Sử dụng cốt truyện tợng trng

Một phần của tài liệu Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong thơ rabindrannath tagore (Trang 46 - 49)

Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu t t- ởng nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức của tác phẩm văn học thuộc các loại hình tự sự, kịch. Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm văn học. Trong tác phẩm trữ tình, cốt truyện, với ý nghĩa chặt chẽ nhất của từ này, không tồn tại. Thế nhng, ở một số tác phẩm trữ tình có đan xen yếu tố tự sự tạo nên những câu chuyện mang ý nghĩa tợng trng. Cốt truyện trong tác phẩm trữ tình vì vậy trở thành cái cớ để nhà văn bày tỏ ý kiến của mình về cuộc đời. Cốt truyện tợng trng là những cốt truyện "có ý nghĩa rộng lớn hơn chính nó". Nó không chỉ đợc trình bày trên bề mặt ngôn ngữ, cách tổ chức các sự kiện, mà phải đợc hiểu thông qua sự liên tởng mở rộng ý nghĩa đến những vấn đề lớn lao ẩn dấu đằng sau nó.

Trong văn học ấn Độ truyền thống, các nhà văn thờng sử dụng cốt truyện tợng trng để giảng giải về bản chất ý nghĩa cuộc đời, về mối liên hệ giữa cái Tiểu Ngã átman và Đại Ngã Brahman. Trong các kinh Upanishad, để lý giải tính duy nhất bất biến của Brahman, tác giả dùng cốt truyện tợng trng. Khanda thứ mời là câu chuyện về những con sông bắt nguồn từ biển

với đại dơng bao la để rồi không sao biết đợc mình là dòng sông nào trong những dòng sông đổ về biển. Câu chuyện ấy tợng trng cho sự hoà hợp giữa tạo vật và vũ trụ: " mọi tạo vật khi sinh xuất từ thực tại cũng không biết chính chúng đã trở về thực tại. Chính cái đó là bản chất tế vi, tất cả những cái gì tồn tại đều có Tự Ngã của mình trong cái đó. Cái đó là thực tại". Hay ở Khanda thứ mời hai lại mợn câu chuyện về một trái vả bị bửa ra, bửa mãi đến những hạt nhỏ ly ti, thậm chí không còn nhìn thấy đợc, nhng chính những hạt vả nhở bé ấy là cái bản chất tế vi đã làm cho cây vả to lớn kia tồn tại. Câu chuyện đó triết lý về sự hoà hợp giữa Đại Ngã và Tiểu Ngã, trong Đại Ngã bao gồm các Tiểu Ngã và trong Tiểu Ngã đã có phần của Đại Ngã. Nh vậy có thể thấy, việc sử dụng cốt truyện tợng trng không phải là một thủ pháp xa lạ mà có nguồn gốc từ trong tôn giáo triết học, văn học ấn Độ truyền thống.

Trong sáng tác R.Tagore, ông thờng vận dụng lối biểu hiện tợng tr- ng nh trong Kinh Thánh, Kinh Phật mợn một câu chuyện để bài tỏ một ý kiến và quan niệm của mình. R.Tagore vận dụng linh hoạt những hình ảnh tôn giáo, những hình thức cũ nh thần thoại, truyền thuyết, cổ tích mang tính chất truyền thống trong văn học dân tộc mình để biểu hiện nội dung mới. Trong một bài thơ của mình, R.Tagore đã mợn câu chuyện thần thoại về thần khổ hạnh Siva bị thần tình yêu Kama bắn mũi tên tình yêu làm cho lửa tình trong cõi lòng băng giá của thần bùng cháy, và thần đã yêu say đắm sơn nữ Uma, làm cho nó sống lại dới một hình thức khác trong bài thơ số 23 (Ngời thoáng hiện) và bài thơ số 60 (Tặng phẩm của ngời yêu). Trong hai tác phẩm này, R.Tagore đã sử dụng lại cốt truyện biểu tợng truyền thống. Bài số 23 (Ngời thoáng hiện) kể về một thầy tu khổ hạnh hành xác trong rừng sâu. Trong những tháng ngày hành xác khắc khổ, một cô gái hái củi đã đến và hầu hạ thầy. Đến khi cuộc hành xác đã xong, thầy tu đợc lên thiên đờng hởng hạnh phúc trờng cửu, nhng bất ngờ thay phần thởng cao quí nhất mà thầy muốn nhận lại là cuộc sống hạnh phúc trần

gian trong tình yêu của cô gái hái củi. Câu chuyện biểu tợng cho khát vọng tình yêu , sự gắn bó với cuộc sống trần thế. Trong cuộc đấu tranh giữa đời và đạo, giữa tình yêu và khổ hạnh, thì chủ nghĩa khổ hạnh dù có sức mạnh và uy linh đến đâu cũng không thể thắng đợc khát vọng tự nhiên của con ngời. Bài thơ số 60 (Tặng phẩm của ngời yêu) kể về một cô gái mang sứ mệnh thiêng liêng là đi cám dỗ thầy tu khổ hạnh. Nhng rồi chính bản thân cô đã bị mê hoặc bởi vẻ trẻ trung đầy sức sống của chàng trai:

Nh một vị chúa hài đồng chàng mở to đôi mắt…

mắt chàng ánh lên những ánh sao mai

chàng đa lên trời hai bàn tay chắp lại và cất lên tiếng hát một bài tụng

Tiếng hát trẻ trung của cháng tựa nh tiếng chim làm cho mỗi chiếc lá trong rừng

đều giật mình run rẩy.

Hình ảnh thầy tu khổ hạnh trong bài thơ trên không còn giữ đợc cái dáng vẻ khắc khổ, rời xa trần thế trong truyền thống nữa, mà đó chính là hình ảnh của tuổi trẻ, của tình yêu. Ta nh thấy trong bài thơ này cả một mảng cuộc sống đang xôn xao. Sức sống nội tại mãnh liệt của hai tâm hồn đang tràn ra qua khoé mắt "nh những ánh sao mai"và qua"tiếng hát trẻ trung nh tiếng chim ". Trong câu chuyện này, R.Tagore muốn ca ngợi sức sống trào dâng của cuộc đời và những con ngời biết chiêm ngỡng, biết tận hởng cuộc sống. Dùng cốt truyện biểu tợng, thơ R.Tagore chứa đựng những suy ngẫm sâu xa về nhân thế. Trong bài thơ "Bản hợp đồng cuối cùng" (Trăng non), tác giả kể lại câu chuyện một ngời làm thuê vừa đi vừa rao: " nào ai thuê tôi thì đến thuê" . Nhà vua thuê anh bằng quyền lực, triệu phú thuê anh bằng tiền bạc, cô gái thuê anh bằng nụ cời nh… ng anh đều từ chối. Chỉ đến khi một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc bên bờ biển thuê anh bằng hai bàn tay trắng thì anh đồng ý bởi " khi bản hợp đồng đợc ký kết,

tôi thành ngời tự do". Câu chuyện hàm súc tợng trng cho một triết lý thâm trầm: tự do chỉ có đợc khi con ngời dũng cảm vợt thoát khỏi sự chi phối của danh lợi, tiền tài và sắc dục.

Bài thơ số 75 (Ngời làm vờn) đựoc kết cấu dới dạng một câu chuyện kể mang ý nghĩa tợng trng. Bài thơ kể về một ngời chồng vì muốn làm ẩn sỹ nên nửa đêm đã bỏ nhà ra đi:

Bây giờ là lúc phải giã từ gia đình đi tìm Thợng Đế . ừ nhỉ, ai giam ta trong ảo tởng trần gian dài lâu đến thế". Thợng Đế thì thầm: " Ta chứ còn ai", nhng ẩn sĩ không nghe thấy. Vợ anh đang ngủ êm đềm, nàng nằm một phía giờng ôm con nhỏ bên ngực.

Hạnh phúc không tìm ở đâu xa lạ. Nó hiện hữu trong căn nhà đơn sơ với hình ảnh vợ hiền và con thơ. Vậy mà ngời chồng lầm lẫn và ngộ nhận ấy đã bỏ nhà ra đi tìm hạnh phúc ở một cõi xa vời h ảo. Qua câu chuyện này, R.Tagore đợc đa ra một triết lý nhân sinh sâu sắc: đừng đổi theo ảo mộng mà quên đi hạnh phúc bình dị của đời thờng, hạnh phúc đó chính là Chúa Đời.

Với hình thức sử dụng các cốt truyện tợng trng, thơ R.Tagore mang nhiều ý nghĩa ẩn chứa trong lời thơ nhiều tầng trầm tích có sức khái quát lớn về cuộc sống, chính nhờ sự vận dụng thủ pháp tợng trng một cách linh hoạt đã tạo cho thơ R.Tagore một sức cuốn hút đặc biệt: đi vào lòng ngời đọc bằng con đờng tình cảm tình cảm lẫn lý trí. Chính vì thơ R.Tagore có sức lôi cuốn mạnh mẽ của cả trí tuệ và cảm xúc nên để giải mã những biểu tợng trong thơ R.Tagore đòi hỏi ngời đọc phải có vốn sống, vốn văn hoá và sự tinh tế khi tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong thơ rabindrannath tagore (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w