Những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 60)

2.4.3.1 Thuận lợi và ưu điểm:

Đường lối đổi mới GD&ĐT qua các Nghị quyết của Đảng bộ thành phố, có sự chỉ đạo sát sao, phù hợp với thực tiễn. Việc thực hiện các chương trình hành động của Đảng bộ thành phố nhằm thực hiện các nghị quyết TW II (khoá VIII), TW IV ( khoá VII), Chỉ thị 40 của Ban Bí Thư, kết luận hội nghị TW VI ( khoá IX) đã tạo được kết quả đáng mừng.

Truyền thống hiếu học,“tôn sư trọng đạo” của quê hương không ngừng được phát huy. Nhu cầu học tập và xây dựng sự nghiệp giáo dục luôn luôn được các cấp, các ngành quan tâm, ủng hộ.

- Đại đa số giáo viên THPT có lập trường chính trị, đạo đức, tư cách tốt, chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có lòng yêu nghề, tận tuỵ với công việc, có hiểu biết và thực hiện tốt các chủ trương, quy định của ngành, biết cách khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. - Phần đông giáo viên hiểu biết về tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh THPT để có biện pháp dạy học, giáo dục phù hợp.

- Đa số giáo viên có ý thức học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Một số có ý thức tự học, có trình độ ngoại ngữ, tin học, hiểu biết tiếng dân tộc, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy hiện đại.

- Hầu hết giáo viên có kĩ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo dục, tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh. Một số giáo viên đã tích cực nghiên cứu đề xuất những vấn đề nảy sinh trong thực hiện giảng dạy, giáo dục; có kĩ năng viết sáng kiến kinh nghiệm và triển khai phổ biến sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục.

Đội ngũ giáo viên trong các trường phần đông là trẻ, an cư lạc nghiệp, xác định gắn bó với nghề và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên cấp THPT đã có một bước chấn chỉnh, xác định vị trí trách nhiệm và đã có những cố gắng lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn.

Công tác điều hành của chính quyền kết hợp với vai trò của các tổ chức đoàn thể, các gia đình phụ huynh học sinh, những đièu kiện thuận lợi trong việc phát triển KT – XH đã thúc đẩy sự nghiệp GD- ĐT nói chung, cấp học THPT nói riêng trên địa bàn thành phố phát triển.

2.4.3.2. Khó khăn, yếu kém và những bất cập:

Quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện đường lối mới GD- ĐT trong những năm qua ở thành phố Thanh Hóa còn bộc lộ những mặt yếu kém:

- Chất lượng, hiệu quả giáo dục chưa cao còn thiếu thốn về CSVC, trang thiết bị cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thích ứng với chương trình THPT mới. Hầu hết các trường học trong toàn thành phố đều đang trên đà xây

dựng, nâng cấp nên thiếu phòng làm việc, phòng đa chức năng. Thêm vào đó, từ khi có quyết định về việc dừng thu tiền xây dựng ở các trường trung học phổ thông thì vấn đề tìm nguồn kinh phí để xây dựng CSVC hàng năm lại càng khó khăn. Các nhà trường chưa quan tâm đúng mực đến yêu cầu giáo dục, chính trị, đạo đức, giáo dụcnhâncách cho học sinh.

- Trong đội ngũ giáo viên, một bộ phận còn non yếu về năng lực chuyên môn, năng lực giáo dục học sinh, chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, ngại tiếp thu kiến thức mới dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đến nay còn khoảng 5 % giáo viên còn non về trình độ năng lực chuyên môn. Một bộ phận CBQL, giáo viên còn thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, giảm sút trách nhiệm, thiếu nhiệt tình trong công tác. Tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định vẫn còn; Những tiêu cực trong đánh giá, thi cử còn ảnh hưởng đến kỉ cương trong giáo dục.

- Cơ sở vật chất trường học: Tuy đã có những cố gắng lớn của Đảng bộ và nhân dân thành phố trong việc đầu tư xây dựng CSVC trường học nói chung nhưng mới chỉ giải quyết được đủ phòng học, bàn ghế cho học sinh hai ca. Các trang thiết bị thí nghiệm, thư viện, phòng học bộ môn, phòng chức năng còn rất thiếu thốn. Môi trường, khuôn viên, diện tích các nhà trường chưa đảm bảo, nguồn nước sạch, các công trình vệ sinh công cộng, chưa đảm bảo cho việc xây dựng các trường đạt chuẩn Quốc gia.

* Nguyên nhân của những yếu kém trên:

- Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể thể của các địa phương chưa sát sao, chưa thấy được vai trò của GD - ĐT trong giai đoạn mới, chưa tạo thêm được nguồn lực để phát triển GD- ĐT.

- Công tác QLGD còn có những thiếu sót về tổ chức; Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có nơi, có lúc còn chậm chạp, trì trệ, buông lỏng chức năng quản lý Nhà nước, chưa chú trọng kiểm soát xử lý việc vi phạm quy chế và pháp luật trong lĩnh vực GD- ĐT.

- Đội ngũ CBQL của các trường và ngành chưa có sự tham mưu, dự báo và có kế hoạch kịp thời để đảm bảo cho sự phát triển giáo dục của bậc học nhất là về đội ngũ cán bộ, giáo viên và CSVC trường học.

- Giáo dục Nhà trường, gia đình, xã hội tuy đã có sự phối hợp nhưng vẫn chưa thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả chưa cao nên vẫn còn nhiều học sinh cá biệt vi phạm đạo đức học sinh.

- Chưa có chính sách, điều kiện để thu hút, động viên ở những vùng khó khăn để giáo viên yên tâm công tác nên chất lượng gáio dục THPT không đồng đều ở các vùng.

- Quản lý chuyên môn, quản lý lao động, quản lý tư tưởng chính trị và CSVC của Nhà trường còn chưa tốt. Bên cạnh đó tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD- ĐT nói chung, chất lượng giáo dục THPT nói riêng.

2.4.3.3. Những vấn đề đặt ra trong quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Thanh Hóa.

Nhằm tiếp tục phát huy được những thành tựu đã đạt được trong GD- ĐT, tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết TW II ( khoá VIII) và luật giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD- ĐT, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển KT – XH và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước, một trong những yếu tố quan trọng, then chốt là nâng cao chất lượng công tác quản lý để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện tốt Chỉ thị 40 CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL, nhằm xây dựng đội ngũ CBQL, xây dựng đội ngũ GV giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển GD - ĐT nói chung và nâng cao chất lượng của cấp học THPT nói riêng. Để làm được điều đó, từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên các trường THPT thành phố Thanh Hóa, trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Từ chương trình hành động của Ngành chúng ta cần tiến hành các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPT dựa trên các nội dung sau:

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Xây dựng tuyển chọn, sử dụng hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Phát huy việc tự học, tự bồi dưỡng, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động, quản lý của tổ, nhóm chuyên môn, của các tổ chức Đảng và Đoàn thể trong Nhà trường.

- Hoàn thiện chế độ chính sách trên cơ sở vân dụng tốt chế độ chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của các nhà trường.

- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đẩy mạnh dân chủ hoá trường học.

- Tăng cường tham mưu, đề xuất xây dựng CSVC trường học, xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 60)