Nguồn gốc của lễ hộ

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội của người nguồn ở huyện minh hoá quảng bình (Trang 34 - 38)

ở Minh Hóa, ngời Nguồn có rất nhiều sự tích dân gian về ông Pụt đợc các cụ cao niên kể lại nh các truyện “ôông Pụt ở lèn ôông Ngoi” (ông Bụt ở lèn ông

Ngoi), “Sự tích Thác Pụt”, “Pụt chộ tha, tha khôông chộ Pụt” (Bụt thấy ta, ta không thấy Bụt) … Trong đó truyện “Sự tích thác Pụt” kể rằng:

Đời xa có hai anh em trai một nhà đi tìm ong lấy mật. Hai anh em cứ chóp lèn ôông Ngoi đi lên. Lên đến chóp lèn ôông Ngoi, gặp chỗ đá bằng, có giếng nớc trong, hai anh em ngồi nghỉ, mở cơm đùm ra ăn. Ăn xong, múc nớc giếng uống, trông lên, hai anh em thấy cây cam trái chín đỏ tơi, trèo lên hái ăn, lại hái mỗi ngời một quả bỏ vào túi đem về cho con. Xong rồi, hai anh em đi về. Đi một lúc, hai anh em lại trở lại chỗ giếng nớc và cây cam. Hai anh em lại đi tiếp, đợc một lúc cũng trở lại chỗ giếng nớc và cây cam. Hai anh em biết là tại mình lấy cam nên bị một vị thần linh nào đó trêu. Hai anh em liền lấy cam trả lại để đi về, thì trông lên bàn đá cao bằng phẳng thấy có mời hai hòn đá giống ngời ngồi thẳng hàng. Hai anh em vội vã lên xem, thấy khéo, liền cắt dây buộc mỗi ngời một hòn cầm về. Đến thác nớc ở Dác Dòn (xóm Sôông, xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa – Quảng Bình), hai anh em bỏ hai hòn đá xuống bên bờ khe rồi xuống tắm. Tắm xong thì hai anh em lại để mang hai hòn đá đó về thì nhấc không lên mà mang nữa, mắc cứng. Bực tức, ngời em liền dùng sống rựa chém một nhát vào viên đá làm vỡ mất một góc, rồi lại tìm đờng về nhà.

Thế là buổi ấy ở làng Ang (thôn Thống Nhất, xã Hồng Hóa), làng Cầu (thôn Tân Kiều, xã Yên Hóa) và làng Phôốc Lác ngời thì ốm đau la liệt, mùa màng làm ra bị voi và lợn rừng về phá, hổ thì về làng vào nhà bắt ngời đem lên rừng ăn thịt, làm cho xóm làng rộn lên. Ba làng liền cho ngời đi xem bói khắp nơi, và các thầy bói đều nói giống nhau là: Trong làng có hai ngời đến chỗ Pụt ở quấy phá rồi mang đi hai ông đến một thác nớc rồi bỏ về làm cho Ngài giận. Bây giờ làng nên đến chỗ thác nớc đó mà thờ phụng tế lễ cho Ngài.

Ngời đi bói về, hỏi lại trong làng có ai đi đâu, có gặp Pụt hiện lên ở chỗ nào không? Thì biết có hai anh em nhà ấy đã lên đến chỗ Pụt ở trên lèn ôông Ngoi mang đi hai ông đem xuống thác nớc ở Dác Dòn [28; 51]. Ba làng bèn đến thác nớc đó lập bàn thờ thờ Ngài. Từ đó, Thác nớc Dác Dòn đợc gọi là Thác Pụt. [28; 52]. Lập bàn thờ Ngài xong, ba làng mới yên ổn làm ăn. Từ đó, đến ngày rằm, mồng Một hàng tháng, nhân dân từ các làng đến Thác Pụt thay nớc thắp hơng cầu nguyện, cầu cho xóm làng yên ổn, làm ăn giàu có.

Sau đó, cả tổng Cơ Sa đều đến cầu Ngài phù hộ cho dân làng yên ổn, làm ăn giàu có, rồi cứ hai năm một lần, đến ngày Rằm tháng Ba, hàng tổng đem lễ vật tinh sạch đến đồi Dác Púng làm sạp, xuống Thác Pụt, rớc Ngài lên làm chay cầu Ngài phù hộ ma thuận gió hòa, dân làng bình yên, làm ăn giàu có. Làm chay xong, cho ngời lên tháo dỡ sạp. Tuy nhiên khi tháo dỡ sạp thì tháo dỡ không đợc, ngời nào lên tháo dỡ xong lại tai nạn, cho nên hàng Tổng xin Ngài cho dân làng sửa cái sạp lại thành Nhà Chùa thờ Ngài luôn tại đó. Ngài linh thiêng lắm. Ai đi ngang qua nhà Chùa hay thác Pụt không lấy nón, mũ đội trên đầu xuống thì về nhà bị đau ốm liền, đem lễ vật tinh khiết đến nhà Chùa hay Thác Pụt thủ tạ với Ngài là lành ngay.

Có một lần quan Tây đồn Quy Đạt đi ngang qua thác Pụt thấy dới chân bàn thờ ngài có con chim cu, lấy súng bắn, về bị ốm đau sau đó bị chết. Ai đến thác Pụt cầu con có con, cầu của đợc của, cầu sống lâu đợc sống lâu, cầu gì đợc Ngài cho nấy. Nhiều cặp vợ chồng cới nhau lâu ngày không có con, chồng ăn chay nằm mộng ba đêm ngày, rồi đem lễ vật đến cầu Ngài về, thế là vợ có mang rồi sinh con.

Từ đó đến nay, ngời Nguồn mới có phong tục đi lễ ở Thác Pụt, cầu xin con, xin của … Cũng từ đó mới có Thác Pụt ở Dác Dòn, có nhà chùa ở Cồn Púng.

Từ khi có Thác Pụt thờ mời hai ông Pụt thì hàng năm ngời Nguồn tổ chức lễ hội Rằm tháng Ba. Theo tục lệ của ngời Nguồn ngày xa, lễ hội Rằm tháng Ba đợc tổ chức theo một tiến trình lễ hội khá hoàn chỉnh gồm các lễ thức của các phần Lễ và phần Hội, rồi có lễ Tết Rằm tháng Ba, lễ phúng viếng Pụt tại Thác Pụt. Pụt là vị tín ngỡng tâm linh duy nhất của ngời Nguồn từ xa đến nay, nên các tôn giáo khác nh Phật giáo, Công giáo … không du nhập đợc vào tín ngỡng tâm linh của ngời Nguồn.

Cứ thế, đến Rằm tháng Ba, dân làng lại làm lễ rớc, cúng tế thần Pụt; lâu ngày tạo thành thói quen theo thờng lệ hàng năm và trở thành một lễ hội lớn nhất của các c dân huyện Minh Hóa.

Có thể nói, lễ hội Rằm tháng Ba của ngời Nguồn là một lễ hội lớn và tiến trình lễ hội đợc thể hiện khá hoàn chỉnh và trớc tiên là sự khái quát trong phần lễ của lễ hội Rằm tháng Ba của ngời Nguồn.

2.3.2. Phần lễ

Theo nh lời kể của các cụ cao niên ở huyện Minh Hóa [35; 12], lễ hội Rằm tháng Ba đợc tổ chức theo một tiến trình lễ hội khá hoàn chỉnh, gồm các lễ thức của các phần lễ Rằm tháng Ba khá điển hình.

Nói một cách ngắn gọn và khái quát thì phần Lễ nó bao gồm: dâng hơng, tế Thần Pụt và bao gồm hành sơ hiến lễ, hành á hiến lễ, rồi hành chung hiến lễ và hóa văn chúc …ngoài ra còn có lễ túc trực …

Lễ Rằm tháng Ba đợc tiến hành nh sau: vào giờ tốt đã đợc chọn của ngày 14, các làng chuẩn bị lễ vật, kiệu, hơng án, các vị s tăng, chức sắc trọng vọng của làng và các đinh khiêng kiệu, cờ lọng … Đến đền Thác Pụt (tức khe cúi trớc đây) làm lễ dâng hơng thành kính xin đợc rớc Pụt về thờ ở làng mình.

Sau lễ dâng hơng khoảng 30 phút tại Thác Pụt là lễ rớc Thần Pụt. Đi đầu của đám rớc là các trai đinh tuổi từ 20 đến 25 (quần quấn xà cạp, áo trắng viền đỏ), theo sau là 12 ngời cầm cờ phật (cũng là nam giới), tiếp đến là kiệu Thần Pụt.

Đi hai bên kiệu là sáu vị s tăng, các chức sắc trong làng và các vị hộ tống, tiếp sau là phờng nhạc và cuối cùng là già, trẻ, gái trai trong làng tạo thành đám rớc nào cờ, lọng, kiệu, chiêng, trống phờng nhạc, quan tăng, hơng chức, dân đinh … Thể hiện sức mạnh của cộng đồng và sự hòa quyện giữa tín ngỡng tôn giáo và tín ngỡng đa thần của ngời Việt.

Sau khi về đến chùa làng Tân Kiều (xóm chùa trớc đây), đám rớc đi một vòng quanh sân làm lễ thỉng hơng án Thần Pụt vào chùa, tiếp đến là lễ Đại tế. Lễ Đại tế là phần lễ trang trọng nhất trong hệ thống phần Lễ.

Mở đầu bằng lễ dâng hơng, lễ vật dâng cúng gồm: hoa quả, xôi, chè, bánh, trái, hơng, đèn… (theo lễ vật của phật giáo). Các vị s tăng, hơng chức cùng các ban tế và phụ tế tiến hành các nghi thức tế lễ (nh đã nêu ở phần Đại tế), cuối cùng là phần dâng hơng, niệm phật cầu linh… của dân làng suốt trong ba ngày lễ túc trực. Sau ba ngày lễ trực, dân làng lại tiến hành lễ rớc Thần từ chùa làng về lại Thác Pụt (nghi lễ rớc về cũng nh nghi lễ rớc lần đầu). Nh vậy, đó là những hình ảnh tổng thể, những nét chính, hình ảnh chính trong tổng quan của phần lễ trong lễ hội Rằm tháng Ba của ngời Nguồn ở Minh Hóa.

Nh vậy, chúng ta có thể đã hình dung đợc cảnh cờ, lộng, đèn hoa, và con ngời trong phần Lễ trong lễ hội Rằm tháng Ba và có thể nói rằng: Rớc trong lễ hội Rằm tháng Ba (tháng của mùa xuân) chính là một cuộc du xuân thành kính. Trong lễ rớc nào cờ, lọng, kiệu, tiếng trống, chiêng rộn rã vui mà cổ kính phản ánh những nét văn hóa cổ truyền, văn hóa xa, tôn vinh cái cổ kính trong văn hóa hiện đại; là phần tâm linh có khả năng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia làm nên phần hồn của lễ hội.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội của người nguồn ở huyện minh hoá quảng bình (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w