Phơng pháp khám phát hiện cận thị

Một phần của tài liệu Thực trạng tật cận thị, cong vẹo cột sống và ảnh hưởng của chúng lên các chỉ tiêu hình thái, sinh lí ở học sinh THPT thuộc thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 30 - 31)

II. Phơng pháp nghiên cứu

2.4. Phơng pháp khám phát hiện cận thị

Để phát hiện cận thị trớc hết học sinh cần đợc đo thị lực.

2.4.1. Phơng pháp đo thị lực:

a. Phơng tiện và dụng cụ:

- Phòng khám: có đủ chiều dài 5 m, bảng thị lực treo ngang tầm mắt học sinh. - ánh sáng: độ chiếu sáng cho bảng thị lực phải đủ 100 lux (nếu bảng thị lực treo ở trong phòng), có thể dùng ánh sáng tự nhiên. Không để ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt học sinh, chiếu trực tiếp vào bảng thị lực để tránh “loá mắt”.

- Bảng thị lực: sự dụng bảng thị lực Landotl.

- Que chỉ bảng thị lực: kích thớc nhỏ bằng đầu đũa, dài khoảng 60 cm và không quá 1m.

- Bìa cứng cắt hình tròn (R = 5cm) để che từng mắt học sinh. - Ghế cho học sinh ngồi.

- Bàn ghế cho ngời thử ngồi ghi chép. b. Các bớc tiến hành (H.7):

- Tất cả học sinh trớc khi đo phải đợc ngồi nghỉ 15 phút tại phòng chuẩn bị đo để làm quen độ sáng tại phòng, tránh đo ngay khi mắt vừa điều tiết do thay đổi độ chiếu sáng.

- Đo thị lực từng mắt một, mắt phải trớc, mắt trái sau. Nếu học sinh đau mắt thì đo mắt lành trớc, mắt đau sau.

- Ngời thử đứng cách bảng thị lực dùng que chỉ chỉ chữ trên bảng đo thị lực để học sinh đọc xem khe hở hớng về phía nào. Có thể chỉ lần lợt các hàng chữ từ hàng chữ lớn nhất hoặc ngợc lại. Mỗi hàng chỉ ít nhất 3 - 4 chữ không theo quy luật. Đầu que chỉ cách phía dới chữ 2mm.

Học sinh đứng hoặc ngồi trên ghế cách xa bảng thị lực 5m, tay cầm bìa cứng che từng mắt một để thử mắt bên kia và trả lời bằng cách đọc hoặc bằng hiệu tay nh trên.

c. Căn cứ để phân loại thị lực:

- Thị lực bình thờng: 10/10 trở lên. - Thị lực kém : 6/10 – 9/10. - Thị lực tồi: 5/10 trở xuống.

Sau khi đo thị lực, những học sinh có thị lực giảm (<10/10) cần đợc khám tiếp để xác định cận thị

2.4.2. Phơng pháp phát hiện cận thị:

Nguyên nhân giảm thị lực là do tật khúc xạ hoặc do các bệnh khác nên để chuẩn đoán, xác định, ta lần lợt cho bệnh nhân đeo kính lỗ (R = 1,5 mm), kính hội tụ (+1D) và kính phân kỳ (-1D).

- Khi đeo kính lỗ, nếu thị lực tăng lên thì nguyên nhân giảm thị lực là do tật khúc xạ (viễn thị hoặc cận thị).

- Tiếp tục cho đeo kính (-1D), nếu thị lực tăng lên thì mắt bị cận thị.

- Cho học sinh đeo kính phân kỳ số lớn dần (-1,5D, -2D, -2,5D,..) cho đến khi đạt đợc thị lực tối đa (10/10) để xác định mức độ cận thị.

Mức độ cận thị đợc xác định bởi số kính phân kỳ nhỏ nhất tơng ứng với thị lực tối đa.

Chú ý: những trờng hợp cận thị quá nặng thì khi đeo kính -1D thị lực cũng không tăng lên. Lúc này cận thị phải đợc xác định bằng máy hoặc đèn đo bóng đồng tử tại các cơ sở chuyên khoa mắt [6].

Một phần của tài liệu Thực trạng tật cận thị, cong vẹo cột sống và ảnh hưởng của chúng lên các chỉ tiêu hình thái, sinh lí ở học sinh THPT thuộc thành phố vinh tỉnh nghệ an (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w