KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 106)

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đội ngũ giáo viên THPT ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã đề xuất được 9 giải pháp cụ thể: đó là những giải pháp quản lý nâng cao chất lượng ngũ giáo viên THPT ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo THPT của địa phương.

X X X

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ* KẾT LUẬN * KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới, thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, để phát triển đất nước hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng đóng vai trò then chốt, quan trọng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

Đội ngũ GV là lực lượng chiếm tỉ lệ lớn trong ngành GD & ĐT và họ có vai trò rất lớn trong công việc nâng cao chất lượng GD & ĐT. Thực tế cho thấy ở đâu công tác quản lý đội ngũ GV tốt thì ở đó chất lượng đội ngũ được nâng lên, kéo theo chất lượng GD- ĐT trong các nhà trường đó sẽ cao và ngược lại. Muốn công tác này đạt hiệu quả cao nhất thiết chúng ta phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Từ thực tiễn công tác giảng dạy và quản lý các trường THPT nhiều năm tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các nhà quản lý các trường THPT thành phố Thanh Hóa nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt:

1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ GV 2. Xây dựng quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ GV

4. Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ. 6. Đổi mới công tác thi đua – khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến

7. Vận dụng và hoàn thiện chế độ chính sách, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho GV .

8. Đầu tư xây dựng CSVC Và quản lý trang thiết bị dạy học.

9. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn.

Quá trình nghiên cứu được tập thể đồng nghiệp, các CBQL cấp trường, tổ, bộ môn, các cốt cán trong bộ môn góp ý và có những giải pháp đã được áp dụng thực hiện có hiệu quả trong đơn vị công tác. Mặc dù thời gian chưa nhiều nhưng bước đầu đã khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đó.

Đề tài nghiên cứu đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Về mức độ thực hiện, chúng ta cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nhà trường để xác định cần ưu tiên giải pháp nào hơn, nhưng không nên coi nhẹ bất cứ một giải pháp nào.

Về hướng nghiên cứu tiếp theo chúng tôi cần đề nghị các CBQLGD, các cấp nên tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong nước, quốc tế để chúng ta có những giải pháp hoàn thiện và thực tế hơn.

* Kiến nghị

1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cần xây dựng, bổ sung và ban hành các văn bản về công tác quản lý, chế độ chính sách đủ hiệu lực để nâng cao chất lượng công tác quản lý nói chung, công tác quản lý đội ngũ GV nói riêng. Chẳng hạn: chế độ công tác của GV phải phù hợp với chế độ làm việc 40h/1 tuần của công chức, viên chức nhà nước. Tổ chức tập huấn và hướng dẫn công tác đánh giá xếp loại theo chuẩn GV và chuẩn hiệu trưởng đã ban hành.

- Tham mưu cho chính phủ ban hành chế độ lương, phụ cấp, thưởng nhằm nâng cao mức sống cho GV, xây dựng cơ chế xã hội hóa để huy động các nguồn lực hợp pháp cho các nhà trường có điều kiện xây dựng CSVC, và sinh hoạt khác phục vụ tốt cho việc dạy – học.

- Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm cân đối đội ngũ, nâng cao chất lượng GV, tránh tình trạng thừa, thiếu,

- Có chính sách thu hút những học sinh học giỏi vào học các trường sư phạm, để nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Đối với sở GD & ĐT và UBND tỉnh Thanh Hóa

- Đầu tư xây dựng CSVC, các phòng chức năng, trang thiết bị đầy đủ, phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giúp đỡ, tư vấn cho các nhà trường sớm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Tăng cường đầu tư tài chính ngoài lương cho các nhà trường để chi thường xuyên đảm bảo nhu cầu hoạt động.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, đổi mới công tác đánh giá đối với các trường học nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý đội ngũ.

3. Đối với địa phương (thành phố), lãnh đạo các trường THPT của thành phố.

- Lãnh đạo thành phố quan tâm đầu tư xây dựng CSVC- thiết bị dạy học cho các trường THPT trong địa bàn theo chuẩn hóa Quốc gia, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhất là các trường còn khó khăn về CSVC;

- Làm tốt công tác XHH giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài cho các nhà trường, cán bộ, giáo viên, học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập, đạt giải cao trong các kỳ thi Quốc tế, Quốc gia; học sinh nghèo vượt khó…

- Có chế độ thu hút giáo viên dạy giỏi về giảng dạy tại địa phương. - Hiệu trưởng các trường THPT trong địa bàn cần có sự phối hợp, liên kết, trao đổi kinh nghiệm quản lý, giúp đỡ nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; tổ chức cho cán bộ, giáo viên giao lưu, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm giảng dạy, quản lý giáo dục học sinh, sinh hoạt tập thể tạo sự gắn kết, đồng thuận.

- Nhà trường tiếp tục làm tốt công tác phối hợp tay 3 (Gia đình- Nhà trường- Xã hội) để quản lý, giáo dục học sinh, ngăn chặn phòng tránh các tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy và các ảnh hưởng xấu khác…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD & ĐT (2005), Tìm hiểu luật giáo dục 2005, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Trần Hữu Cát – Đoàn Minh Duệ ( 2007) Đại cương khoa học quản lý, NXB Nghệ An.

3. C.Mác, tuyể tập Mác – Anghen, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Phạm Khắc Chương 2004, Lý luận quản lý giáo dục đại cương, ĐHSP Hà Nội.

5. Chỉ thị số 14/ 2001, CT – TTg ngày 11/06/2001 của Thủ thướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục PT thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội.

6. Công văn số 10227/ THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp lọai giờ dạy ở bậc THPT.

7. Công văn số 3040/ Bộ GD & ĐT – TCCB ngày 14/04/2006 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn “Một số điều trong quy chế đánh giá xếp loại GV Mầm non và GV phổ thông công lập”.

8. Chỉ thị số 40 – CT/ TW ngày 1-/06/2004 của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD.

9. Nguyễn Minh Đạo ( 1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình KHNC cấp nhà nước, KX 07 – 14, Hà Nội.

11. Phạm Minh Hạc, (1996), Một số vấn đề và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc, (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

13. Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo và quản lý – NXB Lý luận chính trị năm 2007 ( Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ).

14. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khoa quản lý kinh tế (2004): Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Học viện chính trị Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình khoa học quản lý, NXB lý luận chính trị, Hà Nội.

16. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Tâm lý học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia.

17. Học viện quản lý giáo dục (2007), Tài liệu hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành GD & ĐT, Hà Nội.

18. Haroold Koontz, Cyril Odonnel, Hein Weihrich (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học, Hà Nội.

19. Trần Kiểm 2003, Khoa học quản lý nhà trường PT, NXB Quốc gia, Hà Nội.

20. Luật Giáo dục 2005 (2005), NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Lưu Xuân Mới (2004), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng giáo dục, Hà Nội.

23. Nghị quyết TW 4 ( khóa 7); Nghị quyết TW 2 ( khóa 8); Kết luận hội nghị TW( khóa 9); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ VI đến lần thứ XI NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Nghị quyết số 40/2000/ QH 10 ngày 09/12/2000 Về đổi mới chương trình giáo dục PT.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, trường Cán bộ quản lý GD & ĐT, Hà Nội.

27. Nguyễn Gia Quý (2000), Bài giảng lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, trường Cán bộ quản lý GD & ĐT Hà Nội.

28. Nghị định số 09/ 2005/ QĐ – TTG ngày 01/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ QLGD giai đoạn 2005 – 2010”.

29. Trần Xuân Sinh (2006), Tập bài giảng, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Vinh.

30. Hoàng Minh Thao (2004), Bài giảng tổ chức và quản lý quá trình sư phạm.

31. Phan Đức Thành ( 2002), Lý thuyết hệ thống và ứng dụng trong quản lý, ĐH Vinh.

32. Trần Quốc Thành ( 2005), Bài giảng khoa học quản lý.

33. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB ĐH Huế.

34. Thông tư số 22/2004/TT – Bộ GD & ĐT của Bộ GD & ĐT ngày 28/07/2004 hướng dẫn về loại hình GV, cán bộ, nhân viên của các trường phổ thông.

35. Thông tư số 26/2004/TT – Bộ GD & ĐT ngày 10/08/2004 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn định mức biên chế công tác của cán bộ GV, nhân viên đối với các trường THPT.

36. Hà Thế Truyền ( 2004), Tập bài giảng Cơ sở pháp lý của công tác quản lý. 37. Trường QLGD và ĐT (1998), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý GD & ĐT Hà Nội.

38. Thái Duy Tuyên (1999), Sự phát triển chính sách GD Việt Nam ( Tài liệu dùng cho học viên cao học QLGD ).

39. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học NXB ĐHQG Hà Nội.

40. Thông tư 30/2009 của Bộ GD & ĐT về chuẩn nghề nghiệp GV. 41. Thông tư 29/2009 của Bộ GD & ĐT về chuẩn hiệu trưởng THPT.

42. Tập bài giảng “ Lớp bồi dưỡng hiệu trưởng theo liên kết Việt Nam – Sin ga po” của Sở GD & ĐT Thanh Hóa ( Lưu hành nội bộ 2009)

43. Trịnh Văn Biều ( 2004 ), Đổi mới nội dung đào tạo, một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, kỷ yếu hội thảo “ Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w