T tởng Hồ Chí Minh về môi trờng và bảo vệ môi trờng

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên phường cửa nam và đông vĩnh ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 28)

T tởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nớc ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngời đầu tiên của chính thể dân chủ mới viết về vấn đề môi trờng, làm trong sạch môi trờng. Trong tác phẩm “Đời sống mới” (1947), Ngời viết: “Về văn hoá, phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm hẳn say sa, cờ bạc hút xách, bợm bãi, trộm cắp. Phải làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau. Làm cho làng mình trở thành làng “Phong thuần tục mỹ”.

Về vệ sinh, đờng sá phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nớc uống phải đợc phân biệt và chăm sóc cẩn thận. Những ao hồ không cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi. Phải có cầu xia chung, hoặc cầu xia riêng cho từng nhà. Đã khỏi hôi thối, ruồi nhặng, lại có phân tốt” [28; 10].

Rõ ràng môi trờng đợc Ngời quan niệm rất toàn diện, gồm hai phơng diện, môi trờng tự nhiên và môi trờng xã hội. Về môi trờng xã hội (văn hoá, phong tục) thì trớc hết là phải làm cho mọi ngời biết chữ, sau đó biết đạo đức và trách nhiệm công dân, nghĩa là yêu cầu mọi ngời phải có học vấn và có văn hoá (văn hoá ứng xử đạo đức, đạo lý, ý thức đợc quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận công dân); đồng thời cũng bài trừ các tệ nạn xã hội. Về môi trờng tự nhiên, Ngời yêu cầu phải “sạch sẽ” và Ngời cũng chỉ ra các biện pháp cụ thể nh phân biệt và chăm sóc giếng nớc uống, giếng tắm giặt, phòng chống muỗi và phải có cầu xia riêng, chung.

đất nớc mới giành đợc độc lập thì phải đơng đầu với cuộc xâm lợc trở lại của thực dân Pháp, những ngày ấy, với cơng vị một Chủ tịch nớc, Ngời phải lo trăm công nghìn việc thế mà Ngời vẫn dành thời gian viết những vấn đề hết sức cụ thể về công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trờng sống xung quanh.

Đầu năm 1959, Bác Hồ đã chính thức phát động “Tết trồng cây” trong toàn dân với lời dạy “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa nớc ta phong cảnh sẽ ngày càng tơi đẹp, khí hậu sẽ hiền hòa hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải tạo đời sống của nhân dân ta” [29; 556].

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất n- ớc. Bác viết thành thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nớc càng ngày càng xuân”. Bác Hồ thờng xuyên theo dõi, động viên cỗ vũ phong trào “Tết trồng cây”. Trong bài viết cuối cùng của mình về “Tết trồng cây” ngày 5 tháng 2 năm 1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc “trồng cây gây rừng”, đồng bào địa phơng phải biến đồi trọc thành vờn cây. Không chỉ trồng cây gây rừng ở trong nớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mong muốn việc làm đó đợc nhân rộng ở các nớc khác. Trong những lần thăm nớc bạn, gặp gỡ nhân dân các nớc đó hoặc khi đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia đến nớc mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tổ chức trồng cây lu niệm. Ngời đã trồng cây ở Đại ở ấn Độ, cây Sồi ở Nga và gọi đó là “Những cây hữu nghị”, nhân dân địa phơng gọi những cây Bác trồng là “Cây Bác Hồ”. Các cây ấy lớn lên theo thời gian, không chỉ biểu hiện của tình hữu nghị tơi thắm giữa nhân dân Việt Nam và bè bạn trên thế giới mà còn thể hiện ý thức làm đẹp môi trờng sống.

Trong Di chúc, Bác Hồ không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục trong việc trồng cây gây rừng: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm

thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ làm tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp” [29; 499,500]. Ngày nay khi rừng bị chặt phá nghiêm trọng, sự biến đổi khí hậu theo chiều hớng phức tạp, nhiều tài nguyên thiên nhiên về động, thực vật bị huỷ hoại, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc “Rừng vàng, biển bạc”. Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta càng nhận thấy rằng, con ngời sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, bởi vì thiên nhiên là ảnh hởng đến khí hậu, sức khoẻ nhân dân và mang lại ý nghĩa kinh tế to lớn mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên phường cửa nam và đông vĩnh ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 28)