THANH HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 47)

2.1. Tình hình Kinh tế - Xã hội và truyền thống lịch sử, văn hoá của thành phố Thanh Hoá.

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

Thành phố Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Thanh Hoá. Thành phố Thanh Hoá có địa giới: phía Tây và tây Bắc giáp huyện Đông Sơn, phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Hoằng Hoá bởi sông Mã, phía Đông và phía Nam giáp với huyện Quảng Xương. Thành phố Thanh

Hoá cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.600 km về phía Nam, cách bờ biển Sầm Sơn 16 km về phía Đông và cách biên giới Việt- Lào (thuộc địa phận huyện Mường Lát) 135 km về phía Tây.

Diện tích tự nhiên (1996) 58,58 ha, trong đó diện tích canh tác 40,78 ha. Xét về địa hình của thành phố Thanh Hoá và vùng phụ cận trong phạm vi đường kính 10 km trên mặt bằng thì cảnh quan nơi đây gồm có: núi, sông, ao, hồ, đồng ruộng...chúng được đan xen nhau tạo nên một phong cảnh thật hữu tình, thật hoành tráng...

Về khí hậu, thành phố Thanh Hoá nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hằng năm thời tiết phân biệt hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ cao, số ngày nắng dồi dào, đủ nhiệt cần thiết cho yêu cầu gieo trồng, sinh trưởng động thực vật và vừa thuận tiện trong thu hoạch. Bên cạnh thuận lợi cũng có hạn chế là thời tiết thường chuyển đột ngột, thất thường gây bất ổn định cho đời sống nhân dân.

Với đặc điểm địa lý tự nhiên như trên, thành phố Thanh Hoá có điều kiện về phát triển một nền kinh tế toàn diện. Song cũng đòi hỏi cán bộ và nhân dân thành phố Thanh Hoá phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đồng thời phải có kiến thức, trình độ nhất định về các mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đơn vị trong giai đoạn mới.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kinh tế thành phố Thanh Hoá chủ yếu đi lên bằng các ngành nghề chính là: Thủ công nghiệp, tiểu thương, tiểu chủ và nông nghiệp. Trong những năm gần đây, các ngành nghề như Thương mại - Du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, vận tải đã có bước phát triển tốt. Cơ cấu kinh tế đang được chuyến đổi theo hướng tích cực, nhiều mô hình phát triển kinh tế được củng cố nhân rộng và ngày càng có hiệu quả. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng và phát triển. Đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng cao.

Với đặc điểm tự nhiên, đất đai, dân số, thành phố Thanh Hoá có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện vững chắc. Trong thời gian gần đây, kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hoá đã có bước phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện.

Tuy nhiên, so với tình hình chung của cả nước thì thành phố Thanh Hoá vẫn còn là một thành phố trẻ, kinh tế chưa phát triển mạnh bằng các thành phố lớn. Thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 70 – 75% mức bình quân chung của nước.

2.1.3. Truyền thống lịch sử văn hoá.

Tỉnh Thanh Hoá nói chung và địa bàn thành phố Thanh Hoá nói riêng là một trong những cái nôi của lịch sử loài người. Tại đây có nhiều di chỉ ghi lại sinh động dấu vết xưa của người Nguyên thuỷ. Điều đó chứng tỏ rằng Thanh Hoá và địa bàn thành phố Thanh Hoá đã chứng kiến các nền văn minh của người tiền sử đã diễn ra trên mảnh đất tự bao đời nay đã được mệnh danh là địa linh nhân kiệt.

Di chỉ Đông Sơn được phát hiện vào năm 1929 tại làng Đông Sơn nay thuộc phường Hàm Rồng (thành phố Thanh Hoá). Đó là một làng nằm lọt vào thung lũng của dãy núi Hàm Rồng sát bên bờ sông Mã về phía hữu ngạn. Đây là một địa danh được mang tên cho cả một nền văn hoá - nền văn hoá Đông Sơn.

Về niên đại, các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đều thừa nhận trống đồng Đông Sơn - tức là trống loại I Hê-Gô (theo cách phân loại của Hê-gô, người Áo), có niên đại xưa nhất vào khoảng đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Niên đại tuyệt đối của hiện vật tìm được ở di chỉ Đông Sơn thử theo phóng xạ các-bon là 2.850 năm. Đây là loại trống đẹp nhất, tinh xảo nhất trong hệ thống Hê-gô. Số hiện vật tìm thấy trên địa bàn Đông Sơn khá phong

phú và rất đa dạng. Riêng trống đồng đã tìm được 23 chiếc trên 56 chiếc toàn tỉnh và 176 chiếc toàn quốc, đó là một con số đáng kể.

Trên địa bàn thành phố Thanh Hoá không chỉ các nhà khảo cổ phát hiện được một di chỉ có giai đoạn văn hoá Đông Sơn mà còn tìm được ở Mật Sơn (phường Đông Vệ), ở xã Quảng Thắng, Cồn Bần, Đồng Mầy, Cồn Ổi, ở Hàm Rồng (phường Hàm Rồng), ở bờ sông làng Đông Sơn (phường Hàm Rồng), ở Nam Ngạn. Bên cạnh trống đồng ở làng Đông Sơn, còn phát hiện được 169 mộ cổ trong đó có 60 mộ thuộc giai đoạn này, 16 mộ có chôn theo hiện vật bằng đá, 44 mộ chôn theo hiện vật bằng đồng, mộ nhiều nhất là 20 hiện vật. Các hiện vật cho thấy chúng khá phong phú về thể loại và đa dạng về cách thực hiện.

Suốt 1000 năm Bắc thuộc nhân dân trên địa bàn thành phố Thanh Hoá không ngừng vươn lên cùng với nhân dân Thanh Hoá và cả nước kề vai sát cánh, kiên trì đấu tranh chống âm mưu đồng hoá của kẻ thù phương Bắc để giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc, của địa phương mình.

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố Thanh Hóa.

2.1.4.1. Thuận lợi

Thành phố Thanh Hoá có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống điện, đường, trường, trạm phát triển nhanh và đồng bộ, hệ thống chính trị vững vàng, nền kinh tế và đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Đây là một địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời, quê hương của cái nôi yêu nước và cách mạng từ thời xa xưa lịch sử cho đến nay, có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó, mặt bằng dân trí tương đối cao, luôn có ý thức phát huy truyền thống văn hoá, truyền thống hiếu học của quê hương đất nước. Thành phố Thanh Hoá là một thành phố trẻ, là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh, có nhiều điều kiện tạo thế vững chắc cho giáo dục và đào tạo.

2.1.4.2. Khó khăn

Thành phố Thanh Hoá được mở rộng về phía Bắc, phía Đông và phía Nam vì thế số lượng người dân sống bằng nghề nông nghiệp còn nhiều. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học của các địa phương này còn hạn chế. Trong khi đó, nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường học, các cơ sở giáo dục còn hạn chế, chủ yếu là do dân đóng góp, huy động các nguồn dự án của Tỉnh và Trung ương. Vì vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo phải bằng cách huy động các nguồn vốn từ địa phương, thông qua công tác xã hội hoá giáo dục để thực hiện việc xây dựng các trường chuẩn Quốc gia, các trường trọng điểm.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống lịch sử văn hoá của thành phố Thanh Hoá nói trên vừa tạo thuận lợi nhưng đồng thời cũng vừa đặt thành phố Thanh Hoá trước những khó khăn thách thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nói riêng.

2.2. Tình hình phát triển giáo dục - Đào tạo ở thành phố Thanh Hoá 2.2.1. Tình hình chung về Giáo dục - Đào tạo ở thành phố Thanh Hoá Thành phố Thanh Hoá ngày nay vốn là một vùng đất hiếu học của tỉnh Thanh. Từ xưa đã xuất hiện nhiều khoa bảng, các bậc danh sĩ nổi tiếng làm rạng rỡ cho lịch sử quê hương và đất nước. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, sự nghiệp giáo dục- đào tạo có bước phát triển mới, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đem đến cho thành phố Thanh Hoá trở thành một đơn vị có nền giáo dục hoàn chỉnh. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được duy trì phát triển với những hình thức đa dạng hơn, từng bước nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Quy mô giáo dục không ngừng được nâng lên và được điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện đảm bảo thích hợp, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu cấp

học, bậc học. Hiện nay, ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Thanh Hoá cùng với ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thanh Hoá đang xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới các trường học trên địa bàn đơn vị tính đến năm 2020.

Ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố Thanh Hoá luôn quan tâm chỉ đạo các nhà trường xây dựng kỷ cương, nền nếp tốt, tạo nên khối đoàn kết nhất trí cao. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện cho mọi hoạt động trên địa bàn.

Năm 2001 thành phố Thanh Hoá được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về công tác xoá mù chữ- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và năm 2007 được công nhận chuẩn Quốc gia về công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không ngừng được tăng cường và tiếp tục hoàn thiện theo hướng ổn định, kiên cố hoá và đảm bảo chất lượng. Nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, sự nghiệp giáo dục đào tạo thực sự là sự nghiệp chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Thanh Hóa. Đến nay 100% số phường, xã đều có trường học cao tầng. Tất cả các phường, xã đều đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng, do đó việc đi học đang trở thành nhu cầu của mỗi người dân, mỗi gia đình.

- Quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp + Quy mô học sinh

Từ năm 1991-1992, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới ánh sáng của Nghị quyết TW khoá VII, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nói chung và Giáo dục - Đào tạo thành phố Thanh Hoá nói riêng đã có nhiều khởi sắc, phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Số học sinh tiểu học tương đối ổn định từ năm học 1987-1988 đến năm 1997-1998, dao động trong khoảng từ trên 20.000 học sinh đến trên 21.000 học sinh. Học sinh tiểu học những năm đầu còn tăng, sau giảm dần và đi vào thế ổn định, điều này biểu hiện kết quả của chính sách sinh đẻ có kế hoạch. Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng dần cho đến năm 2010, từ đó mới đi

vào thế ổn định, chứng tỏ công tác giáo dục được thực hiện tốt. Thời kỳ khó khăn của ngành giáo dục đã qua, giờ đây đang dần dần đi vào thế ổn định. Điều đó thể hiện trên những phương diện: mạng lưới trường lớp trên địa bàn thành phố ngày càng được củng cố theo hình thức đa dạng và chuyên sâu. Hiện nay đã phát triển từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông với các loại hình công lập, dân lập, tư thục.

Mặc dù cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được nâng lên rõ rệt thông qua việc xây dựng các trường chuẩn Quốc gia, việc đầu tư của các cấp, các ngành, các dự án phát triển giáo dục, song vấn đề quy mô trường lớp và các điều kiện đáp ứng nhu cầu dạy học ngày càng cao đang là vấn đề bất cập của Giáo dục - Đào tạo thành phố Thanh Hoá.

+ Mạng lưới trường lớp.

Sau khi dành thắng lợi to lớn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ngày 30 tháng 4 năm 1975, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và thành phố Thanh Hoá nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 1986 thực hiện chủ trương của Đảng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khi đó người dân mới có điều kiện để quan tâm đến giáo dục nhiều hơn. Đến năm học 1991-1992 số lượng học sinh của thành phố Thanh Hoá bắt đầu phát triển nhiều, đòi hỏi ngành Giáo dục - Đào tạo phải có quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng thêm số lượng trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Mỗi phường, xã của thành phố Thanh Hoá đều có trường tiểu học, THCS. Năm học 2010 - 2011, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có:

- Mầm non: 25 trường

- Tiểu học: 26 trường.

- Trung học cơ sở: 19 trường

- Trung tâm giáo dục thường xuyên: 1 trung tâm

- Trung tâm dạy nghề - Kỹ thật tổng hợp: 1 trung tâm

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT thành phố Thanh Hóa. 2.2.2.1. Quy mô hệ thống trường, lớp.

Thành phố Thanh Hóa, có 9 trường THPT, trong đó có 6 trường công lập, 3 trường dân lập. Trong 6 trường công lập, có một trường Chuyên (trường THPT chuyên Lam Sơn); một trường THPT Dân tộc Nội trú Thanh Hóa. Với đa dạng về loại hình đào tạo và nơi trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa cuả tỉnh, các trường THPT thành phố Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân trong địa bàn và các địa phương trong tỉnh đến trường học tập.

Bảng 1: Quy mô phát triển trường, lớp THPT trong 3 năm gần đây.

Trường 2008 -2009 2009 - 2010 2010 - 2011 SL HS SL HS SL HS Hàm Rồng 36 1690 36 1706 36 1691 Đào Duy Từ 36 1658 36 1631 36 1653 Nguyễn Trãi 30 1588 28 1462 27 1276 Tô Hiến Thành 19 859 15 628 15 645 PTDTNT tỉnh 18 541 18 541 18 541

Chuyên Lam Sơn 33 1043 33 1043 33 1043

Lý Thường Kiệt 33 1632 29 1451 24 1178

Trường Thi 13 489 13 485 11 411

Đào Duy Anh 8 181 8 175 7 160

Cộng 226 9.681 216 9.122 207 8.598

(Nguồn từ Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa)

* Nhận xét về quy mô học sinh: Trong 3 năm trở lại đây, số lượng học sinh THPT thành phố Thanh Hóa phát triển ổn định, tuy nhiên chủ yếu là các trường công lập; các trường Dân lập, số lớp, số học sinh giảm, vì do thực hiện tốt về công tác kế hoạch hóa gia đình.

2.2.2.2. Về chất lượng đào tạo.

Bảng 2: Kết quả các mặt giáo dục cấp THPT thành phố Thanh Hóa.

Tỉ lệ thi tốt nghiệp % 92.80 99.40 99.67 Tỉ lệ Đỗ vào Đại học, Cao đẳng

%

54 59.42 60.55

Số học sinh giỏi tỉnh 325 314 329

Học sinh giỏi Quốc gia 58 57 68

Học sinh giỏi Quốc tế 2 2 1

Xếp loại hạnh kiểm % Tốt 71.05 68.2 71.11 Khá 20.24 23.83 22.61 TB 7.22 6.84 5.05 Yếu, kém 1.49 1.14 1.23 Xếp loại học lực % Giỏi 3.3 3.39 3.5 Khá 39.7 43.0 44.22 TB 51.55 48.31 46.99 Yếu 5.45 5.3 5.29

(Nguồn từ Văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa)

* Nhận xét:

- Chất lượng các mặt giáo dục: Tuy còn gặp những khó khăn (về CSCV, thiết bị dạy học, đời sống của nhân dân, điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 còn thấp đối với các trường THPT Dân lập), song trong những năm qua, được sự quan tâm của nhà trường, phụ huynh học sinh và toàn xã hội, chất lượng giáo dục các trường THPT thành phố Thanh Hóa đã có bước phát triển mạnh mẻ. Kết quả thi Đại học, CĐ, thi học sinh giỏi Quốc gia, cấp tỉnh, thi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w