2.3.1. Thực trạng về quy mô, cơ cấu đội ngũ giáo viên.
Bảng 3: Thống kê số lượng, tỉ lệ giáo viên/lớp của các trường THPT thành phố Thanh Hóa năm học 2010 -2011
Tiêu chí 2008-2009 2009-2010 2010-2011
Số giáo viên 436 438 419
Số lớp 226 216 207
Tỉ lệ (GV/lớp) 1.93 2.07 2.02
(Nguồn từ Văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa)
Bảng 4: Cơ cấu giới tính, độ tuổi giáo viên (năm học 2010-2011)
Độ tuổi Dưới 30 31-40 41-50 51-55 56-60
Giới Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Số lượng 419 21 46 32 75 34 72 36 70 33 0 Tỉ lệ (%) 5.0 10.97 7.63 17.89 8.11 17.1 8 8.59 16.70 7.87 0
(Nguồn từ các trường THPT thành phố Thanh Hóa)
* Nhận xét về số lượng, cơ cấu giáo viên.
- Về số lượng: Đội ngũ giáo viên các trường THPT tỉnh Thanh Hóa nói chung, thành phố Thanh Hóa nói riêng tương đối ổn định số lượng, cơ bản đồng bộ về cơ cấu bộ môn, hàng năm đều được bổ sung về đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên so với quy định về tỉ lệ giáo viên/lớp theo Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT thì các trường THPT thành phố Thanh Hóa còn thiếu giáo viên (Bộ quy định 2.25; thành phố Thanh Hóa mới có tỉ lệ giáo viên/lớp là 2.02, còn thiếu 0.23 giáo viên/lớp, cụ thể là còn thiếu 46 giáo viên. Như vậy để đảm bảo
đủ số lượng giáo viên, các trường THPT thành phố Thanh Hóa cần có kế hoạch để tuyển dụng.
- Về giới tính: Số giáo viên Nữ (263/419), chiếm tỉ lệ 62,74%/tổng số cán bộ giáo viên. Nhất là số giáo viên nữ trong thời gian sinh con, sẽ ảnh hướng đến công tác chuyên môn của nhà trường, vì vậy đòi hỏi các trường cần có kế hoạch chủ động trong việc phân công chuyên môn và phân công dạy thay một cách hợp lý.
- Về độ tuổi: Số giáo viên có tuổi từ 30-50 trở lên (280/419), chiếm tỉ lệ 66.82%/ tổng số giáo viên, trong đó độ tuổi dưới 30-40 (174/419), chiếm tỉ lệ 41.52%/ tổng số giáo viên. Số giáo viên là Đoàn viên (137/419), chiếm tỉ lệ 32,69 %. Đây cũng là một thuận lợi, vì giáo viên trẻ rất nhiệt tình, năng nổ, tiếp cận công nghệ thông tin vào giảng dạy khá bài bản, song thiếu kinh nghiệm công tác, trong giáo dục học sinh, cho nên xử lý các tình huống đôi khi nóng nảy, không phù hợp. Vì vậy đòi hỏi cán bộ quản lý các nhà trường có biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt chưa tốt đối với lực lượng trẻ này.
2.3.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên. 2.3.2.1. Thực trạng về tư tưởng đạo đức.
Bảng 5: Tổng hợp về phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức của giáo viên
TT Tiêu chí Mức độ Tỷ lệ %
1 Nhận thức và chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, quy chế của ngành Tốt 93 Đạt yêu cầu 7 Yếu 0 2 Phẩm chất đạo đức Tốt 95 Khá 5 TB 0 Yếu 0 3 Tình cảm nghề nghiệp Tốt 94 Đạt yêu cầu 6 Yếu 0
(Nguồn từ các trường THPT thành phố Thanh Hóa)
- Tỉ lệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên là Đảng viên trong các trường THPT thành phố Thanh Hóa (236/454) chiếm 52 %.
- Tỉ lệ cán bộ, giáo viên, CNV là Đoàn viên trong các trường THPT thành phố Thanh Hóa (141/454), chiếm 31,05%.
* Nhận xét về tư tưởng đạo đưc:
- Hầu hết cán bộ, giáo viên đều thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như quy định của ngành và địa phương; có tinh thần học hỏi và giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, được học sinh, phụ huynh và nhân dân tin yêu, kính trọng. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ hoặc thiếu ý thức chấp hành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của ngành; một số còn chịu ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, chỉ coi trọng việc cá nhân, thờ ơ công việc tập thể, thiếu nhiệt tình, ý thức hỗ trợ đồng nghiệp chưa cao.
- Về phẩm chất đạo đức lối sống: Đa số giáo viên có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị và luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Song bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên sống ích kỷ, vụ lợi, thu vén cho quyền lợi cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.
- Về tình cảm nghề nghiệp, trách nhiệm và lòng thương yêu học sinh: Hầu hết đội ngũ giáo viên đều có lòng yêu nghề, thương yêu học sinh, tận tâm với công việc. Song vẫn còn khoảng 6 %/ trên số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến học sinh, chưa có ý thức giúp đỡ học sinh. Việc đánh giá xếp loại đối với học sinh còn thiếu khách quan, thiếu chính xác và công bằng. Còn có giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý học sinh, còn tình trạng nể nang hoặc thờ ơ với công việc gia đình. Số này tuy chiếm tỉ lệ không nhiều, song cán bộ quản lý các nhà trường cần quan tâm kiểm tra, đôn đốc sát sao.
2.3.2.2. Về trình độ đào tạo, năng lực nghiệp vụ sư phạm.
Biểu 6. Tổng hợp trình độ đào tạo, nghiệp vụ đội ngũ giáo viên
Tổng số giáo viên
Trình độ đào tạo Nghiệp vụ sư phạm Sức khỏe Trên chuẩn đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Đạt Không đạt Tỉ lệ % 19 100 0 31 63 6 0 99.2 0.8
(Nguồn từ các trường THPT thành phố Thanh Hóa)
* Nhận xét:
- Về trình độ đào tạo: Giáo viên các trường THPT thành phố Thanh Hóa có trình độ đạt chuẩn 100%; trong đó trên chuẩn đạt 19% (78/419). So với toàn tỉnh, thành phố Thanh Hóa có tỉ lệ giáo viên trên chuẩn cao. Song với tình hình hiện nay, hàng năm số giáo viên được đi học cao học từ 8-10 người, số giáo viên trên chuẩn sẽ về nghỉ hưu mỗi năm khoảng 9-10 người thì tỉ lệ đạt 30% trên chuẩn vào năm 2020 theo chiến lược giáo dục đặt ra sẽ không đạt. Vì vậy các trường cần có kế hoạch bồi dưỡng và tuyển dụng số giáo viên trên chuẩn về công tác để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra.
- Về năng lực chuyên môn: Đa số giáo viên nắm vững được nội dung, kiến thức chuẩn của môn học trong chương trình giảng dạy, vận dụng hiệu quả việc đổi mới phương pháp trong giờ dạy để phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh trong học tập. Vì vậy chất lượng giáo dục đã được nâng lên một bước. Song bên cạnh đó, một số giáo viên trẻ chưa bao quát được chương trình và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức giảng dạy; Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học chưa được đồng bộ, nhiều giáo viên còn ngại hoặc chưa sử dụng được các phần mềm ứng dụng vào giảng dạy; ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa được thường xuyên ở một số giáo viên trẻ hoặc giáo viên đã có tuổi; Một số giáo viên ở độ tuổi 50 trở lên có biểu hiện chửng lại. Việc học tập nâng cao trình độ như đi học sau đại học, số giáo viên trẻ hào hứng nhưng hạn chế về quy định số lượng và nguồn kinh phí
hạn hẹp của nhà trường trong việc hỗ trợ giáo viên đi học. Việc tiếp thu tình hình chính trị, kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương đã được đội ngũ cán bộ, giáo viên quan tâm theo dõi thông qua các hệ thống thông tin, như báo, đài, các buổi nói chuyện thời sự, nhưng việc liên hệ chúng vào từng bài giảng còn hạn chế. Việc tham gia vào các hoạt động xã hội của địa phương, công tác phối hợp với gia đình học sinh trong việc giáo dục học sinh, cũng chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
- Về nghiệp vụ sư phạm: Số giáo viên xếp loại trung bình chiếm 6%, phần đông là giáo viên trẻ, số còn lại là giáo viên chuẩn bị về nghỉ hưu. Số giáo viên có sử dụng tốt phương tiện, đồ dùng dạy học còn chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 25%). Điều này có nhiều lý do là phần đông các trường còn thiếu phòng chức năng, phòng học bộ môn, đồ dùng thí, hóa nghiệm và chất lượng thiết bị còn thấp. Bên cạnh đó công tác quản lý còn thiếu chặt chẻ, công tác sử dụng, bảo quản của một số cán bộ, giáo viên chưa cao.
- Về công tác giáo dục: Công tác giáo dục học sinh, phần đông giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm. Giáo viên đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu và tổ chức tương đối tốt các hoạt động của lớp mình phụ trách. Nhiều giáo viên đã chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh trong giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chưa nhiệt tình với công việc, chưa quan tâm đúng mức đến quản lý, giáo dục học sinh trong từng tiết học và trong quá trình công tác, giảng dạy, còn ỷ lại việc quản lý và xử lý học sinh cho Ban nề nếp, hoặc lãnh đạo nhà trường. Về phía lãnh đạo nhà trường đôi khi còn né tránh hoặc chưa sâu sát kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở. Một số giáo viên mới chỉ chú trọng đến việc dạy thêm giờ, dạy bồi dưỡng để tăng thu nhập, ít quan tâm đến công việc tập thể. Việc quản lý tổ chức của tổ, nhóm chuyên môn còn bị buông lỏng.
Tiêu chí Mức độ Tỷ lệ
Năng lực quản lý phong trào chủ nhiệm lớp Tôt 40
TB 8
Yếu 2
Năng lực cảm hóa học sinh cá biệt Tôt 35
Khá 50
TB 10
Yếu 5
Năng lực tổ chức các lực lượng cá biệt Tôt 40
Khá 40
TB 15
Yếu 5
Kỹ năng chuẩn bị bài Tôt 40
Khá 55
TB 5
Yếu 0
Kỹ năng giảng dạy trên lớp Tôt 41
Khá 54
TB 5
Yếu 0
Kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ trên lớp Tôt 45
Khá 50
TB 5
Yếu 0
- Công tác nghiên cứu khoa học và viết SKKN: Đây là một trong những công việc trọng tâm và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong các năm học, được các nhà trường THPT thành phố Thanh Hóa quan tâm, tham gia hưởng ứng tích cực. Song, trong từng thời điểm, từng nhà trường, sự chỉ đạo chưa được thường xuyên và chưa có biện pháp hữu hiệu, nên kết quả chưa cao. Nhiều giáo viên do tham gia dạy thêm nhiều, nên đầu tư cho nghiên cứu khoa học và viết SKKN còn ít; nhiều SKKN còn sơ sài, cá biệt có trường hợp còn sao chép lại SKKN. Việc khuyến khích, động viên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này, lãnh đạo một số trường chưa quan tâm đúng mức. Vì vậy, các nhà trường cần quan tâm sâu sát hơn trong thời gian tới để công tác nghiên cứu khoa học và viết SKKN ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục.