yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trực tiếp mọi quá trình sinh trưởng và phát triển của quần thể ruộng lạc trồng xen ngô cũng như đánh giá đúng đắn nhất ưu điểm của các biện pháp kỹ thuật tác động vào nó.
Để một quần thể cây trồng có năng suất cao thì các yếu tố cấu thành năng suất của một cá thể phải phát huy được tiềm năng của giống. Khi giống cây trồng đã được đảm bảo về tiềm năng năng suất thì các yếu tố ngoại cảnh và kỹ thuật (phân bón, kỹ thuật canh tác) sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây trồng.
Các công thức trồng xen đã ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng đồng thời ảnh hưởng đến phát triển của 2 cây trồng, biểu hiện ở chỉ tiêu cuối cùng là yếu tố cấu thành năng suất.
3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất. 3.3.1.1. Các yếu tố cấu thành năng suất lạc.
Công thức Số quả chắc/cây Tỷ lệ quả chắc (%) P100 quả (g) P100 hạt (g) Tỷ lệ nhân (%) I 10,67 84,08 189,08 73,10 75,22 II 14,30 83,76 191,91 74,35 74,12 III 15,44 83,49 192,46 74,20 73,90 IV 15,42 84,12 187,23 73,55 75,96 V 15,00 83,24 186,44 73,76 76,28 LSD0,05 1,64 0,92 1,78 1,35
Từ kết quả ở bảng 3.13 cho thấy:
- Các công thức trồng xen khác nhau đã ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất lạc như tổng số quả chắc/cây; tỷ lệ quả chắc; trọng lượng 100 quả; trọng lượng 100 hạt; tỷ lệ nhân; hệ số kinh tế…
- Sự sai khác về số quả chắc/cây ở công thức trồng xen và trồng thuần không có ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ trồng xen không làm giảm số quả chắc/cây mà đôi khi còn cao hơn trồng thuần: từ 15,44 quả/cây (công thức III) xuống 15,00 quả/cây (lạc thuần).
Ở công thức trồng xen: 1 hàng ngô: 1 hàng lạc thì số quả/cây thấp hơn so với các công thức trồng xen khác.
Kết quả này chứng tỏ lạc là cây kém chịu bóng do vậy che bóng có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng số quả chắc/cây.
- Tỷ lệ quả chắc của công thức trồng xen cao hơn so với trồng thuần tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê, điều này chứng tỏ rằng trồng xen không ảnh hưởng đến tỷ lệ quả chắc/cây.
- Các yếu tố cấu thành năng suất như: P100 quả; P100 hạt; tỷ lệ nhân ở các công thức trồng xen và trồng thuần cũng có sự khác nhau nhưng nó cũng không có ý nghĩa thống kê. Trồng xen đã không làm thay đổi P100 hạt; P100 quả; tỷ lệ nhân so với trồng thuần và các tỷ lệ xen khác nhau cũng không ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất này. P100 quả dao động từ 186,44g ở lạc thuần đến 192,46g
(công thức II). P100 hạt từ 73,10g (công thức I) đến 74,35g (công thức II). Tỷ lệ nhân biến động từ 73,90% (công thức II) đến 76,28% (công thức V).
Với kết quả thu được cho thấy rằng: Trồng xen đã làm tăng số quả chắc trên cây từ đó làm cho hệ số kinh tế cũng đạt cao hơn so với trồng thuần. Tuy nhiên trồng xen lại không làm ảnh hưởng nhiều đến P100 quả; P100 hạt và tỷ lệ nhân.
3.3.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất ngô
Kết quả thu được ở bảng 3.14 cho thấy, rồng xen đã làm ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất ngô như: Tỷ lệ bắp hữu hiệu/cây; chiều dài bắp; đường kính bắp; số hàng/bắp; số hạt/hàng; P1000 hạt…
Bảng 3.14: Các yếu tố cấu thành năng suất ngô Công thức Bắp hữu hiệu/cây (bắp) Chiều dài bắp(cm) Đường kính bắp(cm) Hàng/bắp (hàng) Hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) I 1,00 16,20 4,55 14,80 25,40 258,32 II 1,00 16,60 4,61 15,20 26,96 270,10 III 1,36 16,80 4,75 15,40 27,40 278,90 IV 1,28 16,50 4,58 14,60 25,50 262,46 VI 0,96 14,00 4,35 14,20 24,10 253,50 LSD0,05 0,92 0,37 1,52 1,22
- Số bắp hữu hiệu/cây là yếu tố cấu thành năng suất có tương quan chặt chẽ với năng suất, thường thì số bắp hữu hiệu/cây cao thì năng suất cũng cao. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất khác. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy: Trồng xen làm giảm số bắp hữu hiệu/cây so với trồng thuần từ 0,96 bắp/cây (ngô thuần) đến 1,36; 1,28 bắp/cây ở công thức III; IV. Số bắp hữu hiệu/cây tăng dần khi mật độ ngô trồng xen giảm dần từ công thức I đến IV tương ứng với các số liệu là 1,00; 1,00; 1,36; 1,28 (bắp/cây).
- Trồng xen cũng làm cho chiều dài bắp tăng lên một cách đáng kể từ 14,00 cm đến 16,8 cm. Tỷ lệ ngô trồng xen khác nhau cũng làm cho chiều dài bắp thay đổi, cao nhất ở tỷ lệ 1 hàng ngô: 2 hàng lạc (16,80 cm) và thấp nhất ở tỷ lệ 1 hàng ngô: 1 hàng lạc (16,20 cm) tuy nhiên, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
- Cũng như 2 yếu tố cấu thành năng suất trên thì đường kính bắp ở công thức trồng xen lớn hơn trồng thuần: 4,75 cm (công thức III) và 4,35 cm (ngô thuần). Nó cũng thay đổi ở các công thức trồng xen, lớn nhất ở công thức III và thấp nhất ở công thức I.
- Số hàng/bắp: ngoài đặc điểm di truyền của giống thì nó cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự sai khác về số hàng/bắp ở công thức trồng xen và trồng thuần không có ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ, trồng xen không ảnh hưởng đến số hàng/bắp.
- Số hạt/hàng: Trồng xen làm tăng số hạt/hàng một cách có ý nghĩa so với trồng thuần, đạt cao nhất ở công thức II và III.
- P1000 hạt là yếu tố ít biến động, số liệu thu được chỉ ra: Khi tỷ lệ ngô xen giảm, mật độ ngô giảm, ánh sáng đầy đủ có xu hướng tăng trọng lượng hạt do quá trình tích luỹ tăng.
Như vậy, trồng xen đã làm tăng tỷ lệ bắp hữu hiệu/cây; chiều dài bắp; đường kính bắp; số hạt/hàng và cũng làm cho P1000 hạt thay đổi. Và ở tỷ lệ: 1 hàng ngô: 2 hàng lạc; 1 hàng ngô: 3 hàng lạc thì giá trị về các yếu tố cấu thành năng suất của ngô đạt cao hơn cả.
3.3.2. Năng suất của cây lạc và ngô trong các công thức xen canh khác nhau. 3.3.2.1. Năng suất lạc.
Năng suất cá thể: Số quả chắc/cây quyết định trực tiếp đến năng suất. Từ kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy trồng xen đã làm năng suất cá thể cao hơn trồng thuần. Điều này được giải thích ở bảng 3.13: Trồng xen làm tăng số quả chắc/cây từ 13,30 g (lạc thuần) đến 14,05 g (công thức III).
Tuy nhiên, không phải công thức trồng xen nào cũng cho số quả chắc/cây cao và dẫn đến năng suất cá thể cao hơn trồng thuần, như công thức I : trồng xen làm giảm năng suất từ 12,30 g (lạc thuần) xuống 10,10 g. VớI các công thức trồng xen khác nhau đã cho năng suất cá thể khác nhau, cao nhất ở công thức III (14,05
g) và thấp nhất ở công thức I (10,10 g). Như vậy, trồng xen tăng năng suất cá thể so với trồng thuần và ở tỷ lệ trồng xen thích hợp (1 hàng ngô: 3 hàng lạc) sẽ cho năng suất cá thể đạt cao nhất so vớI các tỷ lệ trồng xen khác.
Bảng 3.15: Năng suất trong các công thức thí nghiệm trồng xen của ngô – lạc (tạ/ha)
Công thức Năng suất lạc Năng suất ngô
NS cá thể (g)NSLT NSTT NS cá thể (g)NSLT NSTT I 10,10 22,22 8,90 87,20 30,30 26,07 II 12,73 33,61 13,40 95,10 20,92 18,93 III 14,05 39,75 15,90 94,40 15,10 13,59 IV 13,88 39,24 15,70 89,40 10,73 9,66 V 12,30 40,50 16,20 0 0 0 VI 0 0 0 83,58 40,08 36,07 LSD0,05 0,61 0,56
Năng suất lý thuyết: Phản ánh tiềm năng năng suất của giống. Kết quả thí nghiệm thu được ở bảng 3.15 cho thấy, trồng xen đã giảm năng suất lý thuyết so vớI trồng thuần: từ 40,50 (tạ/ha) xuống 22,22 (tạ/ha) mà nguyên nhân cơ bản là do mật độ lạc giảm từ 33,33 cây/m2 xuống 22 cây/m2. Điều này cũng chứng tỏ, khi tỷ lệ ngô xen giảm thì năng suất lý thuết cũng tăng. Khi mật độ lạc tăng tương ứng: 22,00; 26,40; 2829; 29,33 (cây/m2) thì năng suất lý thuyết tăng: 22,22; 33,61; 39,75; 39,24 (tạ/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Năng suất lý thuyết đạt cao nhất ở mật độ lạc là 28,29 cây/m2, cao hơn ở mật độ lạc 29,33 cây/m2. Chứng tỏ rằng: Khi tỷ lệ ngô xen giảm thì năng suất lý thuyết cũng tăng theo. Tuy nhiên nếu tiếp tục giảm tỷ lệ ngô xen thì khi đó năng suất giảm. Như vậy: Năng suất lý thuyết của lạc sẽ đạt cao nhất ở lỷ lệ ngô xen thích hợp 26,40 cây/m2 và 28,29 cây/m2.
Trồng xen đã làm giảm năng suất lý thuyết so với trồng thuần nguyên nhân là do mật độ lạc/m2 giảm. Với tỷ lệ xen thích hợp: 1 hàng ngô: 3 hàng lạc sẽ làm năng suất đạt cao hơn các công thức trồng xen khác.
Năng suất thực thu: Là sản phẩm thực tế thu được trên 1 đơn vị diện tích. Năng suất thực thu chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện ngoạI cảnh nên thường thấp hơn năng suất lý thuyết. Cũng như năng suất lý thuyết thì năng suất thực thu ở lạc trồng xen thấp hơn trồng thuần từ 0,3 tạ/ha (công thức III) đến 7,3 tạ/ha (công thức I) điều này cũng được giải thích là do mật độ lạc giảm ở công thức trồng xen. Ở các tỷ lệ trồng xen khác nhau (1 hàng ngô: 1 hàng lạc; 1 hàng ngô: 2 hàng lạc; 1 hàng ngô: 3 hàng lạc; 1 hàng ngô: 4 hàng lạc) cũng cho các giá trị năng suất khác nhau: 8,9; 13,4; 15,9; 15,7 (tạ/ha).
Trồng xen đã làm cho năng suất thực thu của lạc giảm nhưng ở tỷ lệ trồng xen thích hợp (1 hàng ngô: 2 hàng lạc; 1 hàng ngô: 3 hàng lạc) sẽ cho năng suất thực thu cao hơn so với các công thức có tỷ lệ xen khác.
3.3.2.2. Năng suất ngô
- Năng suất cá thể phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: Số hàng/bắp, số hạt/hàng và P(1000)hạt. Kết quả thu được ở bảng 3.14 đã cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất trên có sự khác nhau giữa các công thức trồng xen và trồng thuần, điều này sẽ làm cho năng suất cá thể ở các công thức khác nhau sẽ khác nhau và phù hợp với kết quả thu được ở bảng 3.15.
Trồng xen làm tăng năng suất cá thể so với trồng thuần từ 3,62 g đến 11,52 g. Ở các công thức xen khác nhau cho năng suất cá thể khác nhau, đạt cao nhất ở công thức II (95,10 g) và thấp nhất ở công thức I (87,20 g). Ở tỷ lệ trồng xen (1 hàng ngô: 1 hàng lạc; 1 hàng ngô: 3 hàng lạc) đã cho năng suất cá thể tương ứng 95,10 g và 94,40 g cao hơn tỷ lệ ngô xen thấp hơn (1 hàng ngô: 4 hàng lạc) là 89,40 g và tỷ lệ ngô xen cao hơn (1 hàng ngô: 1 hàng lạc) là 87,20 g.
Như vậy, trồng xen đã làm tăng năng suất cá thể của ngô so với trồng thuần và ở tỷ lệ xen thích hợp (1 hàng ngô: 2 hàng lạc; 1 hàng ngô: 3 hàng lạc) sẽ cho năng suất cá thể cao nhất.
- Năng suất lý thuyết được tính bằng công thức:
NSLT = Năng suất cá thể x Mật độ x 10.000 (tạ/ha)
Từ đó có thể thấy rằng: Ngoài năng suất cá thể thì NSLT còn chịu ảnh hưởng của mật độ. Với mật độ cao thì cho NSLT cao, số liệu thu được ở bảng 3.15 đã chứng minh điều đó. Với mật độ ngô khác nhau: 3,7; 2,2; 1,6; 1,23; 7,14 (cây/m2) sẽ cho
năng suất lý thuyết tương ứng là: 30,30; 20,92; 15,10; 10,73; 40,08 (tạ/ha) đạt cao nhất ở mật độ 7,14 cây/m và thấp nhất ở mật độ 1,23 cây/m2.
Như vậy: Trồng xen đã làm giảm năng suất lý thuyết so với trồng thuần do mật độ ngô giảm và năng suất lý thuyết giảm khi mật độ ngô trồng xen giảm.
- Năng suất thực thu: cũng như năng suất lý thuyết thì trồng xen đã làm cho năng suất thực thu của ngô giảm đáng kể so với trồng thuần từ 10,00 tạ/ha (công thức I) đến 26,41 tạ/ha (công thức IV). Năng suất thực thu của ngô cũng giảm khi mật độ ngô trồng xen giảm: 26,07; 18,93; 13,59; 9,66 (tạ/ha).