưởng gì rõ rệt đến chiều cao cây cuối cùng.

- Sự sinh trưởng của ngô còn được thể hiện ở chiều cao đóng bắp, được xác định từ mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng. Chỉ tiêu này có mối tương quan thuận với chiều cao cây. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của ngô. Đóng bắp ở vị trí quá cao hoặc quá thấp đều không có lợi cho cây vì ở vị trí quá cao cây dễ bị gãy còn vị trí quá thấp sẽ khó khăn cho việc thụ phấn thụ tinh. Từ kết quả ở bảng trên ta thấy: Cũng như chiều cao cây cuối cùng thì chiều cao đóng bắp ở ngô trồng xen thấp hơn so với trồng thuần từ 75 cm (ngô thuần) xuống 57,50 cm (công thức IV).

Bảng 3.10: Số liệu cuối cùng về một vài chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô trong các thí nghiệm trồng xen và trồng thuần.

Công thức Chiều cao đóng bắp (cm) Chiềucao thân (cm) Đường kính gốc (cm) Số lá (lá) Số bắp hữu hiệu/ cây I 59,47 161,04 2,28 13,90 1,00 II 61,04 162,67 2,30 13,80 1,00 III 59,95 160,37 2,35 14,00 1,36 IV 57,50 163,11 2,42 13,70 1,28 VI 75,00 178,92 2,04 14,00 0,96

Nhìn chung, chiều cao đóng bắp của ngô trong các công thức trồng xen khác nhau có chiều cao biến động từ 57,50 cm đến 61,04 cm đây là chiều cao đóng

bắp khá tốt. Hay nói cách khác: Trồng xen tuy có làm cho chiều cao đóng bắp giảm đi chút ít nhưng nó lại rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn thụ tinh và giúp cho cây ngô có khả năng chống đổ.

- Đường kính gốc là chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây. Đường kính lóng gốc to thì cây sẽ sinh trưởng mạnh và có khả năng chống đổ tốt. Trái lại với chiều cao cây thì trồng xen đã làm cho đường kính gốc của ngô tăng lên đáng kể: Từ 2,04 cm (ngô thuần) đến 2,35 cm (công thức III). Ở các công thức trồng xen khác nhau cũng ảnh hưởng đến đường kính gốc ngô, ở đây đường kính gốc tăng khi tỷ lệ ngô xen giảm với số liệu tương ứng là: 2,28 cm (công thức I) lên đến 2,42 cm (công thức IV). Như vậy, trồng xen đã làm cho đường kính gốc ngô tăng lên và có xu hướng tăng khi tỷ lệ ngô xen giảm.

- Lá là bộ phận hết sức quan trọng của thực vật, có vai trò trong quang hợp, đồng hoá, tích luỹ và vận chuyển chất dinh dưỡng để tạo năng suất. Số lá trên cây phụ thuộc vào đặc tính của giống ngoài ra còn chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh. Trong thí nghiệm ta thấy: Số lá ngô ở công thức trồng xen và trồng thuần dao động từ 13,70 lá/cây (công thức IV) đến 14,00 lá/cây (công thức III và V) không có sự chênh lệch lớn. Điều đó chứng tỏ trồng xen không làm ảnh hưởng đến số lá trên cây.

- Số bắp hữu hiệu trên cây tăng một cách đáng kể khi giảm tỷ lệ ngô do ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình phân hoá bắp ngô. Số liệu thu được cho thấy: Trong điều kiện trồng thuần số bắp hữu hiệu trên cây chỉ đạt 0,96 bắp/cây nhưng khi trồng xen với các tỷ lệ khác nhau (1 hàng ngô: 1 hàng lạc; 1 hàng ngô: 2 hàng lạc; 1 hàng ngô: 3 hàng lạc; 1 hàng ngô: 4 hàng lạc) thì giá trị tương ứng tăng từ 1,00; 1,00; 1,36; 1,28 (bắp/cây). Như vậy, trồng xen đã làm tăng số bắp hữu hiệu trên cây và có xu hướng tăng khi mật độ ngô giảm.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của công thức lạc trồng xen ngô trên nền đất cát pha tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an trong vụ xuân 2008 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w