Cơ sở khoa học để xác định

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội của người nguồn ở huyện minh hoá quảng bình (Trang 63 - 74)

Căn cứ Nghị quyết Trung ơng Đảng trong luật di sản văn hóa. Ngày 29/6/2001 luật di sản văn hóa đã đợc Quốc hội nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua. Luật di sản văn hóa có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002, gồm bảy chơng với 74 điều. Trong đó ở chơng III: “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể” [14; 20].

Nội dung: ở điều 17:

“Nhà nớc khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, su tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu văn hóa di sản phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.

Rồi ở điều 21 nêu rõ: “Nhà nớc có chính sách và tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc ở Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.

Tiếp theo điều 22 qui định: “Nhà nớc và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc, bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hóa của nhân dân”.

Hay ở điều 25 nói rõ: “Nhà nớc tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thơng mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội”.

Hay là: “Những chính sách khuyến khích việc su tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xớng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lu truyền trong nớc và giao lu với nớc ngoài” …

Thực tế cho thấy, khó có thể nói đến một lễ hội dân gian mà không đề cập đến tín ngỡng dân gian, không có tín ngỡng bất thành lễ hội. Vì ở đó là nơi chứa đựng, giải toả những ớc muốn về tâm linh, là sự lặp lại sự cân bằng trong các quan hệ nhiều chiều: ngời với ngời, ngời với vạn vật, ngời với thần linh, ngời với vũ trụ …Đó chính là triết lý Phơng Đông nói chung, Việt Nam nói riêng về trời , đất và con ngời với ớc mong thiên thời, địa lợi, nhân hòa … Không có

những yếu tố ấy thì lễ hội chỉ mang tính hình thức, thiếu tính bền vững. Việc duy trì hoặc loại bỏ bất kỳ một sắc thái nào trong lễ hội đều phải tuân thủ tính chọn lọc, thừa kế, bổ sung nhng thật khách quan với tinh thần di phong dịch tục. Để cho các lễ hội mà đặc biệt nhấn mạnh là lễ hội Rằm tháng Ba của ngời Nguồn để nó tồn tại và phát triển bền vững thì cũng phải tuân thủ theo tất cả những nguyên tắc ấy.

Thực tiễn vừa qua lãnh đạo huyện, các ngành chức năng trong đó có vai trò tham mu tích cực của Ngành văn hóa thông tin huyện Minh Hóa đã và đang tìm nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, nâng lên giá trị các lễ hội của ngời Nguồn, và đặc biệt quan tâm việc phục hồi lễ hội lớn nhất của ngời Nguồn – lễ hội Rằm tháng Ba - nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân cũng nh mong muốn lu giữ và bảo tồn nét văn hóa truyền thống mang tính dân gian của một vùng quê giàu bản sắc văn hóa, song vấn đề này khá nan giải vì có nhiều ý kiến cha đồng nhất.

Theo tìm hiểu, nghiên cứu đợc biết, về lễ hội Rằm tháng Ba thì những dạng thức tổ chức trong phần hội đã đợc phục hồi và bổ sung thêm phần sinh động, phong phú nhng vẫn giữ đợc nét cổ truyền. Song nó chỉ mới đáp ứng phần nào nhu cầu giải trí là chủ yếu. Trên thực tế lại có nhiều hoạt động mang tính tự phát, lắp ghép đã đợc tạo thành gợng gạo thiếu hòa nhập. Sinh hoạt văn hóa Chợ (Chợ Sạt trớc đây) là một sự phô diễn những nét dặc trng của phần hội, là sự giao lu văn hóa của cộng đồng các tộc nguời Minh Hóa và các vùng lân cận trớc đây hầu nh không còn lu giữ đợc là bao. Chợ Quy Đạt ngày nay nhiều lúc chẳng khác gì bất cứ một chợ nào khác, chỉ nhận biết sự khác biệt thông qua ngôn ngữ, và một số nét văn hóa ẩm thực. Vả lại, một thực tế nữa là đối với lễ hội lớn nhất của ngời Nguồn, lễ hội Rằm tháng Ba đẹp đẽ đến nh thế, đặc biệt đến nh thế, vậy mà trong phần Lễ của lễ hội này lại ngày càng bị mờ nhạt, bỏ qua những lễ nghi quan trọng trong lễ hội Rằm tháng Ba đáng quý này. Bởi phần nào cha xác định đợc “Tín ngỡng, tâm linh” và “tích”, “tuồng ” của lễ hội. [35; 17].

Dân gian có câu “có tích mới dịch nên tuồng”, vậy lễ hội Rằm tháng Ba không thể có “tuồng” mà không có “tích”. Dù là bằng truyền miệng, không thành văn,

song tâm thức của nhiều ngời dân Minh Hóa (nhất là bậc cao niên) đều có “tích” và có “tuồng”, đây là t liệu “vẫn còn trơ trơ”, là t liệu quý để lễ hội Rằm tháng Ba – một lễ hội lớn nhất của ngời Nguồn sẽ đợc phục hồi, sẽ đợc bảo tồn và phát huy mang tính bền vững theo đúng nghĩa của nó.

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt, mang tính cộng đồng, một hình thức thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của một vùng đất và của nhiều ngời trong một địa bàn dân c mang tính tự giác; Vì vậy, nên chăng nếu nhân dân đã tự giác, thành tâm tổ chức lễ hội trên “tích” và “tuồng” ấy thì các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện cho nhân dân đợc chủ động tổ chức lễ hội trên các nguyên tắc của quy chế lễ hội đã đợc ban hành mà nhà nớc chỉ làm chức năng hớng dẫn, quản lý. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tôn trọng những nghi thức, sự tích, truyền thuyết trong đời sống tâm linh của nhân dân vốn đã tạo dựng cho lễ hội có sức sống bền vững, tránh sự áp đặt, ép buộc, hoài nghi, hay đa vào những tình tiết mang tính chủ quan theo hớng cách tân, vội vã làm cho lễ hội biến dạng. Vì lẽ đó mà chúng ta phải nhận thức đúng để rồi có hớng bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp thông qua các lễ hội mà cụ thể ở đây là lễ hội Rằm tháng Ba – một lễ hội lớn nhất của cộng đồng tộc ngời Nguồn thuộc huyện Minh Hóa.

Đó là nhận thức, trong lễ hội thì cần chú ý phần rớc. Nói lại “Rớc” trong lễ hội Rằm tháng Ba chính là một cuộc du xuân thành kính mà đã đợc trình bày kĩ trong phần trớc. Trong lễ rớc nào cờ, lọng, kiệu, trống, chiêng rộn rã, vui nhộn nhng không kém phần cổ kính, phản ánh những nét văn hóa xa, tôn vinh cái cổ kính trong văn hóa hiện đại, là phần tâm linh có khả năng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia làm nên phần hồn của lễ hội.

Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức các hoạt động lễ hội với trùng tu, tôn tạo di tích, đây là một bộ phận không thể thiếu của lễ hội. Di tích là nơi thờ tự các đấng thần linh, chứa đựng trong nó những yếu tố lịch sử huyền thoại, là lý do để tổ chức lễ hội. Vì vậy, việc để nhân dân tự phục chế lại đền Thác Pụt trong lễ hội Rằm tháng Ba nh nguyện vọng của nhiều ngời cũng là cần thiết vì tính biện chứng giữa di tích và lễ hội. Tuy nhiên, tránh tuỳ tiện trong việc trùng tu tôn tạo và phục hồi di tích. Có nh vậy, lễ

hội mới mang đầy đủ ý nghĩa vốn có của nó, hạn chế đợc tình trạng buôn thần, bán thánh nh một số lễ hội ở nớc ta hiện nay đã xảy ra.

Quảng Bình nói chung, huyện Minh Hóa nói riêng đang chuyển mình trong sự phát triển về nhiều mặt, trong đó có văn hóa. Bên cạnh chiều hớng phát triển tiến bộ, văn minh của nhân loại thì tình trạng mất dần những giá trị văn hóa truyền thống nhất là nét đẹp văn hóa vùng đông đảo cộng đồng các tộc ngời cùng sinh sống ở Minh Hóa là vấn đề đáng lo ngại mà nguyên nhân của nó là sự pha trộn thiếu đợc chuẩn bị. Vì vậy, “việc phục hồi lễ hội là sự biểu hiện chấn hng văn hóa dân tộc…Nhng nếu chỉ quan niệm “xã hội hóa” và để mặc mạnh ai ngời đó làm, thiếu sự hớng dẫn, quản lý của Nhà nớc bằng quy chế, luật lệ … nhất định chúng ta sẽ gánh những hậu quả khó lờng...” [35; 17].

Hy vọng rằng ngay bây giờ và trong tơng lai chúng ta phải luôn luôn phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa của tất cả các lễ hội mà đối với ngời Nguồn thì đặc biệt là lễ hội Rằm tháng Ba. Cần phải hiểu đúng, nhận thức đúng để rồi tổ chức nghiên cứu, su tầm, giới thiệu đầy đủ, trọn vẹn về lễ hội lớn nhất của tộc ngời Nguồn này. Hơn nữa, trong tơng lai hy vọng lãnh đạo huyện cũng nh cấp tỉnh, nên tái tạo, xây dựng lại khu bàn thờ Thác Pụt, xây dựng lại nhà thờ đã bị chiến tranh tàn phá, để rồi khôi phục lại toàn bộ những nghi thức trong phần Lễ của lễ hội Rằm tháng Ba thêm hoàn chỉnh và đúng “Tích”, “Tuồng” của nó. Cũng có thể để rồi tạo thành khu cảnh quan du lịch đợc mọi ngời quan tâm và là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phơng trong lễ hội Rằm tháng Ba – Minh Hóa.

Vùng đất huyện Minh Hóa liền một dải với Kẻ Bàng – Phong Nha. Vì vậy, trên con đờng xây dựng và phát triển du lịch văn hóa sinh thái, nhân văn Phong Nha – Kẻ Bàng và Bắc miền Trung, trong “Danh mục, đề tài: Nghiên cứu và bảo tồn những giá trị văn hóa các dân tộc vùng Phong Nha – Kẻ Bàng” [31; 44]. Chúng ta thấy có điểm giá trị văn hóa đến hẹn lại lên hàng năm là lễ hội Rằm tháng Ba đậm đà bản sắc dân tộc của ngời Nguồn đang cần đợc du khách cả nớc trân trọng, su tầm, nghiên cứu kỹ chủ nhân đích thực của nó để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian truyền thống bền vững đúng nghĩa

của nó. Góp phần mở mang và phát triển Du lịch ở huyện Minh Hóa và của tỉnh Quảng Bình hiện nay thêm phong phú.

3.2.2. Định hớng bảo tồn và phát huy

Lễ hội không phải là một hiện tợng văn hóa nhất thành, nhất biến. Lễ hội có biến chuyển, nó tiếp tục dòng chảy của nó và cải biến cho phù hợp với không gian và thời gian. Trên đà dòng chảy này, lúc này hay lúc khác, nơi này hay nơi kia tất nhiên có sự mô phỏng hay du nhập, sự đan xen văn hóa của các dân tộc trong nớc và nớc ngoài, cùng với sự tham gia của các niềm tin khác nhau, sự xử lý của các thành viên tham dự khác nhau. Cũng có nhiều lễ hội tổ chức không có quy củ, hoặc bị biến chất, do đó mà có thể bị nhiều sự can thiệp hay công kích. Nhng lễ hội vẫn cứ tồn tại, có lễ hội cổ truyền và cả những lễ hội mới ra đời, chứng tỏ cần có sự tồn tại này.

Thừa nhận sự trờng tồn của lễ hội, ta không quan niệm là có lễ hội để luyến tiếc quá khứ, để lui vào huyền thoại mà cô lập con ngời. Lễ hội cũng không phải tồn tại để cho con ngời từ trong cuộc sống xô bồ, quay ra tìm sự nhiệt tình với những cái gì huyền bí, những cảm giác bồng bềnh ngây ngất nhằm mục đích thoát ly cuộc sống. Lễ hội tồn tại, có sự tởng tợng về sự hiện diện các thần linh, các bí tích, nhng không phải là để tấn công khoa học, để đi ngợc chiều với những xã hội mới nh xã hội hậu công nghiệp.

Hôm qua, hôm nay và cả mai sau nữa, dù xã hội biến chuyển đến thế nào thì con ngời vẫn đi tìm một nguyên tắc tổ chức sống. Sự thay đổi, sự đảo lộn là bình thờng, con ngời tiếp nhận và sống với những biến cố ấy, rất cần thiết cho một sự cân bằng. Cá nhân trong xã hội nguyên thủy cần có sự cân bằng để thích nghi và biến đổi theo đà tiến hóa. Những nghi lễ, hội hè cổ sơ đã giúp vào sự cân bằng ấy, tạo nên điểm bảo tồn lành mạnh trớc nhiều thay đổi ngạc nhiên và là thay đổi không cuỡng lại đợc. Có lẽ nhân loại giờ đây cũng đang sống trong hoàn cảnh tơng tự. Khoa học phát minh ngày một nhiều, ngành công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ sẽ đa dạng hóa các giá trị và đẩy con ngời vào một sự lựa chọn cũng gấp gáp, cũng đa dạng không kém. Lễ hội là cần thiết trong tình hình đảo lộn nh vậy, để góp phần xây dựng sự liên tục trong các thay đổi văn minh. Lễ hội, qua những chi tiết nhỏ, mà có sức mạnh, tình cảm lớn, sẽ tạo nên

một thứ ngôn ngữ thi vị hóa có lợi cho tâm thức con ngời, vẫn hợp với khẩu vị của nhu cầu môi sinh mới. Trong sự hỗn độn vì quá nhiều giá trị, lễ hội có thể giúp vào việc chống lại sự thả lỏng những lực lợng tàn bạo hoặc những hành động quá đà. Lễ hội có thể hợp nhất xã hội, đề phòng các hiểm hoạ phi đạo đức, chống lại những tác động tiêu cực sinh ra do những biến đổi tất nhiên.

Vấn đề quan trọng ở đây là để bảo tồn cũng nh phát huy các giá văn hóa một số lễ hội của ngời Nguồn thì đúng nh đồng chí Lê Hồng Phi, Giám đốc sở Văn hóa – Thông tin Quảng Bình đã nói là phải xác định đúng “Tín ngỡng”, đúng “Tích” và “Tuồng” của các lễ hội đặc biệt là lễ hội lớn nhất của ngời Nguồn – Lễ hội Rằm tháng Ba.

Muốn vậy, bản thân tôi có một vài định hớng một vài suy nghĩ về vấn đề này nh sau:

Đầu tiên là việc tổ chức lực lợng su tầm, nghiên cứu kỹ cho hoàn thiện các lễ hội của ngời Nguồn đặc biệt nhấn mạnh về “Tích” và “Tuồng” của lễ hội Rằm tháng Ba của ngời Nguồn – Minh Hóa. Vì nh tác giả Lê Hồng Phi nói “Đây là t liệu quý để lễ hội Rằm tháng Ba đợc phục hồi trở lại mang tính bền vững đúng nghĩa của nó” [35; 17]. Cũng từ đây mà khắc phục tình trạng “có nhiều ý kiến cha đồng nhất” để lãnh đạo huyện Minh Hóa có cơ sở khoa học tin cậy, lập tờ trình xin Tỉnh và Trung ơng công nhận lễ hội Rằm tháng Ba của ngời Nguồn là Di sản văn hóa của tỉnh và của quốc gia; Cũng nh có đề án lập tờ trình xin Tỉnh và Trung ơng tôn tạo, sửa chửa, xây dựng lại khu bàn Thờ Thác Pụt gắn liền xây dựng cảnh quan du lịch văn hóa sinh thái Thác Pụt (Thác Bụt) ôông Ngoi (ông Ngoi) …

Thứ hai, lễ cúng cầu Pụt tại Thác Pụt và nhà Chùa cần phải đợc tôn tạo lại đúng nh nghi thức tết lễ trong lễ Rằm tháng Ba xa. Hoặc ngày nay nên tổ chức tởng niệm Pụt tại Thác Pụt, không nên sử dụng lễ làm chay có phần mang tính mê tín dị đoan.

Thứ ba, là việc tổ chức hội Chợ Rằm tháng Ba, xây dựng nhà bảo tồn, bảo tàng văn hóa vật thể và phi vật thể của huyện và phát động phong trào su tầm, đóng góp t liệu văn hóa vật thể và phi vật thể mà mình su tầm, thu thập đợc. Tạo cơ sở vật chất liên hoàn của lễ hội Rằm tháng Ba trong “Du lịch văn hóa - Sinh Thái” của huyện nhà nằm trong vùng du lịch văn hóa – sinh thái Phong Nha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Kẻ Bàng và Bắc miền Trung để thu hút khách tham quan nghiên cứu, làm ăn, vui chơi, giải trí góp phần mở mang du lịch của huyện nhà.

Tất cả những định hớng này còn đang ở dạng phác thảo, đề xuất và còn

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội của người nguồn ở huyện minh hoá quảng bình (Trang 63 - 74)