Thanh Hóa
2.4.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT thành phố Thanh Hóa.
Bảng 7: Thực trạng cán bộ quản lý các trường THPT thành phố Thanh Hóa
Tên trường
THPT SL
Trình độ Độ tuổi Sức khỏe Giới tính ĐH Sau ĐH Dưới 40 40- 50 Trên 50 Đạt Không đạt Nam Nữ 1. Hàm Rồng 3 1 2 0 1 2 1 0 2 1 2. Đào Duy Từ 3 1 2 0 1 2 3 0 2 1 3. Nguyễn Trãi 3 2 1 0 1 2 3 0 2 1 4. Tô Hiến Thành 2 1 1 0 1 1 2 0 0 2 5. PTDTNT tỉnh 3 2 1 0 2 1 3 0 2 1
6. Chuyên Lam Sơn 4 1 3 0 0 4 4 0 4 0
7. Lý Thường Kiệt 2 2 0 0 0 2 2 0 2 0
8. Trường Thi 1 1 0 0 0 1 1 0 1 0
9. Đào Duy Anh 1 1 0 0 0 1 1 0 1 0
Tổng hợp 22 12 10 0 6 16 22 0 16 6
(Nguồn từ Văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa)
* Nhận xét:
- 100% cán bộ quản lý đều tốt nghiệp ĐHSP hệ chính quy. Trước khi được đề bạt làm cán bộ quản lý, đa số các đồng chí cán bộ quản lý ở các trường là giáo viên dạy khá, dạy giỏi ở các bộ môn, đạt nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và hoạt động đoàn thể ở chính các trường đó. Phần lớn có uy tín cao, có bề dày công tác từ 15 năm trở lên và đã có nhiều kinh nghiệm qua nhiều chức trách từ giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng, lãnh đạo các đoàn thể hoặc Thư kí hội đồng giáo dục. Đây là một thuận lợi rất lớn trong công tác quản lý chỉ đạo. Trong 22 cán bộ quản lí ở các trường THPT thành phố, 10 đồng chí có trình độ thạc sĩ, như vậy tỉ lệ CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn cao hơn tỉ lệ của đội ngũ giáo viên.
- Về độ tuổi: Có 16/22 cán bộ quản lý trên 50 tuổi. Ở độ tuổi này, các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo, xử lý các tình huống công việc có độ sâu, yên tâm. Song bên cạnh đó hạn chế về sức
khỏe, sự xông xáo của sức trẻ, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm. Mặt khác, một số trường đội ngũ cán bộ quản lý cùng chung một độ tuổi, cùng một thời điểm khi về nghỉ hưu sẽ gây khó khăn trong việc quản lý nhà trường.
- Về giới tính: Có 6/22 cán bộ quản lý Nữ, chiếm 27, 27%; có trường 100% cán bộ quản lý là Nữ; có trường 100% cán bộ quản lý là Nam. Đây cũng là một bấp cập trong đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT thành phố Thanh Hóa. Vì tỉ lệ giáo viên Nữ hiện nay chiếm 62,76%.
- Về sức khoẻ: 100% cán bộ quản lý đạt yêu cầu sức khỏe, trong đó có 70% sức khoẻ tốt. Đây là điều kiện tốt cho việc sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của Ngành.
2.4.2. Đánh giá công tác quản lý trên các mặt.
Bảng 8: Thực trạng công tác quản lý giáo dục các trường THPT thành phố Thanh Hóa (tổng số các cán bộ điều tra là 22 CBQL).
TT Nội dung cần đánh giá Mức độ đạt %
Tốt Khá TB Yếu 1 Thực hiện quản lý kế hoạch, chương trình đào
tạo
1.1 Học tập nhiệm vụ năm học và các chủ trương
chính sách của Đảng, nhà nước 80 20 0 0
1.2 Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 80 10 10 0
1.3 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình kế
hoạch 90 10 0 0
1.4 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch 80 10 10 0 2 Xây dựng và phát triển đội ngũ
2.1 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
viên 60 30 10 0
2.2 Tuyển chọn đội ngũ giáo viên 60 30 10 0
2.3 Xây dựng chế độ công tác của giáo viên 80 10 10 0 2.4 Xây dựng kế hoạch kiểm tra quy trình kiểm tra
đánh giá giáo viên 70 20 10 0
2.5 Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên 70 20 10 0
2.6 Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 80 10 10 0
3 Công tác thanh tra, kiểm tra
3.2 Chỉ đạo tổ chức công tác thanh, kiểm tra 70 20 10 0
3.3 Đánh giá nề nếp hoạt động 70 20 10 0
4 Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường
4.1 Triển khai thực hiện quy chế 80 10 10 0
4.2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo 80 10 10 0
5 Quản lý tài chính
5.1 Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 70 20 10 0
5.2 Đề xuất đầu tư trang thiết bị 60 20 10 10
5.3 Sử dụng trang thiết bị hiện có 60 20 10 10
5.4 Khuôn viên đủ diện tích, đảm bảo xanh, sạch,
đẹp 70 20 10 0
6 Quản lý tổ chức chuyên môn và đoàn thể 80 10 10 0
7 Thực hiện chế độ chính sách
7.1 Thực hiện định mức lao động 80 10 10 0
7.2 Thực hiện các chế độ con người 80 10 10 0
7.3 Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen
thưởng 80 10 10 0
8 Công tác xã hội hóa 80 10 10 0
(Số liệu điều tra năm học 2010 – 2011 qua CBQL các trường THPT thành phố Thanh Hóa)
Với đội ngũ CBQL được đào tạo cơ bản trong các trường ĐH về chuyên môn, được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và với kinh nghiệm trong công tác, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền mà trực tiếp là ngành học cấp trên, có sự phối hợp tích cực của các tổ chức Đoàn thể và các lực lượng xã hội, các CBQL đã không ngừng cải tiến công tác góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Đội ngũ CBQL đã vận dụng tích cực các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định cụ thể của ngành vào hoàn cảnh cụ thể của các nhà trường, không ngừng xây dựng quy hoạch và đào tạo độ ngũ giáo viên; Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục để tăng thêm sức mạnh cho mỗi nhà trường trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, trong những năm qua, cơ sở vật chất Nhà trường đã được tăng cường. Các trường THPT thành phố hầu như đã được đầu tư, xây dựng và kiên cố hoá, đã có đủ phòng học, bàn ghế, và các trang thiết bị cơ bản phục vụ cho dạy và học. Chất
lượng giáo dục đã chuyển biến rõ rệt, số lựơng giáo viên và học sinh đã có ý thức tốt trong giảng và học tập. Bộ phận học sinh khá giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh cá biệt giảm nhiều, chất lượng và hiệu quả đào tạo ở cấp THPT được ổn định, hàng năm tỉ lệ tốt nghiệp ra trường đạt trên 95% chất lượng học sinh giỏi được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh đậu vào các trường ĐH, CĐ cũng ngày một tăng qua các năm.
Đội ngũ giáo viên và CBQL ngày đang được tăng cường về số lượng và chất lượng, số giáo viên và CBQL được cử đi tào tạo sau Đại học tăng nhanh, nề nếp kỉ cương trong giáo dục được tăng cường. Đặc biệt có nhiều chuyển biến tốt trong công tác đánh giá, thi cử trong việc hưởng ứng thực hiện cuộc vân động : “ Hai không”của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Giáo viên dạy khá, giỏi ở các cấp đạt trên 80; Xã hội hoá giáo dục đã có bước chuyển biến mới; Đã xây dựng được môi trường giáo dục ngày càng lành mạnh hơn. Các tổ chức Đoàn thể, gia đình, chính quyền địa phương đã quan tâm đến Nhà trường nhiều hơn; Đã có cam kết trách nhiệm chung trong công tác giáo dục học sinh; Công tác động viên, khen thưởng thầy và trò cũng như huy động các nguồn xây dựng cơ sở vật chất trường học được đẩy mạnh.
Theo đánh giá của CBQL thì khâu yếu nhất là công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học. Công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ giáo viên vẫn chưa thực sự được chủ động, còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó vẫn chịu nhiều sức ép từ nhiều phía. Việc luân chuyển CBQL cũng không thực hiện đúng quy định. Công tác kiểm tra, thanh tra cũng như công tác thi đua, khen thưởng có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào thực chất, còn nể nang, điều đó còn có ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý nói chung, công tác quản lý đội ngũ giáo viên nói riêng.