Hội chợ Rằm tháng Ba

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội của người nguồn ở huyện minh hoá quảng bình (Trang 42 - 45)

Ngày xa, ở vùng Cơ Sa và Kim Linh việc buôn bán đã khá, đã có chợ Sạt họp mỗi tháng ba phiên vào các ngày 10, 20, 30 mà ca dao ngời Nguồn đã lu truyền lại rằng:

“Chợ Sạt một tháng pa phiên

Khôông đi thì nhớ lời nguyền pạn quen”. (Chợ Sạt mỗi tháng ba phiên

Không đi thì nhớ lời nguyền bạn quen).

Ngời buôn bán trên Chợ Sạt,ngoài ngời bản địa ra thì có rất nhiều ngời buôn bán khắp nơi trong tỉnh, ngoài tỉnh đem đủ loại hàng hóa đến bán. Họ nghe tiếng nhân đức thiêng liêng của Pụt, họ cũng đến đền Thác Pụt cầu nguyện

Pụt phù hộ. Ngày Rằm tháng Ba, họ cũng tìm mọi cách đến dự lễ phúng viếng Pụt. Ngày 14-3 họ đã gồng gánh hàng đến làng Sạt. Ngày Rằm tháng Ba họ vừa đi lễ Pụt vừa đem hàng đến Thác Pụt bán. Cũng nh ngời bán hàng địa phơng, hàng hóa họ bán cha hết, nên tất cả ngày 16 - 3 đem về Chợ Sạt bày ra bán. Tất cả mọi ngời, mọi lứa tuổi đặc biệt là thanh niên nam nữ và trẻ em đi xem lễ ngày Rằm, ngày 16-3 lại tấp nập đến Chợ Sạt tiếp tục vừa chơi vui, vừa mua bán làm cho chợ Rằm tháng Ba thành “Hội chợ Rằm tháng Ba”. Trong hội chợ này, hàng hóa bán đủ loại,đặc biệt là hàng hóa đồ chơi cho trẻ em nh: con gà sứ, con ve sứ, hàng ăn uống đủ thứ, nhiều nhất là hoa quả trong đó quả vải chiếm u thế.

Nói đến đồ ăn, nớc uống ở Chợ Sạt thì rất nhiều và có nhiều nét đặc trng thật đặc biệt. Đầu tiên phải kể đến: “Pồi” (Bồi) là món ăn đặc sản ở vùng này, rồi có ôốc, bún phở, vải thì rất nhiều…Phải nói rằng “Pồi ôốc” (Bồi ốc) là món ăn đặc sản không thể thiếu trong Chợ Sạt.

Chế biến “Cơm Pồi” là nghề chế biến “cơm” ăn hằng ngày hết sức vất vả của ngời Nguồn. Nguyên liệu chủ yếu ngày xa là “sậu” (ngô) hoặc là “thoóc” (lúa), ngày nay có thêm sắn, gạo. Dụng cụ làm cơm pồi gồm cối, chày, mẹt, sẩy, dần, nồi…

Cách làm: Nấu nớc sôi lên bắc xuống, cho ngô vào ngâm vài ba tiếng đồng hồ, rồi vớt ra để ráo nớc, bỏ vào cối giã; Tiếp theo tiến hành dần lấy bột, rồi thấm nớc lã nhồi kỹ, đánh tơi ra, bỏ vào “nghè hôông” (chõ đồ), rồi đổ nớc vào, lấy mo chuối vấn quanh miệng; Sau đó bắc lên bếp và tiến hành đun lửa cho chín thành “cơm pồi”…Nếu lúa thì xay bỏ bớt trấu ngâm nớc nóng để ráo, giã dần lấy bột rồi làm tiếp nh làm “pồi” bột ngô. Nay thêm sắn vào và sắn là chủ yếu. Công cụ để làm cơm Pồi còn có thêm bàn mài, bàn ép. Đầu tiên đào sắn tơi về rửa sạch, bóc vỏ đi rồi tiến hành mài sắn, sau đó trộn với bột ngô và bột gạo nhồi kỹ, đánh tơi rồi tiếp tục làm nh làm “pồi” bột ngô. Cứ mỗi ngày hai bữa ăn thì phải hai lần “tâm pồi” (giã ngô, giã lúa lấy bột). Công việc bóc sắn, mài ép sắn và “xôi pồi” (đồ cơm pồi) hết sức vất vả. Công việc này chủ yếu là của ngời phụ nữ, của ngời vợ. Cho nên ca dao nguời Nguồn mới có những câu ca chan chứa tình yêu nam nữ:

“Trời ma dác chẳn quen hồi

Eng khôông lế cấy, ai tâm pồi cho eng ăn?” (Trời ma nớc chảy quanh hồi

Anh không lấy vợ, ai giã bồi cho anh ăn?).

Đối với ngời Việt, ốc thờng đợc chế biến dới dạng luộc cả con rồi lấy kim hoặc gai khều ăn chấm với nớc mắm gừng. Cũng có trờng hợp, sau khi luộc và khều xong thì đem thịt ốc nấu canh chua hoặc nấu với chuối xanh…Nh vậy, mới chỉ vài nét sơ bộ ta cũng dễ dàng nhận thấy, các món ăn của ngời Nguồn cũng rất đa dạng không kém phần các món ăn của các tộc ngời khác. Ăn uống đợc coi là một trong những lĩnh vực văn hóa vật chất thể hiện đợc nhiều nét đặc trng văn hóa tộc ngời. Với ngời Nguồn, ăn uống hiện tại mặc dù đã có nhiều thay đổi, nhng bên cạnh đó vẫn duy trì đợc rất nhiều món từ thời ông cha. Ngoài ra cung cách ăn uống cũng vậy, đã có sự thay đổi về chất; Chẳng hạn cả gia đình quây quần trong một mâm cơm, khách nam cũng nh khách nữ đều ngồi ăn cùng mâm với chủ nhà…Tất nhiên, nếu trực tiếp quan sát các món ăn hàng ngày của họ hoặc dựa theo lời kể của các cụ ngời Nguồn ở nhiều địa phơng khác nhau thì vẫn có thể phác hoạ một số nét đặc trng trong ăn uống của họ trớc đây, vẫn nhận biết đợc những món gì mà đến nay nhóm ngời này duy trì.

Đối tợng đi hội chợ Rằm tháng Ba của ngời Nguồn là u tiên cho trẻ em và thanh niên nam nữ ngoài vui chơi, giao duyên thì theo ngời già ngời Nguồn nói là để học “puôn pán mần ăn” (buôn bán làm ăn). Vì nh các cụ cao niên nói lại với con cháu: “có buôn bán mần hay tính toán, hay tính toán mần hay mần tở có cái mà ăn, mà vang” (có buôn bán mới biết tính toán, biết tính toán mới biết làm ăn để có cái ăn, cái mặc).

ở hội chợ Rằm không có trẻ em từ các tộc ngời khác ở xa đến, trẻ em ngời Nguồn ở gần chợ Rằm đợc cha, mẹ cho tiền đến hội chợ Rằm để ăn uống, vui chơi thoả thích và mua đồ chơi theo sở thích; Nếu xa chợ Rằm thì đợc cha mẹ đi chợ mua quà bánh và đồ chơi về. Thanh niên nam nữ ngời Nguồn đến chợ Rằm vui chơi, đàn đúm, giao duyên với nhau. Nhiều cặp nam nữ thanh niên ngời Nguồn ở xa nhau “vạn dặm” đã thành vợ chồng cũng từ hội chợ Rằm tháng Ba. Thêm nữa, ngời ta đến hội chợ Rằm tháng Ba để đợc gặp lại “bạn quen” cũ, hàn

huyên và thởng thức lại điệu đàn, câu đúm mà trớc đây mình có một thời đã hát với nhau…Hội chợ Rằm tháng Ba thờng hấp dẫn thanh niên các dân tộc gặp gỡ, hẹn hò, ca hát làm say đắm tình ngời mà mỗi năm chỉ có một lần. Chính vì thế mà trong dân gian ngời Nguồn mới có lu truyền lại cho con cháu hôm nay rằng:

“Thà rằng tau ốm mà nằm

Khôông ai má lác chợ Rằm tháng Ba” (Thà rằng đau ốm mà nằm

Không ai mà bỏ chợ Rằm tháng Ba).

Có thể nói rằng: lễ hội Rằm tháng Ba, bên cạnh ý nghĩa tín ngỡng tâm linh, là dịp để cộng đồng các dân tộc Quảng Bình nói chung, c dân vùng Minh Hóa nói riêng đợc gặp nhau chuyện trò, trao đổi, giao duyên, là kỳ hạn mang tính cộng đồng sâu sắc, là sự phô diễn những nét văn hóa độc đáo của một vùng quê văn hóa. Chính vì lẽ đó mà nó vẫn mãi mãi trờng tồn dù chỉ là trong tâm thức hay chỉ thông qua truyền miệng.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội của người nguồn ở huyện minh hoá quảng bình (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w