Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 87 - 91)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có một hình tợng nghệ thuật nào không có một không gian, thời gian nghệ thuật nhất định thể hiện.

Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể hiện đợc trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm,với chiều thời gian là hiện đại, quá khứ hay tơng lai. Tiểu thuyết chiến tranh trớc 1975 đợc xây dựng trên một nền không gian rộng lớn quen thuộc, gắn với kiểu thời gian nghệ thuật mang nét riêng của thời đại. Con ngời sống chủ yếu với thời gian của các biến cố, sự kiện dồn dập, cuốn hút nh một dòng thác lũ, ít khi quay lại với quá khứ hay những trạng thái tiếc nuối bởi quá khứ.

Sau 1975, cùng với nhiều bình diện đổi mới khác, thời gian nghệ thuật cũng đã đợc thay đổi. Xu hớng chung của tiểu thuyết sau 1975 là rút ngắn thời gian sự kiện và kéo dài thời gian tâm trạng. khi khai thác mối liên hệ quá khứ hiện tại, các tác phẩm đã sử dụng giải pháp nghệ thuật đó là đặt nhân vật vào những chiều thời gian khác nhau, đan cài giữa hiện tại và quá khứ, hôm qua và hôm nay để làm nỗi bật đời sống tinh thần và số phận của mỗi con ngời. Trong

thân phận của tình yêu nhân vật kiên sống giữa hai miền thực ảo,đang ở hiện tại, kỷ niệm lại kéo tuột anh trở về với những tháng ngày xa xa. Bảo Ninh đã đa nhân vật Kiên lạc vào những miền ký ức rời rạc, đứt đoạn về quá khứ bi thơng của thời đại mình. Toàn bộ tiểu thuyết là những dòng suy nghĩ triền miên, chồng lớp nh muốn cuốn con ngời vào một dòng xoáy không thể nào có thể dứt ra đợc. Có thể nói sự gia tăng thời gian tâm lý đã cho phép nhà văn có điều kiện quan tâm nhiều hơn dến những vấn đề tâm lý riêng t của con ngời cũng nh những bi kịch trong đời sống cá nhân.

Cùng với sự gia tăng của thời gian tâm lý, một điều dễ nhận thấy trong văn học chiến tranh sau 1975 là sự xuất hiện với mật độ cao của thời gian quá khứ bên cạnh thời gian hiện tại. Nhân vật không còn sống với thời gian sự kiện tuyến tính mà luôn sống trong sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Với sự xuất hiện đậm đặc của thời gian quá khứ, dờng nh nhà văn muốn khẳng định một điều rằng: Mặc dù chiến tranh đã kết thúc dân tộc đã dợc thống nhất trong khúc ca khải hoàn nhng nó vẫn là một nỗi ám ảnh nhức nhối đối với những ngời đã từng đi qua chiến tranh. Họ không thể bình tâm với cuộc sống mới, cài dòng hài niệm về quá khứ vẫn đau đáu day dứt khôn nguôi. Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng)

vẫn một mình lụi hụi lội ngợc dòng tìm về quá khứ để kiếm tìm một sự thật đã làm anh không nguôi nỗi khắc khoải trong suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời. Kiên (Thân phận của tình yêu) chủ yếu sống với thời gian quá khứ, với tiếng bom rung đạn nổ, với những cái chết đau đớn, những cơn ma rừng triền miên ớt át, những thiếu thốn kham khổ, ký ức cứ ngồn ngộn hiện về dù bất

kể là ngày hay đêm, đang đi trên đờng hay ở nhà, tuồng nh đối với Kiên cuộc chiến cha bao giờ khép lại. Kiên luôn phải sống đồng hành cùng hai mảnh đời quá khứ và hiện tại, quá khứ làm anh tự hào cũng làm anh đau đớn, ký ức của Kiên lại gắn với “đêm” - nơi mà ngời ta có thể sống thật với chính con ngời mình nhất: Bóng đêm, đêm hè, đêm ác mộng, đêm ma, đêm Hà Nội lung linh, đêm hoang vu, đêm thức trắng... thời gian luôn bị đứt đoạn không xác định, nhân vật chìm nhoà trong mớ ký ức về quá khứ. Với Linh (Vòng trong bội bạc)

cũng luôn sống bằng những mảnh vụn của quá khứ chắp nhạnh lại. Thực tại đầy những bất trắc, sự bất lực trớc những tha hoá biến chất của con ngời đã làm cho Linh cạn kiệt niềm tin và quá khứ chính là nơi cứu rỗi, là sợi dây vớt vát lại niềm tin về cuộc đời cho anh. Thời gian quá khứ cũng đợc trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm. Chính quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn anh, hối thúc anh phải bảo vệ công lý, bảo vệ con ngời lơng thiện, thủ tiêu cái ác.

Với Thu (Nớc mắt đỏ) thờng xuyên lạc bớc vào mảnh đất của quá khứ, những tháng ngày đau thơng nhng cũng tràn đầy lãng mạn khi tình yêu giữa cô và Dong đợc nảy nở từ những khói lửa khốc liệt của chiến tranh. Mối tình ấy giờ đây trở thành sự nuối tiếc đến quay quắt trong Thu từng đêm. Thu thờng xuyên phải sống trong cái lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại. Khoảng thời gian đợc miêu tả nhiều nhất là thời gian đêm tối - khoảng thời gian mà mọi ngời đoàn tụ quây quần bên mâm cơm trong sự ấm áp, thì Thu chỉ có một mình. Ngày tháng dằng dặc trôi qua trong đời Thu với sự cô đơn vây bủa, với sự lạnh lẽo của bóng đêm. Trong đêm đen dờng nh nỗi đau càng trở nên căng phồng, nhức nhối rồi nứt toác ra trong một cái rùng mình đau đớn. Thời gian đêm đợc lặp đi lặp lại nhiều lần trong căn phòng bé nhỏ của Thu đã cho ngời đọc thấy đ- ợc sự cô đơn thăm thẳm đến tận cùng của một ngời phụ nữ rất đáng đợc hởng hạnh phúc, nhng lại bị chiến tranh vĩnh viễn tớc đoạt mất. Hành trình của chị vẫn mãi là hành trình mang âm hởng cô đơn.

Bên cạnh việc xây dựng thời gian quá khứ nh một phơng tiện biểu hiện sự tiếc nuối, các cây bút tiểu thuyết luôn đặt quá khứ trong quan hệ đối sánh với hiện tại. Thủ pháp đồng hiện thời gian với những mảng quá khứ hiện tại đan xen đã tạo nên một sự thay đổi độc đáo trong kết cấu tiểu thuyết thời kì này. Hầu hết các tiểu thuyết đợc viết theo dòng hồi tởng của nhân vật (thời gian phi tuyến tính). Các tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc, Nớc mắt đỏ, Phố... đều đợc kết cấu theo thời gian mô hình: tác phẩm bắt đầu bằng bối cảnh hiện taị, toàn bộ bức tranh hiện thực của quá khứ đều đợc nhân vật hồi tởng lại từ thời điểm hiện tại để tạo nên kiểu thời gian quá khứ trong hiện tại. ở Thân

phận của tình yêu, Bảo Ninh không chỉ tạo nên dòng thời gian quá khứ trong hiện tại, mà còn viết về chiến tranh, số phận con ngời bằng mô hình thời gian quá khứ trong quá khứ, hồi tởng trong hồi tởng. Sử dụng thủ pháp đồng hiện thời gian các nhà tiểu thuyết đã tạo nên một sự đối sánh giữa quá khứ và hiện tại, từ đó phát hiện ra sự thăng trầm của số phận con ngời. Trong quá khứ Hai Hùng, Kiên, Ba Thành, Sáu Nguyện là những con ngời rắn rỏi tràn trề sinh lực thì trong hiện tại họ chỉ là lão già ốm o và sầu muộn, không vợ con, phải vật lộn với cuộc sống quá đỗi nhọc nhằn. Trong quá khứ Thu là một cô gái có nhan sắc, đã từng đợc yêu và có ngời yêu thì trong hiện tại lại không chồng, không con. Với thủ pháp đồng hiện thời gian nhà văn đã tái hiện đợc rất nhiều chặng đờng khác nhau của nhân vật. Với họ quá khứ bao giờ cũng là nơi nâng đỡ tâm hồn, giúp họ bớt cô đơn và tìm lại niềm tin vào cuộc sống. Vì thế hầu hết các nhân vật đều làm cuộc hành hơng ngợc dòng về thời gian quá khứ, trở về với những tín điều tốt đẹp thiêng liêng nhất của một thời trận mạc. Với thời gian phi tuyến tính các nhà văn đã có điều kiện để tạo dựng sự đối lập giữa quá khứ và hiện tạo để đi đến sự khám phá tận cùng số phận đời t, con ngời cá nhân với bi kịch thời hậu chiến. Nếu tiểu thuyết thời kì chiến tranh vận động theo dòng chảy của thời gian lịch sử, thì tiểu thuyết chiến tranh hôm nay lại đi vào nhận thức suy nghiệm để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan chân thực hơn.

Với mô hình thời gian, không gian khác nhau các trang tiểu thuyết sau 1975 đã bao quát đợc phạm vi phản ánh hiện thực, đi sâu vào bi kịch cá nhân của từng con ngời. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 đã chứng tỏ sự sáng tạo tìm tòi của các nhà văn với mong muốn đem đến cho ngời đọc một cái nhìn toàn diện về cuộc chiến tranh đã qua.

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính trong tiểu thuyết việt nam sau 1986 (Trang 87 - 91)