Căn cứ để xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 60 - 64)

3.1.1.Căn cứ vào phương hướng.

Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết TW II ( khóa VIII ) và Luật Giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả GD & ĐT, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, tạo nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố. Thực hiện tốt chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư TW về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương đất nước.

- Đổi mới công tác quản lý Nhà giáo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên và đơn vị cơ sở.

- Hiện đại hóa và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng Nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, phấn đấu đến năm 2015 có có 30% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

- Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa chế độ chính sách nhằm khuyến khích đội ngũ Nhà giáo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh sự gắn kết chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản lý, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của của đội ngũ CBQL và GV. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ QLGD.

- Nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

3.1.2. Quan điểm xây dựng

- Nhà giáo và CBQL giáo dục là đội ngũ cán bộ đông đảo nhất, có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng con người, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhà nước tôn vinh nhà giáo, coi trọng nghề dạy học.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và chính quyền, coi đó là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước.

- Việc thực hiện xây dựng, phát triển, quản lý đội ngũ GV mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phải kết hợp được giữa nội lực và ngoại lực; phải đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức đội ngũ;

phải đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ, có cơ chế chính sách hợp lý; đảm bảo thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

- Chuẩn hóa đội ngũ về các mặt: vững vàng về chính trị; gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống; có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân.

- Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của nhà trường nhưng đồng thời cũng phải mang những nét đặc thù của trường THPT.

3.1.3.Căn cứ vào mục tiêu

- Căn cứ mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992), luật giáo dục (2005), Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và chiến lược phát triển phát triển giáo dục nước ta. Đó là:

Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển;

Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, hiện đại, khoa học theo định hướng XHCN; Phát triển giáo dục phải đi liền với phát triển KT – XH, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh; Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.

- Chiến lược phát triển KT – XH 2001 – 2010 đã nêu rõ: Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 là:

+ Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển KT – XH của đất nước, của từng vùng, của từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

+ Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục THCS.

+ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

+ Kế hoạch thực hiện chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư TW của ngành giáo dục và đào tạo về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

+ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ, tại Đại hội Đảng bộ Thanh Hóa lần thứ XVII về phát triển sự nghiệp giáo dục.

+ Căn cứ lý luận quản lý và thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT trên phạm vi thành phố Thanh Hóa.

3.1.4. Căn cứ vào các nguyên tắc lựa chọn các giải pháp 3.1.4.1. Đảm bảo tính chất đồng bộ của các giải pháp

Yêu cầu này đòi hỏi xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Đảm bảo tính đồng bộ của các giải pháp, cần phải tính tới các yếu tố tác động tham gia vào các giải pháp như đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, công tác kiểm tra đánh giá, một khi thực hiện đồng bộ các giải pháp tức là chúng ta đã đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả công tác đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng.

3.1.4.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các giải pháp

Các giải pháp phải thể hiện được sự cụ thể hóa đường lối, phương châm giáo dục và đào tạo của Đảng, nhà nước và phù hợp với các chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy trước hết phải xuất phát từ những định hướng về chiến lược phát triển giáo dục hiện nay cũng như trong tương lai gần. Các giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược, trong đó việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết.

Các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động đào tạo của nhà trường THPT: phải nắm bắt được những vấn đề mà người Hiệu trưởng cần để tìm ra các giải pháp giúp cho họ

triển khai có hiệu quả trong thực tiễn chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tính thực tiễn của các giải pháp đòi hỏi việc tìm kiếm những giải pháp phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện nhân lực, vật lực, tài chính, môi trường đào tạo của nhà trường phổ thông trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy chế của ngành.

3.1.4.3. Đảm bảo tính khả thi của các giải pháp

Yêu cầu này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người hiệu trưởng THPT một cách thuận lợi trở thành thiết thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng. Để đạt điều này cần xây dựng các giải pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình đối với các bước tiến hành cụ thể rõ ràng và chính xác.

Các giải pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện.

Các giải pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w